Quản lý thức ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng thức ăn thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 123 - 125)

Đánh giá mức độ tiếp nhận thức ăn

Đánh giá sức khỏe cá là cơng việc quan trọng, thường xuyên và cần thiết. Cĩ nhiều cách để đánh giá sức khỏe cá như dựa vào những đặc điểm bất thường của cá về màu sắc, hoạt động, dấu hiệu bệnh lý, tổn thương. Một biện pháp đánh giá sức khỏe của cá thơng qua quá trình cho ăn đĩ là mức độ tiếp nhận thức ăn.

Hay nĩi cách khác đánh giá mức độ tiếp nhận thức ăn là một trong các biện pháp đánh giá tình trạng sức khỏe cá. Đây là biện pháp được tiến hành thường xuyên, hằng ngày vì đa số các đối tượng nuơi được cho ăn mỗi ngày. Trong quá trình cho ăn người nuơi cĩ thể nhận biết được tình trạng bắt mồi của cá từ đĩ đánh giá được sức khỏe của cá. Thơng thường cá ăn mạnh khi cá khỏe và các điều kiện ao và thời tiết tốt. Nếu như các điều kiện ao và thời tiết tốt nhưng cá ăn chậm hoăc ăn khơng hết lượng thì sức khỏe cá cĩ vấn đề. Cần tìm hiểu nguyên nhân để cĩ biện pháp xử lý phù hợp.

Khả năng tiêu hĩa một số dưỡng chất trong thức ăn

Khả năng tiêu hĩa liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng phần lớn các đối tượng thủy sản nuơi liên quan nhiều đến thời tiết, chủ yếu là nhiệt độ. Đối tượng nuơi thủy sản là động vật biến nhiệt. Động vật thủy sản sẽ tiêu hĩa các dưỡng chất như đạm, lipid, carbohydrat chậm khi nhiệt độ giảm thấp rơi vào mùa đơng, áp thấp nhiệt đới hay mưa bão. Vì một lý do nào đĩ làm nhiệt độ nước ao nuơi giảm mạnh và nhanh cĩ thể cân nhắc cho ăn giảm lại hoặc khơng cho ăn. Hoặc cĩ thể cho ăn vào thời điểm cĩ nhiệt độ cao trong ngày đồng thời quan sát kĩ mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Mặc khác cĩ thể tăng số lần cho ăn hay trộn thêm men tiêu hĩa để hỗ trợ cải thiện độ tiêu hĩa.

Thực tế sản xuất thủy sản ở các mơ hình nuơi cá thịt hàng ngày cĩ thể giải phẫu một vài cá thể nuơi kết hợp xem xét tình trạng, đánh giá tình trang tiêu hĩa thức ăn và sức khỏe của vật nuơi. Trường hợp này phổ biến ở cá doanh nghiệp hơn là ở các hộ nơng dân nuơi nhỏ lẽ, ở các mơ hình nuơi thương phẩm hơn là ương giống.

Lập kế hoạch cho ăn: tính tốn cụ thể, chính xác về chủng loại, số lượng

cho ăn ngắn hạn và cho cả vụ cho từng ao nuơi, vùng nuơi một cách phù hợp dựa trên tất cả các điều kiện, nguồn lực thực tế như kỹ thuật, đất đai, mùa vụ, thị trường và cả tài chính.

Đánh giá hiệu quả cho ăn:

Trong quá trình nuơi, tùy thuộc vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cĩ cách đánh giá phù hợp. Thơng thường dựa vào tốc độ tăng trưởng để đánh giá, cĩ khi dựa vào tỉ lệ sống hay chất lượng đầu ra sản phẩm.

Sau khi thu hoạch cần dựa vào hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), chi phí thức ăn. Tùy vào từng mơ hình sản xuất thủy sản cụ thể cĩ áp dụng linh hoạt FCR chính xác.

Dựa vào nhật ký nuơi về thời gian, tỉ lệ sống, thời điểm hao hụt, mùa vụ,…để phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và của mơ hình nuơi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng thức ăn thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 123 - 125)