Các mơ hình ni hải sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngư nghiệp đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 67)

Nuôi hải sản bao gồm cả ni những lồi sống trong mơi trường nước mặn, nước lợ ở các vùng cửa sông và vùng nội địa ven biển. Đối với một số đối tượng nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá kèo, cá đối, cá măng, cá mú...Các đối tượng này cũng được nuôi theo 4 mơ hình như ni thủy sản nước ngọt như: Nuôi quảng canh, nuôi quảng cang cải tiến, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh (Xem chi tiết Mục 1: Chương 6).

Các mơ hình ni hải sản hiện nay được sử dụng phổ biến:

2.1. Nuôi cua biển trong ao đất

Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác thì thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo thực thụ của cua.

Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn từ : 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày. Ở giai đoạn cua trưỏng thành thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều (đầu con nước).

Loại hình ni cua biển

+ Nuôi cua thịt: Thường được nuôi trong ao đất

+ Nuôi cua lột: Thường được nuôi trong lồng đặt trong ao đất

Ao ni cua con thành cua thương phẩm thường có diện tích từ 500m2 đến 5000m2. Đây là hình thức ni thâm canh việc thả giống, cho ăn tích cực, chăm sóc quản lý chặt chẽ

2.2. Ni nhuyễn thể a. Nuôi nghêu: a. Nuôi nghêu:

- Thường được ni ở bãi bồi ven biển có hàm lượng cát tương đối cao. - Ở cồn bãi ven biển thì phân lơ dạng bậc thang theo chiều dọc bãi thành hình chữ nhật.

- Diện tích mỗi khu vực nuôi rộng 1-2 ha. - Đường phân vng thẳng góc với đường bờ.

- Dọc các đường phân vuông phải cắm cọc tre hay gỗ (mỗi cọc cách nhau 4-6m) có lưới chắn rải theo các cọc.

- Chiều dài lưới khoảng 300-400m, chiều cao lưới chắn khoảng 40cm (kích thước mắt lưới 4-5mm).

- Các bãi cồn ở giữa các cửa sơng (thường có dạng bầu dục hay tam giác) thì phân vng theo cỡ bàn cờ.

- Diện tích mỗi vng 2 - 4 ha có rào chắn 4 cạnh (rào chắn gồm cọc và lưới như trên).

b. Ni sị huyết:

- Chọn địa điểm

+ Tốt nhất là đặt ở vùng hạ triều vì ở đó có thời gian đất ngập nước nhiều hơn.

+ Nếu để sò sống ở vùng nước sâu sẽ có thời gian bắt mồi dài hơn, sinh trưởng nhanh hơn, nhưng lại khó quản lý và khai thác.

+ Ở eo vịnh, cửa sơng vừa ít sóng gió lại có nước ngọt chảy vào bổ sung thêm muối dinh dưỡng.

+ Nơi có nền đáy là bùn pha cát mềm (90% là bùn + 10% là cát) lớp bùn đáy khơng q 10cm và có màu vàng nâu, vừa tạo điều kiện để sị vùi mình dưới bùn khi cần thiết.

- Xây dựng bãi ni đơn giản

+ Tiến hành đóng cột mốc ở 4 góc làm ranh giới quản lý.

+ Dùng đăng tre hoặc lưới căng xung quanh bãi thành rào chắn khơng cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi ni.

+ Sau đó, dùng cây gỗ chắc chịu được nước đường kính 10-15cm, dài 1,5- 2m làm thành cọc đóng thành hàng xung quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1m và đóng sâu 0,50m.

+ Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn 0,20m và cột chặt vào các cọc.

+ Sửa sang lại bãi cho phẳng, không để ứ đọng nước, nhặt hết các tạp vật hại sò.

+ Nếu bãi cứng phải cày bừa cho tơi xốp.

+ Cách nuôi này tuy đầu tư ít song lại khơng bền vững, hàng năm phải thay cọc, lưới hoặc đăng gây quá tốn kém.

- Xây dựng bãi nuôi kiên cố

+ Phải thiết kế bãi ni có hình chữ nhật và xây dựng kèm theo các cơng trình.

+ Bờ bao xung quanh bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng 2-2,5m, đáy bờ 3-3,5m, chiều cao của bờ 1,2-1,5m.

+ Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong bờ bao. + Diện tích mương bằng 15-20% diện tích bãi ni.

+ Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước vào bãi trong sạch.

+ Mương ngoài tác dụng là rào chắn khơng cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi cịn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.

+ Bãi nuôi là nơi sinh sống của sị, bằng phẳng khơng bị ứ đọng nước. + Cao trình mặt bãi phải đủ để điều chỉnh nước khi cần thiết.

+ Cống cấp và tháo nước nhằm điều chỉnh lượng nước trong bãi nuôi. + Cống làm bằng xi măng, bằng gỗ hoặc bằng cây dừa.

+ Phía trước bãi ni và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ ngăn cao 0,6m, bề mặt 0,6m, cách bãi nuôi chừng 1,5m và cách cửa cống 1,5m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi đảm bảo cho bãi ni khơng bị xói mịn.

c. Ni ốc hương:

- Mơ hình ni ốc hương cơng nghiệp trong bể có hệ thống máy lọc nước tuần hồn kép kín, tức là nước trong bể nuôi được thu gom xử lý bằng hệ thống lọc làm sạch nước, sau đó nước được bổ sung oxy nguyên chất bơm trở lại bể nuôi liên tục.

- Ưu điểm của mơ hình là sau 3 – 5 ngày mới phải thay nước một lần (ni theo hình thức phổ thông hiện nay hàng ngày phải thay nước) đồng thời cho phép nuôi với mật độ siêu dày, đặc biệt khơng dùng hóa chất và kháng sinh hoặc có thì rất ít giúp sản phẩm chất lượng.

d. Ni hàu:

- Nuôi đáy: Giá thể thường là đá, sỏi, vỏ nhuyễn thể. Giá thể được rải

xuống nền đáy ở vùng triền hay dưới triều. Áp dụng ở những nơi có nền đáy cứng, ít phù sa hay bã xác hữu cơ.

- Nuôi cọc: Giá thể là cọc tre, gỗ, bê tơng. Áp dụng ở những nơi có nền

đáy mềm, nhiều phú sa và xác bã hữu cơ.

- Nuôi giàn: Giá thể là các khay, que, chuỗi làm từ vỏ nhuyễn thể, gỗ, gáo

dừa... Áp dụng cho nơi có nhiều phù sa, xác bã hữu cơ, phiêu sinh vật địch hại sống đáy (sao biển, ốc...).

- Nuôi bè: Bè là một khung bằng gỗ, tre, dây thừng kết nối với nhau và

được làm nổi bằng phao. Bè được giữ cố định nhờ dây neo ở 4 góc. Các chuỗi giá thể được treo trên khung bè, giá thể trong nuôi nè cũng giống giá thể trong nuôi giàn.

e. Nuôi trai lấy ngọc:

- Ni vỗ: Sau q trình cấy nhân, cơ thể con trai chịu nhiều tổn thương

nên yếu đi. Vì thế cần được ni vỗ để trai phục hồi sức khỏe. Môi trường nuôi vỗ phải yên tĩnh và điều kiện mơi trường ít dao động ảnh hưởng tới trai. Sau thời gian ni vỗ vết thương bình phục và lành dẫn, lớp biểu bì mặt ngồi màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong hai ngày rồi sẽ chuyển qua nuôi thành ngọc.

- Nuôi thành ngọc: Sau thời gian nuôi vỗ, trai đã phục hồi, chúng được

chuyển đến bãi ni chính để ni thành ngọc. Dùng lồng tre hay lưới treo trong nước biển có nồng độ muối từ 25-35% ( dưới 15% trai dễ bị chết). Nhiệt độ từ 20-30 độ C. Phụ thuộc vào giống trai mà thay đổi độ sâu của lồng ni trai để duy trì điều kiện thích hợp nhất cho trai. Thời gian nuôi cấy ngắn hay dài tùy thuộc vào yêu cầu ngọc to hay nhỏ thường từ 1-4 năm.

f. Nuôi tu hài:

- Địa điểm ni có các điều kiện mơi trường thích hợp với sinh thái của tu hài có độ mặn 29 - 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hầu, sò, điệp; độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không tù đọng.

- Nuôi ở những nơi không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Ni tu hài thích hợp nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự

nhiên, nơi có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.

2.3. Nuôi thủy sản lồng bè trên biển

- Nuôi tôm hùm: Thường được nuôi ở các vịnh ven biển. - Nuôi các lồi cá song, cá cam, cá mú, cá bóp...

a. Chọn vị trí lồng:

Trong ni lồng, do chất lượng nước khơng thể kiểm sốt được như trong các thuỷ vực, ao đầm mà tuỳ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Vì thế chọn lựa vị trí thích hợp sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nghề nuôi.

Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí ni tn thủ theo các điều kiện sau:

- Bè nuôi cần đặt ở vùng eo, vịnh hay mặt sau của đảo.

- Tránh nơi sóng to, gió lớn có thể làm hư hỏng lồng, trơi thức ăn, làm cho cá khó bắt mồi dẫn đến hoạt động yếu gây chậm lớn và phát sinh bệnh.

- Độ sâu từ đáy lồng cách mặt đáy biển ít nhất 5 – 10m khi thủy triều xuống thấp nhất.

- Cần tránh đặt lồng nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng dễ dẫn đến tình trạng cá yếu dần và chết do thiếu oxy.

- Tốc độ dịng chảy thích hợp từ 0,2 – 0,6m/giây.

- Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4 – 6mg/lit, nhiệt độ 25 – 300C, pH từ 7,5 – 8,3 độ mặn từ 20 - 33‰.

- Tránh xa những nơi bị ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải độc hại, nước thải sinh hoạt và khu vực bến cảng nơi có nhiều tàu thuyền neo đậu.

b. Thiết kế và xây dựng lồng ni:

- Có thể thiết kế dàn lồng có kích cỡ 8m x 8m x 3m được thiết kế thành các lồng riêng biệt như vậy mỗi dàn lồng sẽ có 4 lồng ni kích cỡ 4m x 4m x 3m.

- Như thế sẽ thuận lợi cho việc phân cỡ giống lúc thả, có thể dành một lồng trống để xử lý cá bệnh hay diệt rong tảo bẩn đóng trên lồng.

- Khung bè phải được làm bằng các loại gỗ bền chắc, chịu được mưa nắng, chịu được độ mặn và hàu, hà bám không đục phá được.

- Chọn vật liệu tốt để làm lồng nhằm tránh bị hư hỏng do thời gian nuôi khá dài.

- Lưới lồng cần chọn loại bền chắc, hạn chế được các loài sinh vật bám. - Để giữ bè nổi, dùng phao bằng thùng nhựa hay thùng phuy được sơn kỹ và bố trí đều để nâng khung gỗ.

- Số lượng neo thường 4 cái và dây neo lớn (Ø =24) với chiều dài khoảng 30 – 50m để giữ bè cố định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (1994), Cẩm nang kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước lợ, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (2000), Bài giảng Ngư nghiệp đại cương. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Văn Tư (2012), Bài giảng Thủy sản đại cương. Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

4. Kim Văn Vạn (2009), Giáo trình Ni trồng thủy sản đại cương. Đại học

Nơng nghiệp Hà Nội.

5. Phạm Thanh Liêm, Dương Thúy Yên và Bùi Minh Tâm (2013), Di truyền

và chọn giống thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

6. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009). Dinh dưỡng và thức ăn

thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

7. Xuân, L. N, Long, D. N và Tâm, B. M (chủ biên) (2000), Sinh học và kỹ thuật ni một số lồi cá nước ngọt. Sở khoa học Công nghệ và Môi trường An

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngư nghiệp đại cương (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)