Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Flash (11) (Trang 44 - 48)

I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay

b. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Năm 2009, thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong đó, tỉ trọng nhập khẩu từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.

Theo nghiên cứu tổng hợp của www. busỉness-ỉn-asỉa.com về thương mại

Việt Nam, trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn trong trạng thái thặng dư với 159 nước, bao gồm Mĩ, úc, Anh, Phillipines, Đức... trong khi luôn ở trạng thái thâm hụt với 47 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Thụy Sĩ, An Độ...

1.4. Ctf cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kỉnh tế

Xét về giá trị xuất khẩu, năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 3,97 tỉ USD, năm 2008 đạt 28 tỉ USD, tăng 7 lần sau 13 năm. Theo tính tốn dựa trên số liệu thống kê của Bộ Cơng Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước không đều qua các năm. Năm 1996, 1997 tăng trưởng nhanh ở mức 28% và 17%, năm 1998 chỉ tăng 3%. Năm 2000, 2001 tăng trở lại ở mức 12%, duy trì mức tăng 7% trong năm 2002, 2003. Giai đoạn từ 2004 trở lại đây mức tăng nhanh dần và đều qua các năm, năm 2008, giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng tới 35,5% so với năm 2007.

Năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chỉ đạt khoảng 1,47 tỉ USD nhưng đến 2008, sau 13 năm, con số này đã lên tới 34,5 tỉ USD, tương đương mức tăng tới 23,5 lần. Giai đoạn 1995-2000 mức tăng giá trị xuất khẩu của khu vực này qua từng năm rất cao, mỗi năm đều tăng trên 45%, duy nhất năm 1998 giá trị xuất khẩu không tăng so với năm trước. Năm 2001, giá trị xuất khẩu của khu vực này giảm 2% so với năm 2000, nhưng lấy lại đà tăng 43% vào năm 2004. Năm năm trở lại đây, tốc độ tăng khá ổn định, trung bình tăng 23% mỗi năm.

Nếu xét về tỉ trọng của từng khu vực trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1995, tỉ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước lên tới 73%, khu vực có

FDI chỉ chiếm 27 %. Năm 2009, theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của khu vực có FDI (kể cả dầu khí) đã dạt 29,9 tỉ USD, chiếm 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Có thể nhận thấy khu vực FDI đang có những đóng góp lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Giá trị nhập khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có FDI nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 1998 đến nay, nhưng không ổn đinh. Giai đoạn 2002 trở lại đây, giá trị nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng trung bình 22% mỗi năm, đối với khu vực kinh tế có FDI tốc độ tăng trung bình nhanh hơn là 28% mỗi năm.

Xét về tỉ trọng của mỗi khu vực trong tổng kim ngạch của cả nước, số liệu thống kê của bộ Công Thương trong bảng sau cho thấy, tỉ trọng của khu vực kinh tế

Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương b. Nhập khẩu

trong nước đã giảm từ 82% năm 1995 xuống còn 65,4% năm 2008, trong khi tỉ trọng của vực kinh tế có FDI đã tăng gần gấp đôi từ 18% lên 34,6%.

Năm 2008 khu vực kinh tế có FDI tuy chỉ chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, song lại đóng góp tới 55,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu tới 65% tổng kim ngạch nhập khẩu lại chỉ đóng góp 44,9% cho xuất khẩu cả nước. Nhìn tổng thể cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế, có thể nhận thấy vai trị chủ đạo của khu vực FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam, và nguyên nhân gây thâm hụt thương mại lại phần nhiều do khu vực kinh tế trong nước.

Từ năm 1988 đến đầu thập niên 90: Trong 3 năm đầu của thời kì này, FDI

vào Việt Nam chưa nhiều. Đen năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ khoảng 213 triệu USD. Thời kì đầu sau đổi mới Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường đầu tư thơng thống nhất khu vực, nhưng Luật Đầu Tư nước ngồi tại

Việt Nam mới ban hành cịn chưa hồn thiện và đồng bộ. Hcm thế nữa cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tư cịn hạn chế, thêm vào đó là chính sách cấm vận của Mĩ nên FDI giai đoạn này chỉ mới được tiến hành theo kiểu thăm dò, số dự án và lượng vốn đăng kí thấp.

Tuy nhiên con số FDI đăng kí đã tăng mạnh kể từ năm 1992 và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tổng vốn đăng kí lên đến 8,9 tỉ USD. Tốc độ phát triển FDI

Nguồn: Tổng hợp từ số ỉỉệu của Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Flash (11) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w