Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 71)

4. Thống kê tình hình biến động, trang bị và HQSD TSCĐ

4.3. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu biểu hiện việc sử dụng TSCĐ đạt kết quả tối ưu

Có 2 nội dung:

 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ

4.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

* Chỉ tiêu 1: Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất Công thức:

Hiệu quả sử dụng

TSCĐ =

Giá trị sản xuất trong kỳ

Tổng giá trị TSCĐ bình quân tgrong kỳ Trong đó: Tổng giá trị

TSCĐ bình qn

năm =

Giá trị TSCĐ đầu năm + Giá trị TSCĐ cuối năm

2 GO

Trong đó:

+H: hiệu quả sử dụng TSCĐ. +GO: giá trị sản xuất.

+ ф : giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 năm, cứ 1 đơn vị giá trị TSCĐ bình quân, khi tham gia vào quá trình sản xuất, sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

* Chỉ tiêu 2:

Hiệu quả sử dụng

TSCĐ (H) =

Tổng thu nhập/Doanh thu thuần Tổng giá trị TSCĐ bình quân tgrong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 năm, cứ 1 đơn vị giá trị TSCĐ bình quân, khi tham gia vào quá trình sản xuất, sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập trong 1 năm.

* Chỉ tiêu 3: Chi phí TSCĐ cho một đơn vị giá trị sản phẩm ((hiệu suất sử

dụng TSCĐ)

Chi phí TSCĐ cho 01 đơn vị giá trị

sản xuất =

Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Giá trị sản xuất trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản xuất cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ bình quân.

* Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận (sức sinh lợi của TSCĐ)

Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi

nhuận =

Lợi nhuận

Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị giá trị TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

Ví dụ: Giá trị TSCĐ đầu năm của DN 50 tỷ, cuối năm là 40 tỷ. Trong năm DN đã tạo ra được giá trị SX là 25,5 tỷ, với chi phí SX-KD là 20 tỷ.

Yêu cầu : Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SD TSCĐ?

Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng và tình hình sử dụng các TSCĐ giúp cho việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động của TSCĐ và từ đó đưa ra các quyết định về: hiện đại hoá TSCĐ; tăng cường TSCĐ; bảo quản tốt và tận dụng TSCĐ tốt hơn nữa.

4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: TSCĐ sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ (thiết bị sản xuất), và TSCĐ sử dụng cho bộ phận phục vụ (TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh). Như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị sản xuất, mặt khác phải tăng tỷ trọng của thiết bị sàn xuất trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp.

Việc phân tích được thực hiện thơng qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố dựa vào mối quan hệ được thể hiện qua công thức:

H = Q = Q x Ф’ = H’ x d ф Ф’ ф Trong đó: + H : hiệu quả sử dụng TSCĐ

+ H': hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất + GO : giá trị sản xuất trong kỳ

+ ф : giá trị TSCĐ bình quân

+ ф’ : giá trị thiết bị sản xuất bình quân

+ d : tỷ trọng tthiết bị sản xuất trong tổng số TSCĐ Ta xây dựng hệ thống chỉ số: IH = IH’ x Id Chỉ số tương đối: H1 = H1` x d1 H0 H0’ d0

Chỉ số tuyệt đối:

H1 – H0 = (H1’ – H0’)d1 + (d1 – d0)H0’ Ví dụ:

Có tình /hình sử dụng TSCĐ của một doanh nghiệp qua 2 năm như sau: Đvt: triệu đồng

Các chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất (GO) 2. Giá trị TSCĐ bình qn Trong đó: Trực tiếp sản xuất 800 2.000 1.550 1.000 2.400 1.750

Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ? Bài giải H0 = 800 = 0,4 2000 H1 = 1000 = 0,417 2400 H0’ = 800 = 0,516 1550 H1’ = 1000 = 0,571 1750 d0 = 1550 = 0,775

2000 d1 = 1750 = 0,729 2400 Thế số vào hệ thống chỉ số: - Số tương đối: 0,417 = 0,571 x 0,729 0,4 0,516 0,775 Hay 1,042 = 1,107 x 0,941 - Số tuyệt đối: (0,417 - 0,4) = (0,571 - 0,516)x0,729 + (0,729 - 0,775)x0,516 Hay 0,017 = 0,04 - 0,024

Nhận xét: kết quả trên cho thấy:

Giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 0,04 lần (4%) tương ứng tăng 1,7 triệu đồng do ảnh hưởng 2 nhân tố:

Do hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 0,11 lần (11%) làm cho giá trị sản xuất tăng 4 triệu đồng.

Do tỷ trọng thiết bị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 0,06 lần (6%) làm cho giá trị sản xuất giảm 2,4 triệu đồng.

Câu hỏi ơn tập

1.Hãy trình bày các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ.

2.Trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ. Ưu nhược điểm.

3. Trình bày các chỉ tiêu thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng và tình hình biến động TSCĐ.

4.Trình bày các chỉ tiêu thống kê mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ.

5. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố thuộc về TSCĐ

CHƯƠNG 5

THỐNG KÊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Ma chương: MH12-05

Mục tiêu:

- Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp - Đánh giá được tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

- Phân tích được các chỉ tiêu thống kê dự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

- Trình bày được nội dung thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu - Thống kê và phân tích được tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

- Đưa các giải pháp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp - Có thái độ nghiêm túc trong học tập

- Cẩn thận, chính xác trong luyện tập Nội dung chương:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)