Tính thích ứng của TSV với điều kiện hô hấp trong nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngư nghiệp đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 42)

4. Trao đổi khí ở TSV

4.1. Tính thích ứng của TSV với điều kiện hô hấp trong nước

Hô hấp của TSV trong nước là nhờ quy luật khuếch tán của O2 và CO2 qua bề mặt cơ thể trong môi trường nước. Hệ khuếch tán của O2 trong nước thấp hơn

320 lần so với khơng khí. Do đó TSV lấy oxy trong nước khó hơn sinh vật ở trên cạn lấy oxy trong khơng khí. Ngược lại việc thải CO2 trong nước lại dễ hơn so với ở cạn, mặt khác do hệ số khuếch tán của CO2 trong nước khá cao, gấp 25 lần hơn hệ số khuếch tán oxy, mặt khác trong nước có muối carbonate trung hịa nhanh chóng CO2 thải ra theo sơ đồ:

CO2  H2CO3  Ca(HCO3)2  CaCO3 hòa tan  CaCO3 lắng đọng

Trao đổi khí của TSV phụ thuộc rất chặt chẽ với điều kiện môi trường nước (hàm lượng khí trong nước, nhiệt độ, độ mặn, chuyển động của nước) và với đặc điểm cấu tạo thích ứng của TSV.

Cũng do đặc điểm của môi trường nước về trao đổi khí như vậy, nên các TSV thứ sinh, trong khi giữ nguyên lối hô hấp oxy của sinh vật ở cạn (phổi) lại có xu hướng chuyển sang lối thải CO2 của sinh vật nước (bề mặt cơ thể).

Thích ứng về mặt cấu tạo cơ thể ở TSV: cơ quan hơ hấp có diện tích lớn để tăng cường khả năng tiếp xúc với các chất khí và cấu tạo bề mặt mỏng để khí dễ khuếch tán, các TSV khơng có cơ quan hơ hấp chun hóa đều có kích thước nhỏ, do đó diện tích tương đối lớn tạo điều kiện trao đổi thuận lợi ở động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ.

Tạo điều kiện trao đổi khí tốt của mơi trường nước: được TSV thực hiện bằng nhiều cách như chuyển đến nơi có nhiều oxy, tạo dịng nước chảy qua cơ thể, mang oxy tới phân tán khí CO2 đi dựa vào hoạt động tiết oxy của thực vật.

Phối hợp hơ hấp ở cạn ở nước: đó là đặc điểm được thấy ở nhiều thực vật, động vật đặc biệt ở các động vật sống vùng ven bờ và trôi trên mặt nước.

4.2. Cường độ trao đổi khí ở TSV

Cường độ trao đổi khí là lượng oxy hịa tan mà sinh vật sử dụng trong một thời gian, trên một đơn vị khối lượng cơ thể, đơn vị tính là mg oxy/kg/giờ. Ta biết rằng khi đốt cháy hết cùng một lượng protein, carbohydrate, lipid cũng cần một lượng oxy khác nhau và lượng năng lượng tỏa ra cũng sẽ khác nhau theo từng loại vật chất dinh dưỡng, nhưng đồng thời tỉ số giữa lượng oxy sử dụng và năng lượng tỏa ra đều xấp xỉ nhau. Cường độ trao đổi khí tăng lên đối với cá nhỏ, trong mơi trường có nhiệt độ cao và các điều kiện không thuận lợi cho hô hấp.

CHƯƠNG 5

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG NUÔI CÁ MH28 - 05

Giới thiệu: Đây là phần nội dung về những kiến thức cơ bản trong nuôi trồng thủy sản, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến đối tượng của nghề ni thủy sản, việc xác định đối tượng, vị trí ni cũng như các đặc tính dinh dưỡng và sinh sản của đối tượng ni.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được một số nguyên lý căn bản trong nuôi trồng

thuỷ sản.

- Kỹ năng:

+ Liệt kê được một số nguyên lý Nuôi trồng thủy sản.

+ Ứng dụng được một số nguyên lý căn bản vào nuôi trồng thuỷ sản.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thái độ đúng đắn về một số nguyên lý

căn bản trong nuôi trồng thuỷ sản.

1. Đối tượng của nghề nuôi thủy sản

Quyết định 50/2018/QĐ-TTg của Thủa tướng chính phủ quy định đối

tượng thủy sản nuôi chủ lực. Đồng thời đã xác định được 03 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm: Tôm sú; Tôm thẻ chân trắng; Cá tra.

Hình 5.1: Một số lồi giáp xác được ni hiện nay

Trong xu thế định hướng phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển nên kinh tế quốc dân, đối tượng thủy sản ni chủ lực phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:

- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ cao.

- Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Hình 5.3: Các đối tượng cá biển được ni hiện nay

Ngồi ra, các đối tượng ni thủy sản có thể xét theo môi trường sinh sống của chúng như môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Xét về sự đa dạng của lồi có thể đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản hiện nay như các loài giáp xác, cá, nhuyễn thể...

2. Cơ sở chọn lựa đối tượng nuôi thủy sản

Để lựa chọn đối tượng nuôi người ta dựa vào các cơ sở như sau: - Căn cứ vào những đối tượng nuôi được nhà nước cho phép. - Dựa vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

- Các đối tượng bán được giá cao, dễ thu lợi nhuận.

- Căn cứ vào các điều kiện sẵn có về diện tích đất hoặc diện tích mặt nước, kinh phí.

- Kiến thức và kinh nghiệm của người nuôi.

- Nguồn thức ăn sẵn có thích hợp với loại đối tường được chọn.

- Mơi trường ni cũng góp phần chọn những đối tượng ni thích hợp.

3. Cơ sở chọn lựa vị trí ni thuỷ sản

Trên thực tế, dựa trên vị trí địa lý và mơi trường ni mà có thể chọn các lồi thủy sản ni với các mơ hình ni khác nhau.

Đối với vị trí các vịnh của vùng biển sâu nước có độ mặn cao các đối tượng thường được chọn ni với mơ hình ni lồng bè như cá bóp (cá giị), cá mú, cá chim...

Hình 5.5: Ni cá lồng trên biển (Nguồn: tepbac.com)

Ở các vùng biển có nhiều phù sa, bãi bồi ở các cửa sơng, ven các vùng có rừng phịng hộ, có độ mặn thấp người ta thường chọn những đối tượng nuôi ở các vùng này như: sò huyết, nghêu, vọp, ốc len hay nuôi cua trong các rừng

ngập mặn...Ngoài ra ở những vùng ven biển để tận dụng những thủy vực như ao tôm không cịn ni hay thay đổi đối tượng ni để tránh trình trạng dịch bệnh đang xảy ra rất phức tạp với hình thức là ni luân canh hay xem canh, các đối tượng được chọn nuôi như cá kèo, cua biển, sị huyết, cá đối, cá mú...

Hình 5.6: Khu vực ni sị huyết ven biển (Nguồn: nongnghiep.com)

Đối với những khu vực có diện tích đất ít, ao hồ có diện tích nhỏ, người ta thường chọn những đối tượng ni có thể kết hợp với các mơ hình ni khác như ni cá kết hợp với làm vườn và chăn ni (VAC), các mơ hình lúa – cá nên các đối tượng có thể chọn như cá sặc rằn, cá rô đồng, các chép, cá tai tượng...

4. Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn thủy sản 4.1. Dinh dưỡng thủy sản

a. Giới thiệu chung về dinh dưỡng thủy sản

Đối với nuôi trồng thủy sản, nguồn dinh dưỡng và thức ăn đóng vai trị rất quan trọng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người ni. Dinh dưỡng là các q trình hoạt động sinh lý và hố học để chuyển hóa những chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng. Có 4 q trình trong q trình dinh dưỡng: thu nhận thức ăn, tiêu hố hấp thu thức ăn, chuyển hoá và bài tiết các chất dinh dưỡng khỏi cơ thể. Môn học nghiên cứu các quá trình trên gọi là dinh dưỡng học. Mục đích của dinh dưỡng học động vật thuỷ sản là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để cho quá trình chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể hiệu quả nhất (con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt và có hiệu suất lợi dụng thức ăn cao nhất).

Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường. Sáu nhóm chất dinh dưỡng đã được phân loại như sau: nước, protein và amino acid, carbohydrate, lipit, vitamin và các nguyên tố khoáng.

b. Đặc điểm dinh dưỡng của động vật thủy sản

Động vật thủy sản có cấu trúc ống tiêu hố và chức năng tiêu hoá rất khác nhau và đa số động vật thuỷ sản đều trãi qua giai đoạn ấu trùng. Ở giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của chúng biến đổi rất lớn, do vậy nghiên cứu về dinh dưỡng của động vật thủy sản khó hơn so với động vật trên cạn. Cá là động vật biến nhiệt nên có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật máu nóng vì khơng tiêu tốn năng lượng vào việc điều tiết thân nhiệt. Tuy nhiên, cá lại nhạy cảm với sự biến động của các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng thường được xác định ở khoảng nhiệt độ nước thích hợp nhất định, gọi là nhiệt độ mơi trường tiêu chuẩn.

Nhu cầu năng lượng của động vật thuỷ sản thấp hơn động vật trên cạn vì khơng mất năng lượng để điều hồ thân nhiệt, khơng tốn nhiều năng lượng để vận động, không mất nhiều năng lượng trong chuyển hoá protein. Nhu cầu vitamin cũng cao hơn, đặc biệt vitamin C, do cá không tự tổng hợp được trong cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc nhiều vào thức ăn. Nhu cầu chất khống thấp hơn vì cá có thể lấy chất khống từ mơi trường nước. Hầu hết các lồi cá có nhu cầu về axit béo nhóm Ω-3 (hay n-3) và các nhóm động vật thuỷ sản khác nhau thì có nhu cầu axit béo này khác nhau.

Về hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiệu suất sử dụng thức ăn của cá cao hơn động vật trên cạn. Hiệu suất sử dụng của cá trong khoảng 1,2 - 1,7/1, trong khi đó hiệu suất sử dụng của lợn là 3/1 và của gà là 2/1). Về phương thức lấy thức ăn của cá. Có nhiều phương thức như bắt mồi (cá lóc, cá bống tượng), gặm (như cá đối), lọc (như cá mòi, cá đuối), hút, ký sinh (như cá mút đá ...). Do đó, thức ăn phải được chế biến và cho ăn theo phương thức lấy thức ăn của cá.

4.2 Thức ăn thủy sản

Đối với nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thì nên chọn các đối tượng thủy sản có thể sử dụng thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến hay thức ăn viên công nghiệp. Thức ăn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất quyết định đến năng suất, lợi nhuận và hiệu quả của các mơ hình ni thủy sản. Trong ni thủy sản mật độ cao (bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh) chi phí thức ăn chiếm từ 55- 70% chi phí cả vụ ni. Cho nên việc lựa chọn thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, cho từng lồi cá ni và việc sử dụng thức ăn hợp lý, hiệu quả là rất quan trọng trong tất cả các mơ hình ni thủy sản hiện nay. Ngồi ra căn cứ vào tính ăn của đối tượng ni là ăn thực vật, ăn động vật hay ăn tạp. Đối tượng ni khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng như động vật giáp xác và nhuyễn thể cần khoáng nhiều hơn các loại cá. Cá giống hay cá con cần nhiều đạm hơn cá trưởng thành.

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hố và hấp thu các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể.

Ý nghĩa của việc cho cá ăn: cung cấp đủ số lượng và dưỡng chất chứa đựng trong thức ăn để cá phát triển tốt nhất.

Phân loại thức ăn: Trong nuôi thủy sản thường sử 4 loại thức ăn là Thức ăn tự nhiên như trùn chỉ, trứng nước, artemia, rong tảo; Thức ăn nhân tạo hay TACN; Thức ăn tươi sống như tôm tép, cá tạp biển và cá tạp nước ngọt; và Thức ăn tự chế.

Hình 5.7: Các loại thức ăn tự nhiên thường dùng trong NTTS

Thức ăn cung cấp cho cá dù là loại nào cũng phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng về chất đạm, chất dầu mỡ; vitamin, khoáng (là những dưỡng chất thiết yếu) và chất bột đường, nhất là chất đạm rất quan trọng để cá tăng trưởng. Nhu cầu chất đạm đối với nhóm cá ăn thịt thường cao (khoảng 40%), thức ăn của cá giống khơng nên nhỏ hơn 38% đạm.

Hình 5.8: Thức ăn viên cơng nghiệp (Nguồn: sinhhoctomvang.vn)

Tùy thuộc vào kỹ thuật ương dưỡng tại các trại sản xuất giống mà cá giống chuẩn bị cho ni thương phẩm thì khả năng chấp nhận các loại thức ăn sẽ khác nhau. Trong nuôi cá thương thẩm thường sử dụng 2 loại thức ăn là TATC và TACN hoặc kết hợp cả 2 loại thức ăn trên. Khả năng chấp nhận các loại thức ăn này sẽ gia tăng khi cá được tập ăn sớm, cá giống càng nhỏ thì khả năng thích nghi với các loại thức ăn càng tốt. Ở cá giống thì khả năng thích nghi TATC tốt hơn TACN.

5. Cơ sở về sinh sản và di truyền chọn giống thủy sản 5.1. Sinh sản của động vật thủy sản

Sinh lý sinh sản của động vật thủy sản bao gồm:

a. Sự thành thục của động vật thủy sản về thể vóc và chu kỳ sinh sản

- Sự thành thục sinh dục và thể vóc:

Trong quá trình phát triển cá thể, nhờ sự trao đổi chất làm cho sinh vật tăng trưởng và phát triển. Ðến một giai đoạn nhất định sinh vật bắt đầu có khả năng sinh sản (tạo ra các sản phẩm sinh dục), thời kỳ này sinh vật bắt đầu thành thục về sinh dục. Ở cá, thời gian thành thục về sinh dục sớm hay muộn tùy thuộc vào giống loài, đực cái, điều kiện dinh dưỡng, các yếu tố của môi trường sống của chúng. Cá là động vật biến nhiệt nên sự thành thục về sinh dục phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ mơi trường, cùng lồi cá nhưng ở vùng nhiệt đới thì thành thục sớm hơn ở vùng ôn đới. Thường cá thể đực thành thục sinh dục sớm hơn cá thể cái, trung bình là 1-2 năm.

Ở cá, sự thành thục về sinh dục sớm hơn sự thành thục về thể vóc; có nghĩa là sau khi thành thục về sinh dục cá vẫn tiếp tục sinh trưởng trong một thời gian nữa mới đạt đến sự thành thục về thể vóc, lúc này cá mới có khả năng sinh sản được. Ðặc biệt khi cá thành thục về sinh dục thì tốc độ sinh trưởng bị chậm lại.

- Chu kỳ sinh sản:

Trước khi tuyến sinh dục của cá thành thục, khơng có hiện tượng về chu kỳ sinh sản. Khi tuyến sinh dục của cá thành thục và cá đẻ lần đầu, từ đó tuyến sinh dục biến đổi có chu kỳ, tuần hồn khơng thay đổi gọi là chu kỳ sinh sản hay là chu kỳ tuyến sinh dục. Tùy từng giống loài khác nhau mà chu kỳ sinh sản và thời gian của mỗi chu kỳ ở mỗi lồi cá có sự khác nhau. Có một số lồi cá trong một năm chỉ xuất hiện một chu kỳ sinh sản nghĩa là cá đẻ một lần trong năm; ngược lại, một số loài cá khác trong một năm xuất hiện nhiều chu kỳ sinh sản nghĩa là cá đẻ nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, sự biến đổi của tuyến sinh dục trong một chu kỳ sinh sản là căn bản giống nhau.

Trong chu kỳ sinh sản, cùng một lúc toàn bộ cơ thể, nhất là các cơ quan liên quan với tuyến sinh dục cùng phát sinh một loạt biến đổi về hình thái và sinh lý song song với sự biến đổi của tuyến sinh dục. Ví dụ: trước khi vào mùa sinh sản, cá tăng cường bắt mồi, tích lũy năng lượng; do đó các cơ quan tiêu hóa, hơ hấp, nội tiết... cũng tăng cường hoạt động. Việc nghiên cứu chu kỳ sinh sản của cá có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Trên cơ sở hiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngư nghiệp đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)