Cân nhắc việc đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của các DN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP bản việt luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 92)

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản

3.3.1.3 Cân nhắc việc đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của các DN

Theo dự thảo Nghị định đƣợc Bộ Tài chính đƣa ra, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ mà doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế là từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; lãi cho vay vốn dƣới mọi hình thức theo quy định của pháp luật; phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

Thực tế, số tiền gửi ngân hàng là trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp, nên đã phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhƣ vậy, việc tiếp tục đánh thuế tiền gửi ngân hàng sẽ là thuế chồng thuế. Nếu việc đánh thuế các khoản tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng trong dự thảo Nghị định lần này đƣợc thơng qua thì nhiều doanh nghiệp sẽ phải chủ động tìm kiếm cơ hội sản xuất kinh doanh để có thể tiếp tục tồn tại trong tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. Cùng với đó, các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hƣởng không nhỏ khi

doanh nghiệp buộc phải rút gửi tiền để không bị đánh thuế lần hai cho các khoản lợi nhuận của mình.

Khi đƣa ra dự thảo Nghị định này Bộ Tài chính chƣa đƣa ra đƣợc lý do để tính thuế với khoản tiền gửi của doanh nghiệp, nhƣng vì lý do gì thì trong bối cảnh khó khăn hiện nay cũng không nên thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và ngƣời dân.

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN:

3.3.2.1Điều hành chính sách tiền tệ:

• NHNN phải tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định thị trƣờng tiền tệ, nhƣ tiếp tục kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, đẩy mạnh tái cơ cấu các NHTM, nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM hoạt động tốt, xử lý nợ xấu... khẩn trƣơng đƣa Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) vào hoạt động, đẩy nhanh dịng vốn trên thị trƣờng tiền tệ.

• NHNN tiếp tục hồn thiện mơi trƣờng pháp lý cho hoạt động thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, ứng dụng cơng nghệ ngân hàng hiện đại, thúc đẩy nhanh dịng chu chuyển vốn… Đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm giữ nghiêm kỷ luật thị trƣờng.

• Tăng cƣờng các biện pháp chế tài phạt tài chính nghiêm khắc đủ sức răn đe những vi phạm quản lý hệ thống ngân hàng thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn, giới hạn tỷ lệ cho vay theo quy mô của từng ngân hàng, đồng thời mở rộng quy mơ tăng trƣởng tín dụng cho vay mua nhà trả góp với thời hạn 10 - 20 năm đối với cán bộ cơng nhân viên, lực lƣợng vũ trang có thu nhập ổn định để góp phần giải tỏa thị trƣờng bất động sản nhà chung cƣ; sáp nhập hoặc giải thể ngân hàng yếu kém về quản trị điều hành, mất thanh khoản, mất vốn trầm trọng, để hƣớng hoạt động ngân hàng vào kinh doanh các sản phẩm dịch ngân hàng phục vụ tốt cho kinh tế - xã hội và mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

• Coi trọng và phát triển các cơng cụ cảnh báo sớm, chuẩn hóa các dự liệu thơng tin của doanh nghiệp, ngân hàng; xây dựng mối liên kết giữa cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp với CIC ngân hàng, dự báo và phản biện chính sách kinh tế trƣớc các biến động nhanh của thị trƣờng, xây dựng những kịch bản chủ động

ngăn chặn các nguy cơ bất ổn tiềm ẩn lợi ích cục bộ trong hệ thống ngân hàng, cần minh bạch thơng tin tài chính ngân hàng về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng để góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính ngân hàng.

• Hạn chế dần việc sử dụng các công cụ hành chính, trực tiếp, đặc biệt đối với công cụ lãi suất. Việc xóa bỏ trần lãi suất đối với tiền gửi huy động trên 12 tháng trong năm 2012 đã giúp cho lãi suất dài hạn mang tính thị trƣờng hơn, tạo điều kiện để dần tự do hóa lãi suất, để lãi suất phản ánh đúng hơn quan hệ cung- cầu về vốn trên thị trƣờng. Cần xây dựng lộ trình giảm dần các qui định hành chính trong điều hành lãi suất, trƣớc hết trần lãi suất huy động. Thông qua các cơng cụ chính sách tiền tệ và các loại lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) NHNN có thể chủ động định hƣớng lãi suất thị trƣờng nhằm đạt mục tiêu kiểm sốt lạm phát, góp phần tăng trƣởng kinh tế.

• NHNN phải nâng cao lịng tin của thị trƣờng đối với các tín hiệu chính sách của NHNN và sự tin tƣởng lẫn nhau giữa các thành viên thị trƣờng, minh bạch hóa thơng tin, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ cùng với việc củng cố vững mạnh các định chế tài chính để tạo nền tảng cơ bản cho việc hình thành lãi suất trên thị trƣờng dựa trên quan hệ cung cầu, qua đó có thể hình thành đƣờng cong lãi suất chuẩn.

3.3.2.2 Thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

• Hồn thiện một bƣớc quan trọng khn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân

hàng, đặc biệt là các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu các TCTD. Cụ thể, NHNN đƣa ra các quy định nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tái cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ,… NHNN cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các ngân hàng đƣợc xử lý mua, bán, sáp nhập.

• Tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp. Giải pháp tổng thể xử lý nợ xấu và các “nút thắt” gây ra nợ xấu bao gồm: “phá băng” thị trƣờng bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà

nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc cần có chính sách kiểm sốt để các NHTM nâng cao chất lƣợng tài sản, kiểm sốt chất lƣợng tín dụng, giảm nợ xấu và điều quan trọng là cần đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu các TCTD. Đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tƣ công, bao gồm cả việc xử lý nợ tồn đọng xây dựng cơ bản. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy có 6 phƣơng thức xử lý nợ xấu chủ yếu sau: 1- Cơ cấu lại nợ; 2- Miễn giảm lãi và phí tín dụng; 3- Mua, bán nợ; 4- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; 5- Xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; 6- Chuyển nợ thành vốn góp.

• Thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thơng qua tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an tồn vốn của Hiệp ƣớc vốn Basel 2 đến năm 2015, thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; mua lại, sáp nhập TCTD và mở rộng nguồn vốn huy động.

• Tăng cƣờng quản trị rủi ro và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra, giám sát ngân hàng, bởi vì hoạt động quản trị rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng hiện còn kém xa so với các chuẩn mực quốc tế. Theo Đề án cơ cấu lại các TCTD, đến cuối năm 2015 các TCTD mới đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Hiệp ƣớc vốn Basel2. Trong khi đó, các văn bản ngân hàng còn nhiều bất cập và chế tài chƣa đủ mạnh khiến cho những NHTM Việt Nam chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

• Giải quyết vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nƣớc cần rà

soát kỹ lƣỡng hơn để bảo đảm giới hạn về tỷ lệ sở hữu theo Điều 55 của Luật các TCTD.

• Tăng cƣờng minh bạch thơng tin. Mặc dù việc công bố thông tin theo Thông tƣ số 35/2011/TT-NHNN so với trƣớc đây đã cho thấy nỗ lực minh bạch hóa hoạt động của ngành ngân hàng, đồng thời phù hợp với các bƣớc đi khác trong quá trình tái cấu trúc tổng thể tồn ngành, nhƣng những thơng tin này vẫn cần đƣợc công bố đến công chúng bởi với cơ chế minh bạch thông tin, nhất là công khai về

xử lý nợ xấu sẽ tạo ra một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, làm nền tảng cho việc tái cơ cấu tồn bộ nền kinh tế.

• NHNN nên xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại ngân hàng trong nƣớc nhằm nâng cao vai trò "nhà đầu tƣ chiến lƣợc", giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã nêu ra những định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP Bản Việt. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bản Việt. Những giải pháp đó phải đƣợc thực hiện đồng bộ trên nhiều phƣơng diện và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan thì mới có thể phát huy tác dụng. Do đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ Chính phủ và NHNN. Đối với những giải pháp mà Ngân hàng TMCP Bản Việt đóng vai trị chủ động thì cần phải khẩn trƣơng thực hiện để nhanh chóng giải quyết những tồn tại hiện có, phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt đƣợc nhằm ngày càng gia tăng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và của nền KT nên nguồn vốn huy động phải thƣờng xuyên đƣợc bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền KT. Vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của NHTM.

Với đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt”, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM nói chung. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn 2009-2012, luận văn rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị để ngày một nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bản Việt nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Ngô Hƣớng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng (2004),

Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê

2. Ngân hàng TMCP Bản Việt, Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010, năm

2011, năm 2012.

3. Ngân hàng TMCP Bản Việt, Khách hàng cá nhân

<http://www.vietcapitalbank.com.vn/khach-hang-ca-nhan>. [Ngày truy cập: 06 tháng 09 năm 2013]

4. Ngân hàng TMCP Bản Việt, Khách hàng doanh nghiệp <http://www.vietcapitalbank.com.vn/khach-hang-dn>. [Ngày truy cập: 06 tháng 09 năm 2013]

5. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2009,

năm 2010, năm 2011, năm 2012.

6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010, năm 2011, năm 2012.

7. Ngân hàng TMCP Nam Á, Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010, năm

2011, năm 2012.

8. Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông, Báo cáo thường niên năm 2009, năm

2010, năm 2011, năm 2012.

9. Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010,

năm 2011, năm 2012.

10.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN 11.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 15/2009/TT-NHNN 12.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN

13.Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học

quốc gia TPHCM.

14.Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, NXB Đại học quốc gia TPHCM.

15.Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), Hướng tới ổn định thị trường tiền tệ những

tháng cuối năm 2013, Tạp chí tài chính số 7.

16. Phạm Viết Muôn (2013), Một số định hƣớng điều hành kinh tế vĩ mô năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 <http://tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Mot- so-dinh-huong-dieu-hanh-kinh-te-vi-mo-nam-2013-va-giai-doan-

20132015/22194.tctc> . [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2013]

17.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các TCTD 2010 18. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Nhìn lại và đi tới

<http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tai-co-cau-he-thong-ngan- hang-Nhin-lai-va-di-toi/32091.tctc>. [Ngày truy cập: 25 tháng 09 năm 2013] 19.Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao Động Xã Hội

PHỤ LỤC

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP bản việt luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w