2. Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư
2.3. FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư
Hàng hóa và thị trường là hai yếu tố cơ bản của hoạt động ngoại thương. Các nước muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì phải mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Cần lưu ý, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu khơng chỉ có nghĩa là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lí mà cịn là mở rộng dung lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đối với từng thị trường.
Nghiên cứu của khoa kinh tế trường đại học Westem Michigan 2002 về mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế dựa hên số liệu tổng họp từ các nước nhận đầu tư trực tiếp của Nhật Bản kết luận rằng FDI hướng tới phục vụ các thị trường khác nhau có tác động khác nhau đến thị trường xuất nhập khẩu nước nhận đầu tư.
Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư phụ thuộc vào thị trường mục tiêu mà hoạt động đầu tư này hướng tới. Tùy thuộc nhóm thị trường mà nó phục vụ, dịng FDI đó sẽ khơng hoặc có khả năng làm gia tăng phạm vi thưomg mại quốc tế của nước nhận đầu tư ở mức độ nhiều ít khác nhau.
Các nhóm thị trường gồm có: (1) thị trường nước chủ đầu tư, (2) thị trường
Khóa luận tơt nghiệp - 2010
2
nước nhận đầu tư, (3) khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và (4) các thị trường khơng mang tính khu vực hoặc kết họp các thị trường trên.
- Neu thị trường mục tiêu của FDI là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hàng hóa sau khi sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư vào nước nhận đầu tư sẽ tăng lên, tiếp đó tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên. FDI làm tăng thương mại giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.
- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là nước nhận đầu tư, hàng hóa do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra sẽ được tiêu thụ ngay ở nước nhận đầu tư, giúp giảm tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước nhận đầu tư.
- FDI nhằm vào thị trường khu vực lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu FDI loại này chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu FDI thì thị trường khu vực trên có thể sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước nhận đầu tư.
- Tác động của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư sẽ là tổng hợp những tác động của 3 nhóm trên.
Khóa luận tơt nghiệp - 2010
2
Như vậy trong từng trường hợp, FDI có khả năng làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của nước chủ đầu tư đối với từng khu vực thị trường khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư, nhất là thị trường xuất khẩu bởi xu hướng phát triển của FDI trong giai đoạn này đang là FDI hướng về xuất khẩu. Thơng qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới bởi bên cạnh các lợi thế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp nước ngồi đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn. Hàng hóa của doanh nghiệp có FDI có thể qua mạng lưới này xâm nhập vào cả những thị trường khó tính, địi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa, như khu vực thị trường các nước phát triển gồm Mĩ, Nhật Bản, EU...
Một tác động tích cực khác của FDI đến thị trường xuất nhập khẩu của các nước nhận đầu tư đó là, các chủ đầu tư có nhiều khả năng và kinh nghiệm trong việc tìm thị trường để tiêu thụ, cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, điều này giúp các doanh nghiệp có FDI của nước nhận đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và những biến động của thị trường thế giới.