Hội đồng trọng tài và trọng tài viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 87 - 88)

Chƣơng 4 : PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH

3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng trọng tài ở

3.3. Hội đồng trọng tài và trọng tài viên

Việc giải quyết tranh chấp giữa các bên được thực hiện bởi một Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, sau khi một bên quyết định khởi kiện để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo phương th c trọng tài. Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên.

Các bên sẽ thành lập hội đồng trọng tài theo nguyên tắc sau:

 Trường hợp các bên thoả thuận Hội đồng trọng tài chỉ có 1 trọng tài viên duy nhất thì trọng tài viên này sẽ do các bên thống nhất lựa chọn. Nếu các bên không lựa chọn được trọng tài viên thì yêu cầu chủ tịch trung tâm trọng tài hình th c trọng tài thường trực hoặc tồ án có thẩm quyền hình th c trọng tài vụ việc chỉ định trọng tài viên.

 Trường hợp các bên thoả thuận hội đồng trọng tài có 3 trọng tài viên, thì mỗi bên chọn một trọng tài viên và các trọng tài viên được chọn sẽ đề cử thêm một trọng tài viên khác và bầu người này làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu họ khơng bầu được thì chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc Toà án sẽ chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên.

 Mỗi bên có quyền và cần phải lựa chọn trọng tài viên cho mình. Nếu bên nào không chọn được trọng tài viên thường là bên bị đơn thì đề nghị (hoặc thống nhất đề nghị đối với trường hợp có nhiều bị đơn Chủ tịch trung tâm trọng tài (hay Toà án) chỉ định trọng tài viên; nếu vẫn khơng đề nghị thì sau đó Chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn theo thẩm quyền luật định đối với trọng tài thường trực) hoặc nguyên đơn được pháp luật trao quyền sẽ yêu cầu Toà án chỉ định trọng tài viên cho bị đơn đối với hình th c trọng tài vụ việc), trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

 Trọng tài viên là cá nhân có trình độ chun mơn, kinh nghiệm và uy tín trong các lĩnh vực nhất định, được các bên lựa chọn hoặc được trung tâm trọng tài (hoặc Toà án) chỉ định giải quyết tranh chấp. Theo pháp luật hiện hành, trọng tài viên không bắt buộc phải là công dân Việt Nam và không nhất thiết phải có bằng cử nhân chuyên ngành luật

- Người được chọn làm trọng tài viên chỉ cần đáp ng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự.

86  Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; trong trường hợp đặc biệt, chun gia có trình độ chun mơn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, dù không đáp ng được yêu cầu này cũng có thể chọn làm trọng tài viên.

 Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, cơng ch c thuộc Tồ án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.

 Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xố án tích.

- Các trung tâm trọng tài được quyền quy định tiêu chuẩn cao hơn đối với Trọng tài viên của tổ ch c mình. Riêng những người tham gia sáng lập trung tâm trọng tài tại Việt Nam phải là cơng dân Việt Nam.

- Trong q trình thụ lý giải quyết, trọng tài viên có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc đạo đ c nghề nghiệp, giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thơng tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)