Khn hỗn hợp sau khi trộn đều

Một phần của tài liệu Research and development of soft gripper for robot arm (nghiên cứu và phát triển đầu gắp mềm cho cánh tay robot) (Trang 43 - 45)

Sau khi đã khuấy đều hỗn hợp dung dịch, chúng ta sẽ đổ nó vào khn in 3D đã chế tạo được trước đó. Trong hình 36 là khn sau khi vừa đổ dung dịch có cắm thêm

35

1 thanh nhựa ở mỗi khn dùng tạo đường khí. Sau khi dung dịch khơ lại thì tại vị trí này sẽ hình thành đường khí để kết nối với ống khí cấp bên ngồi. Rồi sau đó chúng ta sẽ đưa khuôn vào trong một buồng hút chân không. Bật cho máy hút chân không chạy rồi chờ trong khoảng 30 phút để máy hút hết các thành phần bọt khí trong hỗn hợp dung dịch đó. Sau khi đã thực hiện việc hút chân khơng và hút hầu như hết các bọt khí ở trong phần hỗn hợp vừa đổ vào khn, chúng ta bỏ phần khn ra ngồi và bảo quản ở trong điều kiện phịng kín, sạch sẽ và ở nhiệt độ phịng thích hợp. Điều kiện phù hợp theo các tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản đối với vật liệu polime ecoflex 00-30 để có thể đảm bảo quá trình phản ứng trong hỗn hợp diễn ra bình thường và sau khoảng 4 giờ đồng hồ sẽ đơng đặc hồn tồn và chúng ta đã có thể tách phần đầu gắp mềm ra khỏi phần khn. Đó chính là phần thân đầu gắp mềm mà chúng ta cần chế tạo. Khoảng thời gian từ lúc trộn dung dịch đến dưới 1 giờ đồng hồ, Ecoflex vẫn tồn tại ở dạng dung dịch nên với bất kỳ dao động hay góc nghiêng nào xảy ra với khuôn đều dẫn tới kết quả đầu gắp mềm sẽ bị biến dạng và khơng đạt được kích thước như thiết kế. Để hạn chế tác động này, khuôn sau khi đổ được đặt trên một tấm nền, có sức nổi và đặt trong một khoang nước. Tấm nền dùng vật nặng để cân bằng trọng lượng và xác định điểm cân bằng dựa vào thước giọt nước ở 2 góc. Như vậy dù mặt sàn của bàn làm việc hay phịng có nghiêng thì tấm nền vẫn đạt được vị trí cân bằng.

Tiếp đến chúng ta cần thực hiện việc đổ phần đế gắn với phần thân của đầu gắp vừa chế tạo cũng như kết nối phần cổ nối khí giữa đầu gắp mềm và cơ cấu cấp khí cho đầu gắp từ bên ngoài. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ đến khi các thành phần của đầu gắp mềm đã đông đặc và kết nối lại với nhau, chúng ta xử lý thêm một số thao tác bổ sung và thu được đầu gắp mềm hoàn chỉnh cần chế tạo.

Tiếp đến, sau khi đã thu được mẫu thử nghiệm đầu gắp mềm, chúng ta sẽ đo đạc và thử nghiệm xem đầu gắp mềm vừa chế tạo đã hoạt động được thơng qua việc cấp khí nén hay chưa. Nếu đầu gắp đã có thể hoạt động tốt nhờ việc cấp khí nén rồi thì việc chế tạo đã thành công. Nếu như đầu gắp chưa thể hoạt động tốt hoặc khơng hoạt động được khi cấp khí nén thì chúng ta cần kiểm tra lại xem có vị trí nào của đầu gắp gặp lỗi trong q trình chế tạo hay khơng. Một số vấn đề có thể gặp phải dẫn đến mẫu thử nghiệm đầu gắp mềm sau khi chế tạo đạt chất lượng kém hoặc hỏng có thể kể đến bao gồm: Thiết kế khuôn chất lượng kém, chất phụ gia làm hỏng q trình đơng đặc của vật liệu, kết nối giữa phần thân và phần đáy bị rị khí, kĩ thuật đổ chưa tốt làm tắc đường dẫn khí bên trong của đầu gắp mềm.

Quy trình chế tạo mẫu thử nghiệm đầu gắp mềm được thể hiện thơng qua Hình 43 tóm tắt trong 12 bước và được thực hiện trong phịng thí nghiệm tạo mẫu nhanh.

36

Một phần của tài liệu Research and development of soft gripper for robot arm (nghiên cứu và phát triển đầu gắp mềm cho cánh tay robot) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)