Vi khuẩn nguyên thuỷ

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh thủy sản đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

VI KHUẨN VÀ NẤM

1 Vi khuẩn (Bacteria)

1.4 Vi khuẩn nguyên thuỷ

1.4.1. Mycoplasma

Mycoplasma là vi sinh vật nguyên thủy khơng có thành tế bào. Tế bào Mycoplasma được bao bọc bởi một màng đơn có ba lớp, bắt màu G- (hình 24). Kích thước ngang của Mycoplasma khoảng 0.2 – 0,3µm và là sinh vật nhỏ nhất trong sinh giới có đời sống dinh dưỡng độc lập. Khuẩn lạc trên môi trường của

mycoplasma rất nhỏ (0.1 – 1.0mm). Chúng sinh sản theo phương thức cắt đơi.

Có thể sinh trưởng trên các môi trường nuôi cấy nhân tạo giàu chất dinh dưỡng. Có thể phát triển cả trong điều kiện hiếu khí lẫn kị khí. Mycoplasma chịu ức chế bởi các chất kháng sinh ngăn cản quá trình sinh tổng hợp protein như: eritromixin, tetraxilin, lincomyxin, gentamyxin, kanamyxin và rất mẫn cảm với các chất kháng sinh nistatin, amphoterixin, candixidin.

Một số Mycoplasma có đời sống hoại sinh, thường gặp trong đất, trong

nước bẩn, trong phân ủ. Chúng có thể làm nhiễm bẩn các dung dịch dùng để nuôi cấy tổ chức động vật. Mycoplasma pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm màng phổi.

1.4.2. Ricketsia

Ricketsia là vi sinh vật nhân nguyên thủy G- chỉ có tồn tại trong tế bào các sinh vật nhân thật. Chúng khác với Mycoplasma ở chổ đã có thành tế bào và không thể sống độc lập trong các môi trường nhân tạo. Tế bào Ricketsia có kích thước thay đổi (0.25x1.0 µm; 0.6-1.2 µm; 0.8-2.0 µm) và có hình thái biến hóa (hình que, hình cầu, song cầu, sợi…). Chúng sinh sản bằng phương thức cắt thành hai phần đều nhau. Ricketsia mẫn cảm với các chất kháng sinh như

penixilin, tetraxilin, chloramphenicol. Chúng có các chu trình trao đổi năng lượng khơng hồn chỉnh và mẫn cảm với nhiệt độ. Chết ở nhiệt độ từ 560C trở lên sau 30 phút. Ricketsia thường sống ký sinh trên côn trùng và lan truyền bệnh sang người qua các vết thương do côn trùng đốt. Ở người Ricketsia prowalzekii

là tác nhân gây bệnh sốt phát ban nguy hiểm.

1.4.3. Clamydia

Clamydia là một loại vi khuẩn nguyên thủy G- rất bé nhỏ, có hệ thống enzyme khơng hồn chỉnh, thiếu các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi

sinh năng lượng, do đó bắt buộc phải ký sinh trong tế bào các sinh vật nhân thật. Sinh sản bằng cách phân cắt thành hai phần bằng nhau. Rất mẫn cảm với các chất kháng sinh và sumphamit. Clamydia mắt hột gây bệnh mắt hột ở người và chuột nhắt có tên là Clamydia trachomatis.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh thủy sản đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)