giải pháp sau:
Việc giới thiệu ứng viên để bầu vào cấp ủy cần có ý kiến rộng rãi của từng chi bộ. Thậm chí, có thể mở rộng để quần chúng giới thiệu. Trong đại hội, trước khi bầu cấp ủy mới cần chỉ rõ tiêu chuẩn cấp ủy viên, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của từng ứng viên để đại biểu có sự lựa chọn đúng đắn, tránh chủ quan cảm tính.
Trong q trình hoạt động của cấp ủy cơ sở, cần nhanh chóng thay thế đối với những cấp ủy viên yếu về năng lực, kém về phẩm chất, hoạt động ít hiệu quả hoặc khơng hoạt động, vi phạm tư cách, thối hóa, biến chất... nhằm đảm bảo sự hoạt động đều tay của cấp ủy.
Hai là, nâng cao năng lực và phát huy vai trị của bí thư.
Bí thư cấp uỷ là hạt nhân chủ chốt, người chịu trách nhiệm cao nhất của đảng uỷ. Bí thư phải là người tiêu biểu nhất của đảng bộ, phải có bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của cấp trên vào thực tiễn cơ sở; chủ động xây dựng, chỉ đạo điều hành đảng bộ; có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, nghị quyết; có tác phong khoa học, dân chủ, tập thể; có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm; phải sâu sát thực tế cơ sở, gắn bó với nhân dân, có năng lực làm cơng tác quần chúng; có uy tín và khả năng quy tụ, đoàn kết trong cấp ủy, trong đảng bộ và quần chúng.
Ba là, ra nghị quyết đúng đắn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát tốt.
Để ra nghị quyết đúng đắn, cấp ủy cơ sở phải am hiểu lý luận, nắm vững nghị quyết của Trung ương và đảng bộ cấp trên; phải am tường chính sách, pháp luật của nhà nước; phải hiểu rõ thực tiễn và những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn tại cơ sở của mình; phải xuất phát từ ý chí nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Trên cơ sở có nghị quyết đúng đắn, đảng ủy có kế hoạch và chương trình hành động để thực hiện nghị quyết. Trong q trình đó phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết; qua đó kịp thời phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xử lý những trường hợp sai sót hoặc vi phạm và rút kinh nghiệm kịp thời.
Bốn là, xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học.
Tác phong làm việc khoa học của cấp uỷ và người lãnh đạo được thể hiện qua những yếu tố: biết xây dựng và kiên trì thực hiện đúng quy chế hoạt động của cấp uỷ, người lãnh đạo, ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết; lập kế hoạch chương trình cơng tác; tổ chức thực hiện kế hoạch, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm; có tinh thần, thái độ độc lập, tự chủ, trung thực, nghiêm túc, sáng tạo; có cách thức, phương pháp làm việc khoa học, phù hợp, nắm vững thực chất sự việc, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan, có tầm nhìn xa, sâu rộng…
Để làm việc một cách khoa học và có lề lối nghiêm túc cần phải xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở. Từng cấp ủy viên cần nắm vững những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của mình của các cơ quan lãnh đạo tập thể để thực hiện cho đúng. Tất cả đảng viên trong đảng bộ cơ sở cũng phải hiểu biết quy chế để thực hiện đúng trong quan hệ cơng tác và hoạt động. Cấp ủy và bí thư đảng ủy cơ sở nắm vững và làm việc theo quy chế, đồng thời thường xuyên nhắc nhỡ, điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong thực hiện quy chế.
Năm là, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở.
Phát huy dân chủ, công khai trong họp cấp ủy, bảo đảm cho từng cấp ủy viên và đảng viên được phát biểu ý kiến. Cấp ủy đảng cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến cấp dưới, ngăn ngừa và kiên quyết chống những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, truy chụp, nể nang, thiếu trung thực;
không định kiến, thành kiến với những người có ý kiến bảo lưu. Cùng với các cấp trên, cấp ủy cơ sở phải thường xuyên và nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế theo tinh thần NQTW(khóa XI).
Sáu là, đào tạo căn bản, bồi dưỡng định kỳ cho cấp ủy viên.
Để nâng cao trình độ, năng lực, phong cách làm việc khoa học của cấp ủy đảng ở cơ sở, trước hết các cấp ủy viên đã phải được đào tạo một cách căn bản để đạt tiêu chuẩn. Sau đại hội, cần thiết mở ngay các lớp bồi dưỡng và trong nhiệm kỳ cũng cần nhiều lớp bồi dưỡng. Cần có những lớp riêng dành cho bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ để bổ sung những tri thức mới trong lý luận và tổng kết thực tiễn, những vấn đề mới trong đường lối, chính sách; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành, kỹ năng tác nghiệp trong từng chức danh cụ thể của từng cấp ủy viên; đặc biệt cần có những báo cáo điển hình của một số cấp ủy cơ sở khác để người học tham khảo; thông qua các lớp bồi dưỡng cũng rèn luyện thêm phong cách làm việc khoa học và kỷ luật, kỷ cương cho các cấp ủy viên của đảng bộ cơ sở./.
Câu 1 (BÀI 1): Anh (chị) hãy phân tích thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng anh chị đang sinh hoạt từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Hãy đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đang sinh hoạt trong thời gian tới
Câu 2 (BÀI 2): Thực trạng công tác kết nạp đảng viên ở TCCSĐ đang sinh hoạt. Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên trong thời gian tới.
Câu 2A (BÀI 2): Nội dung công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Liên hệ thực tiễn. Câu 2B (BÀI 2)- BỔ SUNG: Nội dung công tác đánh giá chất lượng đảng viên. Liên hệ thực tiễn
Câu 3 (BÀI 3): Làm rõ vai trò của cán bộ cơ sở. Theo đồng chí cán bộ cơ sở địa phương, đơn vị đang cơng tác đã làm tốt vai trị của mình chưa? Vì sao
Câu 4 (BÀI 4): Phân tích các bước (quy trình) tiến hành sinh hoạt chi bộ hiện nay? Liên hệ ở chi bộ đồng chí đang sinh hoạt?
Câu 5 (Bài 6): Làm rõ phương thức công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng? Liên hệ nội dung này tại đảng bộ, chi bộ đồng chí đang sinh hoạt?
Câu 6 (BÀI 8): Hãy liên hệ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy nơi đồng chí đang sinh hoạt. Qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng cấp ủy đó trong thời gian tới.