Các vấn đề đạo đức trong thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 78 - 83)

BÀI 05 : QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4. Các vấn đề đạo đức trong thƣơng mại điện tử

Trong các loại hình kinh tế, thƣơng mại điện tử là lĩnh vực có chỉ số tăng trƣởng đứng đầu danh sách hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trƣởng nóng, đ có nhiều ngƣời kinh doanh vì lợi nhuận mà vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nhƣ bán hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, giao hàng không đúng cam kết.

Những năm gần đây, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, thƣơng mại điện tử tại Việt Nam đ có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển đó là sự thiếu niềm tin của khách hàng bởi vẫn còn một số doanh nghiệp, doanh thƣơng vụ lợi, gian dối. Điều này liên quan đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt trong môi trƣờng thƣơng mại điện tử.

Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhận đƣợc sự quan tâm lớn của khách hàng. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu từ trƣớc đến nay đều đƣợc thực hiện tại các nƣớc phát triển, có rất ít nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các nƣớc đang phát triển. Do đó, việc nghiên cứu sâu và tồn diện về đạo đức trong kinh doanh thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang phát triển, một thị trƣờng đầy tiềm năng là rất cấp thiết.

Với bối cảnh ở Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng trong những năm qua là cơ hội để thƣơng mại điện tử phát triển trong thời gian tới. Để phát triển thƣơng mại điện tử, Bộ Công Thƣơng đ thành lập Tổng cục thƣơng mại điện tử và Kinh tế số với mục đích tƣ vấn, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp l cho

thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, thƣơng mại điện tử ở Việt Nam phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có, nguyên nhân có thể do hệ thống hạ tầng và văn bản pháp lý vẫn chƣa hoàn thiện để điều tiết và tạo sự cạnh tranh công bằng cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, niềm tin của ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay còn thấp, ngay cả đối với mua bán trực tiếp. Ví dụ, thời gian qua, nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng vi phạm đạo đức trong kinh doanh nhƣ: Khải silk, THP, v.v.. Chính vì vậy, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm phát triển một thang đo đạo đức của ngƣời bán hàng trong thƣơng mại điện tử dƣới góc độ nhận thức của ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam, từ đó, các doanh nghiệp và nhà quản l hiểu rõ hơn và có chính sách phù hợp để thƣơng mại điện tử ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Vai trò của đạo đức trong thƣơng mại điện tử, gồm có:  Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh:

Sự thành công và tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lƣợng các sản phẩm mà còn đến từ hành vi và phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tƣ cách của doanh nghiệp và chính tƣ cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh trong chiều hƣớng ấy trở thành nhân tố then chốt, chiến lƣợc trong việc phát triển doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức x hội. Pháp luật dù có khả năng điều chỉnh các hành vi kinh doanh trái phép nhƣng khơng một pháp luật nào có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nƣớc, chế độ x hội thì phạm vi ảnh hƣởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần.

Góp phần vào chất lƣợng doanh nghiệp:

Chú trọng đến trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm x hội trong các quyết định kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhƣ: chất lƣợng sản phẩm đƣợc cải thiện, sự tận tâm của các nhân viên, năng suất lao động cũng tăng lên đáng kể. Một khi tổ chức phát triển đƣợc một môi trƣờng trung thực và công bằng sẽ gây dựng đƣợc những nguồn lực qu giá để có thể mở ra cánh cửa dẫn đến thành công. Khi tổ chức đƣợc xem là có đạo đức sẽ khiến cho khách hàng tin tƣởng và có xu hƣớng muốn mua hàng của

các công ty này hơn, nhân viên cũng tận tâm và hài lịng với cơng việc của mình hơn, góp phần lấy đƣợc lòng tin từ các nhà đầu tƣ bằng một hình ảnh đẹp trong m t họ.

Góp phần vào cam kết và tận tâm của nhân viên:

Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Một môi trƣờng đạo đức cho nhân viên bao gồm: thù lao xứng đáng, mơi trƣờng lao động an tồn và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đƣợc ghi trong hợp đồng. Các hoạt động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng khơng chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Sự tôn trọng nhân viên thƣờng tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ đối với các mục tiêu của tổ chức. Các nhân viên sẽ không tận tâm đối với những mục tiêu đề ra của tổ chức bởi vì họ cảm thấy mình khơng đƣợc đối xử cơng bằng.

Góp phần làm hài lịng khách hàng:

Các nghiên cứu cho thấy hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi vô đạo đức không thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm công ty, họ sẽ chuyển sang mua hàng của thƣơng hiệu khác và sự tín nhiệm từ phía khách hàng giành cho cơng ty đó sẽ biến mất. Ngay cả khi giá cả và chất lƣợng giữa các thƣơng hiệu là nhƣ nhau, khách hàng vẫn luôn ƣu tiên những thƣơng hiệu từ các tổ chức có danh tiếng tốt, biết quan tâm đến khách hàng và x hội. Một môi trƣờng đạo đức sẽ ủng hộ và đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Các doanh nghiệp thành công mang lại cho khách hàng các cơ hội đóng góp kiến phản hồi, cho phía khách hàng đƣợc tham gia vào q trình giải quyết các r c rối. Khi một khách hàng cảm thấy hài lòng, họ sẽ quay lại nhƣng một khách hàng cảm thấy khơng vừa lịng, họ sẽ nói cho những ngƣời khác về việc họ khơng hài lịng với công ty và bảo bạn bè tẩy chay công ty đó. Các hành động đạo đức hƣớng tới khách hàng xây dựng đƣợc vị thế cạnh tranh vững mạnh có tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm.

Góp phần tạo ra lợi nhuận:

Theo một nghiên cứu tiến hành với các tập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì những doanh nghiệp cam kết thực hiện và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thƣờng đạt đƣợc thành công lớn về mặt tài chính. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, trong vịng 11 năm, những cơng ty có truyền thống

đạo đức tốt đ nâng đƣợc thu nhập của mình lên tới 682%, trong khi những cơng ty đối thủ có chuẩn mực đạo đức bậc trung chỉ đạt đƣợc 36%. Nhƣ vậy, việc phát triển các chƣơng trình đạo đức có thể mang lại những lợi thế kinh tế. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một phần trong các kế hoạch chiến lƣợc của các doanh nghiệp. Đây khơng cịn là một chƣơng trình do các chính phủ u cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản l trong nỗ lực để giành lợi thế cạnh tranh.

Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia:

Các nƣớc phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nƣớc đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và x hội bị hạn chế bởi tham nhũng, độc quyền, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng nhƣ phúc lợi x hội. Với các thị trƣờng có niềm tin lớn nhƣ Nhật Bản, Anh, Canada, Mỹ, doanh nghiệp có thể thành cơng và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau. Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trƣờng năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn.

5. CÂU HỎI ƠN TẬP

a. Sở hữu trí tuệ là gì? Thực trạng của sở hữu trí tuệ hiện nay nhƣ thế nào? b. Bốn nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động thƣơng mại điện tử là gì? c. Vai trò của đạo đức trong thƣơng mại điện tử?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kenneth C. Laudon, E-Commerce 2019: Business, Technology and Society, 15th, Pearson, 2020.

2. Nguyễn Văn Thoan, “Giáo trình Thương mại điện tử”, Nhà xuất bản

Bách

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)