Cách sử dụng

Một phần của tài liệu Nguội cơ bản ĐTCN (Trang 25 - 31)

3 .Thước cặp

3.3 Cách sử dụng

3.3.1. Cách đo

Hình 2.8: Một số ứng dụng của thước cặp

- Đo bằng đầu đo ngoài:

+ Kẹp chi tiết giữa hai đầu đo bằng lực đẩy của ngón tay cái, đầu đo phải vng góc với bề mặt đo.

+ Đọc giá trị đo.

Hình 2.9: Dùng thước cặp đo kích thước ngồi

- Đo bằng đầu đo trong:

+ Điều chỉnh cho hai đầu đo tỳ vào bề mặt lỗ bằng lực kéo của ngón tay cái, đầu đo phải tiếp xúc toàn bộ chiều dài nằm trong lỗ.

+ Đọc giá trị đo.

Hình 2.10: Dùng thước cặp đo kích thước lỗ

- Đo bằng đầu đo độ sâu:

+ Đặt thân thước tỳ vào mép lỗ hoặc rãnh.

+ Kéo đầu đo di động cho thước đi vào trong lỗ hoặc rãnh bằng lực kéo của ngón tay cái, đầu đo phải vng góc với bề mặt đo.

+ Đọc giá trị đo.

Hình 2.11: Dùng thước cặp đo độ sâu

3.3.2. Cách đọc giá trị đã đo

- Đọc giá trị phần nguyên: Giá trị phần nguyên là số nằm trên thước chính ở bên trái của vạch số khơng 0 của du xích.

- Đọc giá trị phần lẻ: Xem vạch nào của của du xích trùng với vạch của thước chính ta sẽ được phần lẻ của kích thước.

Giá trị đo được tính theo cơng thức:

L = m + i.c’

Trong đó

m: số vạch trên thước chính

i: vạch thứ i trên thước phụ trùng với một vạch bất kì trên thước chính. 3.3.3 Phương pháp sử dụng thước cặp:

Khi đọc giá trị đo phải nhìn chính diện

Hình 2.12: Quan sát xác định giá trị của số đo

Giá trị đo được = 28 mm. Ví dụ 2: Đọc thước cặp sau:

Giá trị đo được = 32,4 mm. 3.3.4. Cách bảo quản

Thước cặp là thước thường sử dụng để đo các thiết bị cơ khí địi hỏi u cầu kỹ thuật cao. Do đó địi hỏi người kỹ thuật khi sử dụng cần phải bảo quản dụng cụ một cách tốt nhất:

- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay. - Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.

- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước. - Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.

- Khi sử dụng song cần vệ sinh sạch sẽ và lau chùi dầu mỡ và cất vào đúng nơi quy định.

3.3.5. Kiểm tra độ song song bằng thước cặp

Để kiểm tra độ song song 2 bề mặt của 1 chi tiết bằng cách đo khoảng cách giữa 2 bề mặt nhiều lần (càng nhiều càng tốt) phân bố đều trên chiều dài bề mặt. Nếu các kết quả đo như nhau thì 2 mặt phẳng song song với nhau, ngược lại các kết quả đo khác nhau thì 2 mặt phẳng đó khơng song song.

3.3.6. Bài tập

Bài tập 2: Đo kích thước ngồi của các chi tiết hình trụ Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo ngoài của chi tiết Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu

Bài tập 3: Đo các kích thước trong của một số chi tiết hình trụ Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo trong của chi tiết Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu

Bài tập 4: Đo sâu các bậc của trụ bậc

Bước 1: Đặt thanh đo sâu vào vật cần đo Bước 2: Ghi chép số liệu

Bài tập 5: Kiểm tra độ song song giữa hai bề mặt của chi tiết dạng thanh (do 10 lần phân bố đều trên bề mặt cần kiểm tra)

Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo trong của chi tiết Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu Bước 4: Kết luận kiểm tra

4. THƯỚC PAN ME

4.1. Cơng dụng

Là loại dụng cụ đo kích thước dài có độ chính xác cao hơn thước cặp, khả năng đo được đến 0,01 (loại đặc biệt đo đến 0,001).

4.2. Cấu tạo

Panme có cấu tạo trên nguyên lý chuyển động của ren vít và đai ốc, trong đó biến chuyển động quay của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của đầu đo di động. Cuối đầu đo di động có ren chính xác ăn khớp với đai ốc đàn hồi được gắn cố định trong một ống trụ.

Trên ống lồng cố định có khắc thước chính, trên ống lồng di động có khắc 50 vạch chia đều theo chu vi.

Hình 2.13: Cấu tạo của Panme đo ngồi

4.3. Phân loại

Dựa theo cơng dụng thì có các loại panme sau:

- Panme đo ngồi: đo các kích thước như chiều dài, chiều rộng, độ dày …

Hình 2.14: Panme đo ngồi

- Panme đo trong: Đo các kích thước như đường kính lỗ, chiều rộng rãnh…

Hình 2.15: Panme đo trong

Hình 2.16: Panme đo sâu

4.4. Cách sử dụng

Tùy theo kích thước và yêu cầu độ chính xác của kích thước cần đo để chọn panme cho phù hợp.

Trước khi tiến hành đo phải lau sạch đầu đo, chi tiết đo và kiểm tra xem thước có cịn chính xác hay khơng. Cho 2 đầu đo áp sát lại nếu vạch 0 trên ống lồng di động trùng với đường chính giữa hướng trục trên ống lồng cố định và mép của ống lồng di động trùng với vạch đầu tiên trên ống lồng cố định thì thước chính xác cịn khơng thì phải chỉnh lại thước.

❖ Panme đo ngoài

- Tay trái cầm khung panme, tay phải cầm núm xoay. - Đặt đầu đo cố định tiếp xúc với chi tiết đo.

- Xoay núm điều chỉnh cho đầu đo tiến về bề mặt chi tiết. - Điều chỉnh cho hai đầu đo vng góc với bề mặt chi tiết, khi đầu đo chạm vào chi tiết.

- Đọc giá trị đo.

Hình 2.17: Đo kích thước cổ trục bằng panme đo ngoài

❖ Cách đọc giá trị đo

- Đọc số đo phần nguyên: Là số đo nằm trên thước cố định, là vạch nằm bên trái thước vòng.

- Đọc số đo phần lẻ 0,5 mm: Chỉ đọc phần lẻ 0,5 mm nếu vạch 0,5 mm nằm giữa vạch phần nguyên và mép thước vòng.

- Đọc số đo phần lẻ 1/100: Xem vạch nào trên thước vòng gần với vạch dọc trên thước cố định, đó chính là số đo phần lẻ 1/100.

Hình 2.18: Cách đọc trị số đo trên panme

Một phần của tài liệu Nguội cơ bản ĐTCN (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)