1 .Kỹ thuật nuôi cá tra
1.1 .Đặc điểm sinh học của cá tra
Tên tiếng anh: Pangasius catfish
Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus
a. Phân loại Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius
19
b. Đặc điểm
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Trong tự nhiên đã gặp cá nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
Tùy thuộc mơi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản.
c. Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sơng Mê kơng, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya.
d. Tập tính
Cá tra là cá da trơn , thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10%o), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lịai cá khác. Cá có cơ quan hơ hấp phụ và cịn có thể hơ hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hịa tan.
Cá tra thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau khi cịn nhỏ và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu khơng được cho ăn đầy đủ. Ngồi ra, khi khảo sát cá bột vớt trên sơng, cịn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con của các loài cá khác.
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, khơng gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục, là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn
20
tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.Trong ao ni cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy. Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên.
e. Sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái lan. Cá tra khơng có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngồi thì khó phân biệt được cá đực, cái. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sơng có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào.
Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của lồi cây sống ven sơng Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể ni thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái.
1.2 Lựa chọn địa điểm nuôi
Cải tạo ao mới đào
Đối với ao mới đào thường bị nhiễm phèn, cho nên việc rửa phèn là rất cần thiết. Thực hiện ở những ao ở vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng, nước đọng trong ao có màu nâu đỏ, vàng, có váng nởi trên mặt nước. Khi đào ao, lớp đất ở bề mặt bờ và đáy ao tiếp xúc với khơng khí, chất sinh phèn (pyrit sắt) tồn tại trong đất sẽ phản ứng với oxy và nước để tạo thành phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhơm (phèn lạnh). Bón vơi để hạ phèn trong ao.
Cải tạo ao cũ
Khâu cải tạo ao cũ đã sử dụng được tiến hành theo các bước sau:
- Tát cạn ao, dọn sạch cỏ xung quanh bờ ao, nạo vét bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 30cm.
21
- Dùng dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ, lượng dùng 0,5 - 1kg rễ dây thuốc cá cho 100m3 nước.
- Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao. - Dùng vôi bột với liều lượng 8-10kg/100m2 rải đều xuống đáy ao, mái bờ để diệt các lồi cá tạp cịn sót và diệt mầm bệnh. Vùng nhiễm phèn thì bón lượng vơi cao hơn khoảng 50%. Sau khi rải vôi xong phải bừa đáy ao để trộn đều vôi với lớp bùn mặt ao.
- Phơi đáy ao 2 - 3 ngày chỉ cần phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim. Đối với ao ở vùng nhiễm phèn thì khơng nên phơi đáy.
- Cấp nước vào ao đến mực nước 2 - 3m thì thả cá giống. Việc cấp nước phải được lọc qua túi lọc để loại bỏ rác bẩn và cá tạp hay địch hại.
Cấp nước
Chú ý khi lấy nước vào ao nuôi cần chọn nguồn nước tốt vào thời điểm thủy triều cao nhất (nước lớn), không bị ô nhiễm hữu cơ, chất thảy từ sinh hoạt, chăn nuôi, các khu công nghiệp và sản xuất nơng nghiệp chun canh. Nếu có điều kiện về diện tích nên có một ao lắng riêng để tiện việc xử lý nước trước khi cấp trực tiếp vào ao nuôi cá.
Khi cấp nước cần sử dụng túi lọc để tránh địch hại, ký chủ trung gian của các mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.
1.3 Chọn và thả giống
Cá tra phân đàn rất lớn trong thời gian ni. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày t̉i, cùng kích thước là điều hết sức quan trọng, vấn đề này sẽ quyết định năng suất nuôi sau này.
Nên chọn mua cá giống ở những nơi tin cậy; cá có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, khơng dị hình,khơng bị trầy xướt, bơi lội nhanh nhẹn, khơng có triệu chứng bệnh. Con giống có chiều cao 2 phân trở lên là thích hợp cho thả ni thương phẩm. Cũng cần phải áp dụng kĩ thuật ương cá giống để chất lượng cá thương phẩm sau này đạt hiệu quả cao.
Mật độ cá thả nuôi tùy thuộc vào quan điểm của từng người, tuy nhiên mật độ khoảng 40 con/m2 là thích hợp. Khi thả ni với mật độ cao, điều cần lưu ý là hàm lượng oxy trong ao thấp, đặc biệt vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, nguồn nước trong ao thường xuyên bị ô nhiễm nặng do sự tích tụ của phân cá và thức ăn dư thừa làm cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh.
22
- Hàng ngày nên kiểm tra cống bọng, bờ bao quanh ao, phát hiện những nơi rò rỉ.
- Chế độ thay nước là một trong những công việc hết sức quan trọng. Nên thay nước mỗi ngày khoảng 20 - 50 % lượng nước trong ao.
- Sau khi ăn cá sẽ cần oxy nhiều hơn, vì vậy việc bơm nước mới vào ao khoảng 30 phút trong lúc này là cần thiết giúp cá hô hấp và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Trong mùa mưa lũ, nước nguồn đổ xuống rất đục (nước quay), mang theo nhiều mầm bệnh, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ dễ gây bệnh cho cá trong ao.
- Để phòng tránh, khuyến cáo nên thay nước có kiểm sốt và phối hợp kiểm tra hàm lượng oxy mỗi ngày lúc 6 giờ sáng.
- Khi oxy thấp hơn 4 ppm cần bơm nước mới vào ao. Ngồi ra có thể thay nước lúc nước triều cường lên, mỗi ngày thay 30- 40% lượng nước trong ao.
1.5 Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch
Sau 8 đến 10 tháng nuôi, cá đạt cỡ từ 1 đến 1,2 kg/con, lúc này có thể thu hoạch được rồi. Tuy nhiên cần theo dõi tình hình tiêu thụ cũng như giá cả thị trường để chọn thời điểm thu hoạch thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao. Sản lượng cá trung bình trong những năm gần đây đạt khoảng: 30 tấn đối với bè nhỏ, 50 tấn đối với bè trung bình và trên 100 tấn đối với bè lớn. Năng suất trungbình từ 120 đến 130 kg/m3 bè.
Thu hoạch và bảo quản cá
Để hạn chế tình trạng cá chết trong lúc vận chuyển, trước khi thu hoạch khoảng 3 ngày nên giảm lượng thức ăn và đến ngày thu hoạch thì ngưng hẳn.
Cần chuẩn bị đầu đủ nhân lực và các dụng cụ bắt cá, rửa cá cũng như phương tiện vận chuyển. Dùng lưới bắt từng mẻ cá cho đến khi hết cá. Nên thu gom cá trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thốt. Phải rửa sạch bùn bám trên mình cá trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến. Trường hợp phải bảo quản cá tươi, khơng được dùng các loại hóa chất hoặc thuốc đã bị cấm sử dụng.
2. Kỹ thuật ni cá lóc, cá rơ đồng, cá rặc rằn 2.1 Ni cá lóc 2.1 Ni cá lóc
Hiện nay, có 3 lồi cá lóc được ni phở biến: Cá lóc đen (Ophiocephalus
striatus), cá lóc bơng (Ophiocephalus micropletes) và cá lóc mơi trề
(Ophiocephalus sp.). Có nhiều loại hình ni đang được áp dụng: ni đơn trong ao, bè (thường được nuôi theo phương thức bán công nghiệp hay công nghiệp),
23
nuôi trong lồng lưới kết hợp với ao cá nước tĩnh nghĩa là cá lóc được ni thâm canh trong lồng lưới, lồng lưới được đặt trong ao ni các lồi cá khác, hoặc ni ghép cá lóc với các lồi cá khác (rơ đồng, sặc rằn, rơ phi, mè, trôi, trắm cỏ…) trong ao, ruộng, hay ni trong mơ hình VAC.
a. Đặc điểm sinh học của cá lóc
Ngồi tự nhiên cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ, chúng có mặt ở sơng, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, bưng, đìa… Cá thích sống nơi có thực vực thủy sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 – 12 %), độ pH thích hợp 6.3 – 7.5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30oC. Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hơ hấp phụ trên mang, ngồi việc sử dụng oxy có trong nước, cá cịn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngồi khơng khí (khí trời). Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các
mơ hình ni thâm canh trong bè, trong ao.
Về đặc tính dinh dưỡng: Cá lóc mới nở tự dưỡng bằng nỗn hồng trong 3 ngày, có thể ăn các động vật rất nhỏ trong nước (luân trùng) hay lòng đỏ trứng, sau 5 – 7 ngày có thể ăn moi na (con đỏ), trùn chỉ, thức ăn tổng hợp dạng bột. Khi trưởng thành cá ăn động vật là chủ yếu, khả năng rình bắt mồi rất tốt, trong thủy vực chúng ăn nhiều nhất là các loại cá có kích thước nhỏ tơm, tép. Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thủy hải sản, phế phẩm từ lị mở gia súc, gia cầm và cả cám viên tổng hợp.
Về sức tăng trưởng: Nếu ni cá lóc từ cở 5 – 7cm sau 12 tháng nuôi cá đạt trong lượng từ 500 – 700 g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt được 100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào mùa Xuân – Hè. Và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản vào đầu mùa mưa.
b. Chuẩn bị ao ni
Ao ni cá lóc có diện tích 50 – 500 m vng là phù hợp. Độ sâu nước ao từ 1.5 – 2 m.
Vét sạch lớp bùn đáy càng sạch càng tốt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tính chất đất ở nền đáy và tầng sinh phèn, có những vùng càng vét sâu và phèn càng cao. Những ao ở vùng này nếu ni cá lóc sẽ gặp khó khăn khi gây ni thức ăn tự nhiên và nhất là khi thu hoạch.
Bón vơi 10 – 20 kg/100 mét vng ao, phơi đáy ao 3 - 5 ngày, lấy nước vào ao 60 – 80 cm, tiến hành diệt tạp (2 kg thân và rễ cây thuốc cá cho vào 100 mét khối nước ao hoặc dùng các sản phẩm Rotenone, Saponine có bán sẳn trên thị
24
trường). Sau khi diệt tạp được 5 – 7 ngày, bón 20 – 30 kg phân chuồng đã ủ hoai cho 100 mét vuông ao hoặc phân vô cơ DAP 300g/100 mét vuông ao. Sau 4 –6 ngày thấy nước có màu xanh và có nhiều động vật nhỏ (phiêu sinh động) ở quanh bờ vào b̉i sáng là có thể thả cá lóc con vào ni.
Đối với ao ni cá lóc cần chú ý cá lóc trưởng thành có khả năng phóng cao hơn 1m khỏi mặt nước. Vì thế, để đề phòng mất mát, bờ ao phải cao, chắc chắn và được bao lưới quanh bờ (dùng lưới khổ 1.6 – 1.8 m), nhất là đoạn bờ gần cống cấp nước vào; vì, khi có nước mới vào hoặc sau các cơn mưa, cá sẽ tìm cách phóng đi. Mặt khác, cống cấp thoát nước cho ao cũng phải được bao lưới sắt. Trên mặt ao, nên thả lục bình, rong, bèo chiếm 30 – 50% diện tích mặt nước ao ni. Chủ yếu là bố trí quanh ao, dọc theo chiều dài bờ, để vừa hạn chế ô nhiễm nước ao, vừa che mát cho cá, vừa là chỗ cho cá trú ẩn, cũng vừa hạn chế cá phóng ra ngồi.
c. Chọn và thả giống
Chọn giống: Chọn cỡ giống từ 8 – 10 cm (giống càng lớn, cá càng lớn nhanh
và ít hao hụt), giống đồng đều, khơng bị bong vẫy, trầy sướt ở đầu, mình, màu sắc sáng bóng đặc trưng.
Mật độ thả ni: Cá lóc có thể ni ở mật độ 30 con/mét vng. Tuy nhiên,
khi tính tốn đến mật độ thả cần tính đến khả năng cung cấp thức ăn cho cá trong thời gian ni dài. Cá lóc có thể thả ni ghép với một số lồi cá khác: hường, rơ phi, tai tượng, sặc rằn... (các lồi cá ghép nên thả mật độ 1 – 2 con/mét vuông và chú ý đến cở giống thả phải lớn hơn cá lóc).
Cách thả giống: Thả vào lúc trời mát, bao giống được ngâm trong ao 20 –
30 phút, khi thả mở miệng bao để cá lội nhẹ nhàng ra ao, thả giữa ao hoặc cách bờ ít nhất 5m (đối với ao lớn).
d. Quản lý và chăm sóc
- Thức ăn tận dụng từ các loại cá rẻ tiền, các phụ phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, lị mở gia súc, gia cầm, cần rửa sạch, cắt nhỏ (phù hợp với cỡ cá) nấu chín rồi mới cho cá ăn.
- Thức ăn tự chế biến thức ăn cho cá có thể áp dụng theo công thức: 75 % đầu tôm, cá xay + 25 % cám gạo, xay nhuyễn, nấu chín, trộn vitamine, khống, vò viên cho cá ăn.
- Nếu sử dụng cám viên để nuôi, phải tập cho cá ăn ngay từ nhỏ. Lượng thức ăn hàng ngày: Trong 2 tháng nuôi đầu lượng thức ăn 7 – 8 % trọng lượng đàn. Sau đó, giảm dần đến cuối giai đoạn ni cịn 3 – 4 %. lượng thức ăn phải được theo dỏi và điều chỉnh hàng ngày dựa vào điều kiện thời tiết, sức ăn của cá. Ngày cho ăn 3 - 4 lần lúc nhỏ và 2 lần lúc lớn.