.Mức độ thâm niên và thương hiệu của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29 - 34)

Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh riêng của mình trong lịng thị trường. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Một Ngân hàng có một bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên… sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó lơi kéo được khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình.

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng

Với những sản phẩm huy động linh hoạt và phong phú của CitiBank, Standard Chartered Bank và ANZ Bank là cở sở để chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đó là cần phải đầu tư nhiều hơn đối với phân cấp khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cấp hệ thống công nghệ của ngân hàng.

Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có các chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Từ nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên việc đa dạng hoá sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những cơng việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

Các NHTM cần tiếp tục sử dụng và hồn thiện dần các hình thức huy động hiện có như đa dạng hóa kỳ hạn đi kèm chính sách lãi suất như: tiền gửi với lãi suất bậc thang, mở ra khả năng chuyển nhượng sổ tiền gửi, thực hiện gửi một nơi rút nhiều nơi. Đây là nguồn vốn cơ bản và ổn định cho NHTM.

Nghiên cứu áp dụng thêm nhiều hình thức huy động mới như loại tiền gửi hưu trí, tiết kiệm có mục đích, tài khoản phát hành séc,...hoặc cho phép dịch chuyển tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản phát hành séc để bù đắp thấu chi qua sự ủy quyền của khách hàng,...

Các NHTM cũng cần cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi và người rút tiền.

Tiếp tục khai thác nguồn vốn huy động qua phát hành các loại chứng từ có giá với thời hạn và lãi suất hợp lý như các loại chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng,...

Các NHTM cần tạo nên sự gắn kết giữa tiền gửi huy động dân cư với tín dụng tiêu dùng.

Để giải quyết nhu cầu về nguồn vốn trung, dài hạn với qui mô lớn, các NHTM cần vận dụng linh hoạt hơn hình thức cho vay hợp vốn mà NHNN đã ban hành. Điều này không chỉ đáp ứng được khả năng còn giới hạn về nguồn vốn trung, dài hạn ở mỗi ngân hàng mà cịn góp phần phân tán rủi ro một cách hiệu quả. Để thực hiện biện pháp này, ngoài sự chủ động của các NHTM, cịn cần đến sự can thiệp từ phía NHNN thơng qua những quy định cụ thể về qui mơ tín dụng của dự án để tiến hành hợp vốn giữa các NHTM.

Các NHTM cần cung ứng với chất lượng cao các dịch vụ đi kèm sản phẩm tiền gửi, trong đó nhóm dịch vụ quan trọng nhất là chuyển tiền và thanh tốn, để có thể có được nguồn tiền gửi với chi phí thấp và khơng chịu nhiều áp lực từ lãi suất.

KẾT LUẬN

Như vậy, chương I đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số nhân tố

ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để Đề Tài vận dụng vào giải thích thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BRVT

2.1Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) được thành lập vào đầu năm 1988, trên cơ sở tách từ ngân hàng Nhà Nước.

Ban đầu, NHNo&PTNT thuần túy hoạt động trong nước, chủ yếu là tín dụng truyền thống, đến nay trở thành ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). AGRIBANK hồn tồn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng.

NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT được thành lập theo quyết định số 955/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam, có địa chỉ giao dịch tại số 43A, đường 30/4 Phường 9 TP.Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đóng trên địa bàn Thành phố là trung tâm hoạt động dầu khí quốc gia, trung tâm du lịch, dịch vụ biển và cảng biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Với lợi thế là địa bàn kinh tế sôi động, thu nhập đầu người cao vào hàng bật nhất cả nước. Đây là ưu thế đặc biệt của dư địa lý kinh tế, để NHNo&PTNT phát huy lợi thế của mình. Tuy nhiên, Vũng Tàu là nơi thu hút nhiều ngân hàng, hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại của cả nước đã có chi nhánh tại đây, đặc điểm này làm cho môi trường cạnh tranh rất cao

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namtrên địa bàn tỉnh BRVT trên địa bàn tỉnh BRVT

Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh là 72 người, trong đó, có 2 thạc sỹ, 30 cử

nhân, 37 người có trình độ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng, 03 người chưa qua đào tạo. Cơ cấu tổ chức như sau:

- Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

- Phịng Kế hoạch- Kinh doanh: Là nơi tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác tín dụng của chính phủ. Ngồi ra, cịn tiến hành thẩm định các dự án tín dụng cho vay, tổ chức thực hiện thơng tin phịng ngừa và xử lý rủi ro để tiến hành cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ. Là phòng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng quý, hằng năm.

- Phịng kế tốn-ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng: thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên. Thực hiện tư vấn cho khách hàng.

- Phịng Hành chính- Nhân sự: Là phịng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản trị và văn phịng. Thực hiện cơng tác bảo vệ, an ninh an toàn.

- Phịng Kiểm Tra, Kiểm tốn nội bộ: Thực hiện công tác Kiểm Tra, Kiểm tốn nội bộ.

- 04 Phịng giao dịch:

+ PGD Nam Kỳ Khởi Nghĩa + PGD Bến Đình

+ PGD Trưng Vương + PGD Phước Thắng.

2.2. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT giai đoạn 2010 – 2012.

2.2.1.Tình hình huy động vốn:

Với chiến lược “vay để cho vay”, NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có

tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, cịn áp dụng cơng nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w