TRƯỜNG HỢP KHÁC

Một phần của tài liệu TRỊ GIÁ HẢI QUAN.THAM KHẢO (Trang 32 - 39)

- CHI PHÍ VẬN TẢI, BẢO HIỂM SAU NK THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ PHẢI NỘP TẠI VN

3. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRAƠ SỞ BÁC BỎ TRỊ GIÁ KHAI BÁO 1 CÓ ĐỦ CƠ SỞ BÁC BỎ TRỊ GIÁ KHAI BÁO

3.3. TRƯỜNG HỢP KHÁC

Thơng quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan. 4. THAM VẤN TRỊ GIÁ HẢI QUAN

🞇 Thẩm quyền: cục trưởng cục hải quan tỉnh thành phố trực thuộc trung ương 🞇 Hình thức: trực tiếp

🞇 Thời gian tiến hành tham vấn và xử lý kết quả tham vấn: 30 days( tổng toàn bọ tg kể từ khi chuẩn bị tham vấn đến khi kết thúc tham vấn, ra quyết định tham vấn)

 XỬ LÝ KẾT QUẢ THAM VẤN

Người khai HQ đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan HQ dự kiến xác định:

🞇 Cơ quan HQ kiểm tra, ban hành Thông báo trị giá hải quan.

🞇 Người khai HQ khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đến cơ quan HQ thực hiện tham vấn. Cơ quan HQ thơng quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).

🞇 Q thời hạn mà người khai HQ khơng khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan: cơ quan HQ ấn định thuế, thơng quan, xử lý vi phạm (nếu có);

🞇 Bác bỏ TGKB sau khi tham vấn:

🞇 Cơ quan HQ ban hành Thông báo TGHQ và đề nghị người khai HQ khai bổ sung

trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn.

🞇 Thơng quan, xử lý vi phạm (nếu có).

🞇 Q thời hạn mà người khai HQ không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung khơng đúng theo Thơng báo TGHQ thì cơ quan HQ ấn định thuế, thơng quan, xử lý vi phạm (nếu có).

- TH chưa đủ cơ sở bác bỏ TGKB, cơ quan hải quan ban hành Thông báo TGHQ và thơng quan theo TGKB.

 CĨ ĐỦ CƠ SỞ BÁC BỎ TGKB SAU THAM VẤN

 Một trong các trường hợp bác bỏ TGKB;

 Không khai hoặc khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá hải quan;

 Thông tin cung cấp sau khi đã kiểm tra là khơng chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp;

 Không cung cấp các chứng từ, tài liệu theo quy định; không tham gia tham vấn; người đến tham vấn khơng phải là đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, khơng có giấy ủy quyền; khơng ký biên bản tham vấn;  Thông tin thu thập được từ người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất

khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; thơng tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu, xác định trị giá khai báo không đúng với thực tế mua bán;

 Nội dung giải trình của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; chứng từ, tài liệu.

 THAM VẤN MỘT LẦN

🞇 Điều kiện áp dụng: Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định TGHQ của hàng hóa XK, NK đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn không thay đổi;

🞇 Người khai HQ: Đề nghị áp dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước cho các lần XK, NK tiếp theo thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo;

🞇 Cơ quan HQ: kiểm tra thông tin, dữ liệu và thông báo kết quả thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy). 5. XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ, XUẤT XỨ, TRỊ GIÁ HẢI QUAN (Điều 28)

Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan. (K26. Điều 4)

Xác định trước trị giá hải quan bao gồm xác định trước phương pháp và mức giá. (K2, Điều 23 NĐ 08/2015)

- Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.

🞇 Trường hợp khơng thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.

- Cơ quan hải quan căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ liên quan do người khai hải quan cung cấp để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan và có văn bản thơng báo cho người khai hải quan biết kết quả

xác định trước. Trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thông tin, chứng từ liên quan.

- Điều kiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (K1, Điều 24

NĐ 08/2015)

🞇 Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;

🞇 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc khơng có tính

phổ biến hoặc khơng có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ,

trị giá hải quan: (NĐ 59/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 24 NĐ

08/2015)

🞇 Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan;

🞇 Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan; 🞇 Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.

- Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan: (NĐ 59/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 24 NĐ 08/2015))

🞇 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;

🞇 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường) hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.

- Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có hiệu lực tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành. Riêng văn bản thơng báo kết quả xác định trước mức giá có hiệu lực trực tiếp đối với lơ hàng được xác định trước mức giá;

- Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan khơng có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với mẫu hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan do tổ chức, cá nhân cung cấp khơng chính xác, khơng trung thực;

- Văn bản thơng báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ xác định trước mã số xuất xứ và trị giá hải quan

CƠ SỞ DƯ LIỆU TRỊ GIÁ HẢI QUAN

1. Cơ sở dữ liệu trị giá là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật. Bao gồm:

a) Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải quan;

b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo.

2.Nguồn thơng tin hình thành cơ sở dữ liệu trị giá:

a) Nguồn thông tin từ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu: Là các nguồn thơng tin có sẵn thể hiện trên hồ sơ xuất khẩu nhập khẩu do người khai hải quan khai báo

hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thơng quan.

b) Nguồn thơng tin từ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo quy định tại Thông tư này;

c) Nguồn thơng tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp: Các nguồn thơng tin liên quan đến tình hình chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo và xác định trị giá, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan tổng hợp phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro; d) Nguồn thông tin từ nguồn khác: Là các nguồn thông tin do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan có liên quan khác cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.

3.Cơ sở dữ liệu trị giá được sử dụng để:

a) Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá b) Kiểm tra trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

4.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chi tiết quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá.

DANH MỤC HH XK NK CÓ RỦI RO VỀ TG HQ

Điều 22. Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, sửa đổi; nguyên tắc sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi: a) Mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá trên

cơ sở kết quả đánh giá rủi ro theo các tiêu chí quy định tại Điều 24 Thông tư này, thông tin nghiệp vụ, thơng tin và dữ liệu hiện có trên hệ thống thơng tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá phải phản ánh được thơng tin về hàng hóa như: Mã số, tên hàng hóa.

b) Mức giá tham chiếu của mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá trên cơ sở các nguồn thông tin được thu thập theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham

chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thơng quan theo quy định, khơng sử dụng để áp đặt trị giá hải quan, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.

Điều 23. Thời hạn, trách nhiệm xây dựng, bổ sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo

1. Thời hạn xây dựng, bổ sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo: Định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở xem xét:

b) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng

cục Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện: a) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết

quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết chống

bn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tình hình bn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan: b.1) Bổ sung mức giá tham chiếu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá (mẫu số 02/DMBX/2015 Phụ lục II Thông tư này) trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;

b.2) Sửa đổi mức giá tham chiếu đối với trường hợp mức giá khai báo và các thơng tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề xuất sửa đổi danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá

b.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Điều 24 Thông tư này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này.

3. Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ

quản lý các nguồn thông tin quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này thực hiện cập nhật vào hệ thống dữ liệu tương ứng của Tổng cục hải quan.

4. Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo

Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cập nhật thông tin, Báo cáo đề xuất bổ sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 24. Tiêu chí xây dựng, bổ sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:

a) Hàng hóa có thuế xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu lớn;

b) Hàng hóa có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian

Một phần của tài liệu TRỊ GIÁ HẢI QUAN.THAM KHẢO (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w