Xây dựng chiến lƣợc phát triển website thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34)

BÀI 04 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển website thƣơng mại điện tử

Khởi nghiệp với website thƣơng mại điện tử là một cơng việc khá khó khăn, bởi lẽ chúng ta cần phải trải qua nhiều bƣớc và cần phải có những quyết định đúng đ n vào đúng thời điểm. Để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn chúng ta cùng tham khảo một danh sách toàn diện gồm các tài nguyên đƣợc s p xếp theo trật tự logic giúp nghiên cứu, xây dựng, triển khai và phát triển kinh doanh một doanh nghiệp thƣơng mại điện tử có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Lựa chọn sản phẩm:

Bƣớc đầu tiên để xây dựng bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là một cửa hàng trực tuyến là bạn cần phải biết mình sẽ bán cái gì. Đây thƣờng là bƣớc khó khăn nhất của khởi nghiệp, đòi hỏi phải nghiên cứu, khảo sát kỹ lƣỡng để tìm cơ hội sản phẩm, khám phá những nơi tốt nhất để tìm các tƣởng sản phẩm. Một khi đ có một tƣởng sản phẩm, làm thế nào để biết đó là một tƣởng tốt hay khơng? Khi đó, chúng ta cần phải đánh giá trên tất cả các phƣơng diện nhƣ nguồn lực doanh nghiệp, nhu cầu thị trƣờng, cũng nhƣ là tiềm năng phát triển trong tƣơng lai và cuối cùng là đƣa ra quyết định sản phẩm của riêng mình.

Nghiên cứu và chuẩn bị

Nghiên cứu sự cạnh tranh: Khi đ tìm thấy sản phẩm muốn bán, chúng

ta cần phải đánh giá tiềm năng, nguồn cung cấp của mình và lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Nhƣng trƣớc đó, chúng ta sẽ cần phải nghiên cứu thật

kỹ đối thủ cạnh tranh để biết chính xác những gì mình đang muốn cạnh tranh.

Viết kế hoạch kinh doanh: Sau khi nghiên cứu sự cạnh tranh thì một bản

kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ giúp kết nối các tƣởng và vạch ra hƣớng đi của mình trong quá trình khởi nghiệp. Kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng vì đó là cách tốt nhất để giúp chúng ta cạnh tranh có hiệu quả nhất.  Đăng ký kinh doanh: Với một bản kế hoạch trong tay, sau đó là thời

điểm tốt để xem xét việc đăng k kinh doanh một cách hợp pháp và chính thức khởi động doanh nghiệp với website thƣơng mại điện tử.

Thiết lập và xây dựng doanh nghiệp: Bên cạnh việc tìm kiếm một sản

phẩm thực tế để bán hàng trực tuyến thì chúng ta cũng phải đối mặt với một khó khăn khác, đó là lựa chọn tên miền cho trang web của mình. Một cái tên đơn giản, dễ nhớ, dễ gõ và có nghĩa là những tiêu chí mà bạn nên tuân thủ khi đặt tên. Sau đó là tạo logo, có một biểu tƣợng tuyệt vời cho doanh nghiệp để định vị trong tâm trí khách hàng. Ngồi ra, chúng ta cịn phải tìm hiểu về SEO để tối ƣu hóa trang web của mình với Google và các cơng cụ tìm kiếm khác, học cách giới thiệu sản phẩm, chụp ảnh sản phẩm đẹp và nhiều công việc khác nữa.

Triển khai và phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử: Trong quá

trình triển khai và phát triển website thƣơng mại điện tử có một số yếu tố chúng ta cần xem xét, chẳng hạn nhƣ xác định chiến lƣợc vận chuyển, xác định các chỉ số hoạt động quan trọng để theo dõi và đo lƣờng sự thành công; học hỏi các trang thƣơng mại điện tử khác và đặc biệt là chiến lƣợc tiếp thị. Marketing là một vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nhất là khi kinh doanh online, do đó cần có thời gian tập trung nghiên cứu một cách nghiêm túc. Làm thế nào để thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng đến trang web và làm thế nào để chuyển đổi ngƣời dùng website thành khách hàng thực sự.

Xây dựng một doanh nghiệp thƣơng mại điện tử của riêng chúng ta là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Từ việc lựa chọn sản phẩm, đánh giá tính khả thi và tìm nguồn cung ứng đến việc thành lập, xây dựng, triển khai và phát triển để nâng cao doanh số bán hàng. Để thành công và thu về lợi nhuận, chúng ta cần làm tốt kết nối chặt chẽ ở tất cả các khâu.

3. Quản lý quá trình vận hành hoạt động thƣơng mại điện tử

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động thƣơng mại điện tử ngày càng quen thuộc với phần đông ngƣời dân thế giới. Tại Việt Nam, hoạt động này đ

có sự phát triển mạnh mẽ, theo dự báo hiện tại có khoảng 30% dân số tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử. Cùng với những tiện ích mang lại, thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề trong cơng tác quản l , kiểm sốt giám sát hoạt động thƣơng mại.

Thƣơng mại điện tử đƣợc đánh giá là bƣớc tiến dài và nhanh của hoạt động kinh doanh hiện đại. Lợi ích lớn nhất mà thƣơng mại điện tử đem lại là tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Với thƣơng mại điện tử, doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê của hàng với đông đảo nhân viên phục vụ, không cần đầu tƣ nhiều kho chứa hàng thay vào đó chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây đựng website bán hàng qua mạng sau đó chỉ tốn 10% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng là có đƣợc kênh bán hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm, dịch vụ qua các trang điện tử ra tồn cầu với chi phí thấp. Đây là điều mà chỉ có thƣơng mại điện tử làm đƣợc cho doanh nghiệp. Thƣơng mại điện tử cho phép mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ ngƣời cung cấp. Với thƣơng mại điện tử khách hàng khơng cịn giới hạn về địa l hay thời gian làm việc, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi. Lựa chọn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp giữa các vùng miền khác nhau.

Theo đánh giá của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lƣợng cao, những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website thƣơng mại điện tử nhƣ: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, v.v. việc mua s m trực tuyến đ khơng cịn xa lạ với ngƣời ngƣời tiêu dùng Việt. Thị trƣờng mua s m trực tuyến trở nên sôi động hơn khi ngƣời tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng x hội ngày càng nhiều.

Hình 1 – Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử năm 2018

Mặc dù mang lại những lợi ích kinh tế rất lớn, nhƣng thƣơng mại điện tử cũng đặt ra khơng ít khó khăn thách thức đối với quản l nhà nƣớc, doanh nghiệp và x hội. Đối với cơ quan quản l nhà nƣớc là những thách thức về xây dựng và áp dụng chính sách; Đối với các doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu, nhân sự và quy trình làm việc.

Để triển khai thành công và hiệu quả thƣơng mại điện tử, doanh nghiệp phải có một cơ sở hạng tầng thƣơng mại thơng tin vững ch c, phải có đội ngũ nhân lực cơng nghệ thơng tin đủ mạnh để có khả năng vận hành, quản trị và phát triển hệ thống này.

Mặt khác, bản chất của thƣơng mại điện tử là giao dịch một cách gián tiếp, bên mua và bên bán thậm chí cịn khơng biết với nhau. Điều này dẫn đến những lo ngại giữa ngƣời mua và ngƣời bán đó là thách thức về lòng tin.

Cùng với những tồn tại trên, thực tế tồn tại một số rào cản quản l hoạt động thƣơng mại điện tử nhƣ:

Thứ nhất, hiện nay ở Việt Nam khơng có tổ chức nào đứng ra tập hợp và

chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh trên website thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp trong nƣớc. Mặc dù, trên danh nghĩa tất cả các công ty hoạt động trên mạng đều thuộc quản l của Bộ Công Thƣơng. Tuy nhiên, hoạt động của Bộ Cơng Thƣơng lại mang tính chất quản l nhà nƣớc nói chung, do đó nhu cầu về việc có một tổ chức uy tín lập ra nhằm tập hợp

các doanh nghiệp đồng thời răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Việc lập ra tổ chức nhƣ vậy đồng thời cũng là cơng cụ giúp các thƣơng nhân có cùng lợi ích có thể tìm đƣợc đối tác của họ, giúp tạo nên một môi trƣờng kinh doanh ổn định hơn.  Thứ hai, chƣa phân định rõ chức năng của các cơ quan giám sát. Thông

tƣ số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thƣơng quy định, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu các website thƣơng mại điện tử bán hàng có trách nhiệm phải thông báo, đăng k với Bộ Công Thƣơng. Tuy nhiên, Thông tƣ chỉ quy định trách nhiệm thông báo, đăng k , không quy định rõ ràng về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, dẫn đến việc các cơ quan có liên quan đùn đẩy trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho nhau. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đ tìm mọi cách để khơng phải thơng báo, đăng k mà vẫn không bị bất cứ một cơ quan chức năng nào xử phạt. Để thu thuế các chủ sở hữu website thƣơng mại điện tử thì cơ quan thuế phải phối hợp và lấy thơng tin nguồn dữ liệu kê khai hoạt động thƣơng mại điện tử từ Cục thƣơng mại điện tử nhƣng hiện nay việc khơng kiểm sốt đƣợc vấn đề đăng k của các cá nhân tổ chức kinh doanh dẫn đến hệ quả thất thu thuế cho Nhà nƣớc.

Hình 2 – Chi phí mua sắm trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào thương mại điện tử của doanh nghiệp

Thứ ba, thiếu các công cụ nhằm xử l các tranh chấp phát sinh trong quá

trình mua bán trên website thƣơng mại điện tử. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đƣợc lấy làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp trong mua bán hàng hóa trên website thƣơng mại điện tử, trong đó có quy định thơng

điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ. Vậy có thể hiểu chứng cứ điện tử là những chứng cứ đƣợc lƣu giữ dƣới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh trên website thƣơng mại điện tử thì phải thu thập các chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến chứng cứ mà không quy định cách thức thu thập chứng cứ điện tử nhƣ thế nào, quy trình ra sao, quyền và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan khi tiến hành thu thập chứng cứ ra sao? Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho khơng chỉ đối với cơ quan tòa án mà cả đối với các bên đƣơng sự.

Thứ tư, gian lận trong thƣơng mại điện tử hiện nay đang là vấn đề nhức

nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Các khiếu nại của khách hàng chủ yếu liên quan đến việc khách hàng đ thanh tốn nhƣng khơng nhận đƣợc sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ kém chất lƣợng, hoặc bị mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản. Các sản phẩm, dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng xem xét và chấp nhận đặt mua trên website thƣơng mại điện tử có thể khơng hồn tồn giống với sản phẩm, dịch vụ đƣợc cung cấp trên thực tế, điều này rất dễ gây mất niềm tin cho ngƣời tiêu dùng.

Về vấn đề thông tin cá nhân, rất nhiều ngƣời tiêu dùng bức xúc khi tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ của họ có thể bị các doanh nghiệp sử dụng phƣơng thức thƣơng mại điện tử cung cấp cho bên thứ ba, gây ảnh hƣởng đến sự an tồn và bảo mật thơng tin của khách hàng. Việc thực hiện xử l vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm đƣợc những doanh nghiệp “ảo” khơng đơn giản. Chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính nên chƣa đủ sức răn đe.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của thƣơng mại điện tử, một trong những giải pháp đặt ra là cần phát huy cao vai trị của kiểm sốt, giám sát. Theo đó, một số vấn đề cần tập trung thực hiện gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu, hồn thiện các chính sách quản l hoạt động giao

dịch điện tử. Ở Việt Nam hiện nay có hệ thống pháp luật quản l hoạt động giao dịch thƣơng mại điện tử nhƣ: Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ k số và dịch vụ chứng thực chữ k số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, v.v.. Hoạt

động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mơ hình mang danh nghĩa thƣơng mại điện tử thu hút đơng ngƣời tham gia, song vẫn cịn một số bất cập, hạn chế trong việc quản l chống thất thu thuế. Kh c phục vấn đề này, ngày 16/5/2013, Chính phủ đ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử thay thế cho Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP đ quy định cụ thể về những hành vi bị cấm trong thƣơng mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thƣơng nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản l nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử, từ đó tạo mơi trƣờng thuận lợi hơn cho thƣơng mại điện tử, nâng cao lòng tin của ngƣời tiêu dùng khi tham gia mua s m trực tuyến. Các văn bản chính sách trên đ phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu từ thực tiễn của hoạt động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, trƣớc tốc độ phát triển của giao dịch thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, thời gian tới cần nhanh chóng tiếp tục hồn thiện hệ thống văn bản pháp l trong Luật thƣơng mại điện tử, Luật Công nghệ thơng tin nhằm quản l tiến trình giao dịch trên mạng, làm cơ sở pháp l để điều chỉnh hoạt động giao dịch thƣơng mại điện tử. Ngoài ra, các cơ quan quản l nhà nƣớc cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản đ ban hành. Đặc biệt, trong quá trình triển khai cần chú đến các hoạt động hƣớng dẫn, phổ biến để mọi ngƣời hiểu đúng chính sách và thực hiện tốt.

Thứ hai, tăng cƣờng quản l của Nhà nƣớc, thành lập tổ chức kiểm soát

hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trên website. Để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động của các doanh nghiệp, cũng nhƣ để răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cần thành lập một tổ chức đứng ra tập hợp và chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc, đảm bảo cho việc kinh doanh đƣợc thực hiện một cách lành mạnh, qua đó tổ chức này cũng có chức năng kiểm sốt, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tổ chức này cần có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ, ban, ngành có liên quan để việc kiểm soát hoạt động bán hàng trên website thƣơng mại điện tử đƣợc thuận lợi hơn.

Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành trong việc xử

l , giải quyết các vấn đề liên quan đến thƣơng mại điện tử. Đặc biệt, đối với việc thu thuế những ngƣời kinh doanh trên mạng x hội thì các bộ,

ban, ngành phối hợp chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn nhƣ: Cục Thuế cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thƣơng, các nhà mạng và ngân hàng cùng quản l , giám sát số lƣợng hàng hóa, doanh thu của ngƣời kinh doanh để đối chiếu với việc việc kê khai của ngƣời nộp thuế có đúng, đủ hay khơng. Cùng với đó, thƣờng xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động này tại các ngân hàng, các trang điện tử mua bán trực tuyến để tránh tình trạng trốn thuế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)