Vi khuẩn cổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh thủy sản đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 48 - 49)

VI KHUẨN VÀ NẤM

1 Vi khuẩn (Bacteria)

1.3 Vi khuẩn cổ

Vi khuẩn cổ là nhóm vi khuẩn lâu đời nhất trong nhóm vi sinh vật nhân nguyên. Chúng có những sai khác rõ rệt về cấu tạo thành tế bào và đặc tính sinh hố so với nhóm vi khuẩn thật. Vi khuẩn cổ sống trong các điều kiện môi trường rất đặc biệt mà các sinh vật bình thường khơng thể chịu đựng được.

1.3.1. Vi khuẩn sinh khí methan

Vi khuẩn sinh khí methan là vi khuẩn kị khí bắt buộc. Vi khuẩn này thường thấy trong nền đáy các thuỷ vực nước ngọt và nước lợ mặn, trong đường ruột của động vật và trong các nguồn chất thải động vật. Vi khuẩn methan có khả năng sử dụng H2 làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn cacbon để thực hiện quá trình trao đổi chất. Sản phẩm của q trình trao đổi chất là khí methan được tích tụ trong mơi trường. Vi khuẩn sinh khí methan có nhiều tiềm năng được sử dụng để tạo năng lương sinh học từ chất thải công nghiệp.

1.3.2. Vi khuẩn ưa mặn

Vi khuẩn ưa mặn là nhóm vi khuẩn có thể phát triển ở 4 – 5M NaCl (khoảng 25%) và ở độ mặn thấp hơn 3M NaCl thì nhóm vi khuẩn này khơng thể phát triển được. Vi khuẩn ưa mặn có thành tế bào, riboxom và các enzym đều được cân bằng bởi ion Na+.

1.3.3. Vi khuẩn ưa nhiệt

Là nhóm vi khuẩn địi hỏi nhiệt độ rất cao để phát triển (từ 80 – 1050C). Các enzym và các màng tế bào chất đều được cân bằng ở nhiệt độ cao. Đa số vi khuẩn thuộc nhóm nàycịn địi hỏi nguyên tố lưu huỳnh để phát triển. Cho nên nhóm vi khuẩn này thường xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ cao và giàu lưu huỳnh như miệng núi lửa, các thuỷ vực nước nóng hoặc ở đáy các đại dương.

1.3.4. Vi khuẩn ưa nhiệt

Vi khuẩn ưa nhiệt là nhóm vi khuẩn địi hỏi nhiệt độ rất cao (từ 80-1050C) để phát triển. Các enzyme và các mang chất ở nhóm vi khuẩn này đều được cân bằng ở nhiệt độ cao. Hầu hết vi khuẩn thuộc nhóm này cịn địi hỏi ngun tố lưu huỳnh để phát triển. Cho nên nhóm vi khuẩn ưa nhiệt thường xuất hiện ở

những nơi có nhiệt độ cao và giàu lưu huỳnh như miệng núi lửa, các thủy vực nước nóng hoặc ở đáy các đại dương. Vi khuẩn Sulfolobus acidocaldarius là vi khuẩn ưa nhiệt đầu tiên do Thomas D. Brock, thuộc đại học Wiscosin USA phát hiện năm 1970 cùng với vi khuẩn ưa nhiệt Thermus aquaticus. Các khám phá

này đã khởi động các nghiên cứu về lãnh vực sinh học các sinh vật ưa nhiệt. Enzym taq polymerase sử dụng trong các phản ứng trùng hợp (PCR) để khuếch đại AND được lấy từ vi khuẩn ưa nhiệt Thermus aquaticus có nhiệt độ phát triển thích hợp là 700C.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh thủy sản đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)