Trong nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, mơi trường, thổ nhưỡng, nguồn nước và giàu nguồn nhân lực do đó nước ta có sản lượng nơng sản dồi dào và phong phú. Trong 10 năm trở lại đây, nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hiện nay nước ta đã trở thành một cường quốc về xuất khẩu nông sản. Với một sản lượng nơng sản lớn, ngồi phục vụ mục đích tươi sống nước ta cịn chế biến nhiều mặt hàng nơng sản khác nhau nhằm đa dạng sản phẩm tiêu thụ thị trường trong nước và thế giới, chủ yếu là các loại sau: Đồ hộp, lạnh đông, nghiền, cô đặc, mứt quả, chiên sấy, lên men, muối... Trong đó rau quả ngâm chua ngọt là mặt hàng phổ biến ở Việt Nam. Diện tích và sản lượng cà pháo ở Việt Nam trong mấy năm gần đây đã tăng lên đáng kể, do người dân đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa cho năng suất, chất lượng thấp sang trồng hoa màu. Đặc biệt là ở các tỉnh như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Yên Bái phần lớn diện tích trồng lúa trước kia của nhiều hộ nơng dân đã được chuyển sang trồng hoa màu, phát triển kinh tế trang trại. Dưới đây là bảng thống kê diện tích và sản lượng cà pháo được trồng ở một số tỉnh của Việt Nam [37].
Số thứ tự Tỉnh (Thành phố) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Lạng Sơn 20 120 2 Cao Bằng 17 112 3 Bắc Giang 26 240 4 Bắc Ninh 18 221 5 Bắc Kạn 23 250 6 Thái Nguyên 22 230 7 Phú Thọ 24 224 8 Vĩnh Phúc 27 301 9 Hà Nội 14 110 10 Hồ Bình 23 223 11 Hải Dương 25 303 12 Hưng Yên 27 204 13 Hải Phòng 21 198 14 Nam Định 22 197 15 Ninh Bình 27 248 16 Hà Nam 28 312 17 Lào Cai 25 321 18 Yên Bái 22 278 19 Thanh Hoá 37 450 20 Nghệ An 39 478
So với sản lượng của cây trồng khác thì cà pháo có sản lượng trồng thấp hơn. Cà pháo dược trồng nhiều ở huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An, ngồi ra nó cịn được trồng ở nhiều vùng khác. Tuy nhiên đây cũng là một loại rau quả được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Cà pháo là món ăn dân dã đã lâu đời của người Việt Nam nó cũng đã trở nên thân thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hoá Việt Nam. Về giá trị kinh tế thì cà pháo là cây trồng cho năng suất cao, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng của quả ngắn [38].
Đặc biệt, cây cà pháo không cần nhiều cơng chăm bón, chỉ cần đất ẩm ướt là có thể phát triển và đậu nhiều trái. Thời gian từ khi xuống giống đến khi thu hoạch là 2 tháng, sau đó việc thu hoạch kéo dài khoảng 1 năm mới trồng lại. Hiện nay, 5 ngày thu hoạch 1 lần với năng suất trung bình từ 1,5-1,7 tấn cà pháo. Sản phẩm thu hoạch được thương lái vào tận vườn thu mua với giá dao động 6000 - 8000 đồng/kg, qua đó mỗi
tháng đạt doanh thu trên 70 triệu đồng.
Thị trường tiêu thụ của cà pháo khắp nơi, mạnh nhất là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc. Cà pháo được thu mua về, các thương lái sẽ bán cho các cơ sở chế biến cà muối. Giá cà pháo được bán trên thị trường hiện nay ở các chợ truyền thống, siêu thị dao động trong khoảng 10000 - 20000 đồng/kg. Và sản phẩm cà pháo ngâm chua ngọt có mặt trên thị trường hiện nay như cà pháo chua ngọt Sông Hương 370g với giá khoảng 50000 đồng/hũ.
Cà pháo Việt Nam được công ty Ngọc Liên xuất khẩu lần đầu sang Mỹ vào năm 1996, trước cả thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Hiện ngoài Mỹ, Nhật, Đài Loan, các sản phẩm cà pháo ăn liền của Ngọc Liên đã xuất khẩu tới Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Úc, New Zealand.
Trên thế giới
Cà pháo là một loại rau ăn quả trong ẩm thực của nhiều nước trên thế giới, được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, vùng cận nhiệt đới của Châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới như Pháp, Mỹ… Dưới đây là bảng minh hoạ chi tiết diện tích và sản lượng cà pháo ở một số khu vực trên thế giới.
Bảng 1.3 : Diện tích và sản lượng cà pháo trên thế giới năm 2007
Số thứ tự Thế giới và các châu lục Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1 Châu Phi 227 2104
2 Bắc Mỹ 200 3013
4 Châu Á 1105 14356
5 Châu Âu 140 2670
6 Châu Đại Dương 22 452
7 Thế giới 17032 22563.2
Theo tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO) cho biết Châu Á là châu lục có sản lượng cà pháo lớn nhất trên thế giới. Cà pháo được tiêu thụ nhiều ở Châu Á, ngồi ra cịn được xuất khẩu sang nhiều châu lục khác dưới dạng các sản phẩm chế biến [39].