2.4 Quy trình sản xuất thực tế mã hàng FA345 tại công ty Nobalnd Việt Nam
2.4.2.2 Công đoạn may
khâu may là khâu khó quản lý nhất phức tạp nhất và tiêu hao nguồn nhân lực cao trong tất cả các khâu. Phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, tâm sinh lý, điều kiện làm việc.
Công đoạn may gồm các công đoạn nhỏ sau: - Chuẩn bị may
- Triền khai may - Kiểm tra may
Chuẩn bị may:
- Trước khi sản xuất, chuyền trưởng nhận tài liệu liên quan đến mã hàng. Tổ truởng sẽ nghiên cứu để thiết kế chuyền, tay nghề công nhân để phân bố lao động cho từng công đoạn, phổ biến công đoạn cho từng công nhân.
- Nhận gá, lắp thiết bị cần thiết sử dụng cho mã hàng tiếp từ bộ phận bảo trì. - Tổ cắt chuyển BTP cho chuyền may và yêu cầu kiểm tra số lượng chi tiết, ký
nhận.
- Nhận phụ liệu từ kho đã được phân chia theo số lượng, size,...
- Chuyền trưởng sẽ tiến hành rãi chuyền, bộ phận bảo trì sẽ điều chuyền theo trình tự thiết kế chuyền.
Triển khai may:
- Triển khai sản xuất của từng cụm phải có sự phối hợp của chuyền trưởng, kỹ thuật chuyền và quản đốc.
- Kỹ thuật chuyền sẽ hướng dẫn cho từng cơng nhân quy trình cơng việc từ cơng đoạn đầu tiên cho đến công đoạn cuối cùng.
- Công nhân tiến hành may theo sự hướng dẫn của kỹ thuật chuyền để nắm được kỹ thuật may sản phẩm, được kiểm tra bởi các QC và tổ trưởng. Trong suốt q trình sản xuất đơn hàng nếu có trục trặc về kỹ thuật thì kỹ thuật chuyền sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
Kiểm tra may:
Những người tham gia công tác kiểm tra trong công đoạn này gồm: Quản đốc, kỹ thuật chuyền, tổ trưởng, tổ phó, Qc inline, Qc endline và nhân viên FQA đảm nhiệm mã hàng đó. Q trình kiểm tra diễn ra xun suốt trên chuyền qua việc kiểm tra inline (kiểm tra trong chuyền), kiểm tra hàng đầu chuyển và kiểm tra endline (kiểm tra cuối chuyền).