2.3. Các phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế
2.3.2. Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BTM) Book to
to market based measures
Phương pháp này lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995 bởi Feltham và Ohlson và được Beaver và Ryan cải tiến vào năm 2000. Ý tưởng của phương pháp này dựa
vào thực tế nguyên tắc thận trọng thường có xu hướng làm giảm giá trị sổ sách một cách tương đối so với giá trị thị trường. Như vậy một tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường có giá trị thấp (hay tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có giá trị cao) thể hiện dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng cao trong công tác kế tốn của một cơng ty. Nói cách khác, khi một công ty tăng cao mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng
trong hệ thống kế toán nghĩa là công ty sẽ chọn những phương pháp tạo ra thu nhập ít hơn hay giá trị tài sản nhỏ hơn để ghi nhận, hay công ty sẽ bảo thủ hơn trong hệ thống kế tốn của mình, từ đó khiến giá trị sổ sách thấp hơn một cách tương đối so với giá trị thị trường. Đây là một mơ hình đơn giản, phù hợp áp dụng cho cơng ty niêm yết. Tuy
nhiên một điểm cần lưu ý ở phương pháp này là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
công ty sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu mà thị trường đang ghi nhận thời điểm đó.
vốn chủ sở hữu (ROE) của nhà đầu tư, mà đôi khi không thể hiện hết bản chất hoạt động của công ty.
Mơ hình của Feltham & Ohlson (1995) được đưa ra như sau:
(2)
Trong đó:
CONit: thận trọng kế tốn của công ty i trong năm t
MVit: giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu công ty i tại thời điểm cuối năm t BVit: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu công ty i tại thời điểm cuối năm t
Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE được đánh giá trên cơ sở thơng tin trong q khứ, vì vậy mơ hình của Feltham và Ohlson (1995) đang bỏ qua sự thay đổi của tỷ lệ BTM qua các năm. Về sau, Beaver & Ryan (2000) cải tiến tỷ lệ
BTM nguyên gốc bằng cách hồi quy tỷ lệ BTM trên tỷ suất sinh lời hiện tại và tỷ suất sinh lời trễ 6 năm bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng ảnh hưởng cố định. Trong
đó, tỷ lệ BTM được phân tách thành hai thành phần: thành phần độ lệch chuẩn (đại
diện bởi hệ số chặn của công ty) và thành phần độ trễ (đo lường bởi sự thay đổi hàng năm của BTM cho tồn bộ các cơng ty). So với tỷ lệ BTM nguyên gốc của Felham và Ohlson (1995), thành phần độ lệch của BTM đươc xem như chỉ số đo lường việc thực hiện thận trọng trong từng công ty cụ thể; còn thành phần độ trễ cho biết sự thay đổi
của tỷ lệ BTM của tồn bộ các cơng ty trong từng năm nhất định
BTMt,i = αt + αi + ∑ = 6 0 j βjRt-j,i + εt,i (3) Trong đó:
BTMt,i: Tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của công ty i tại thời điểm cuối năm t
αi : Thành phần độ lệch của tỷ lệ BTM của doanh nghiệp i
αt : Thành phần độ trễ trong BTM đại diện cho các doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu
Ri : Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty i
β : hệ số hồi quy
t: năm tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu
CONit = MVit BVit
j nhận giá trị từ 0 đến 6 (Khoảng thời gian nghiên cứu là 6 năm).
Các nhà nghiên cứu cho rằng mơ hình BTM của Beaver và Ryan (2000) có điểm mạnh là nó đo lường được việc thực hiện thận trọng riêng biệt cho từng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Beaver và Ryan (2000) cũng cho rằng đây là phương pháp được các nhà khoa học sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới để đo lường mức độ thực hiện ngun tắc thận trọng kế tốn do tính đơn giản và dễ sử dụng, dễ lấy số liệu của nó.
Tuy nhiên, một số vấn đề của phương pháp này đó là: thứ nhất, mơ hình này chỉ phù hợp đo lường được dấu hiệu của nguyên tắc thận trọng khơng có điều kiện, ghi giá trị của vốn chủ sở hữu một cách thận trọng mà không phụ thuộc vào sự kiện hay luồng thông tin kinh tế, như vậy sẽ khơng đo lường được thận trọng có điều kiện. Nói cách khác phương pháp này khơng đo lường được sự phản ứng của hệ thống kế toán với các luồng thông tin kinh tế trên thị trường. Qiang (2007) đã bổ sung hệ số về độ bất cân xứng trong thơng tin lợi nhuận vào mơ hình để thử khắc phục hạn chế trên, tuy nhiên ý nghĩa thống kê không cao. Hơn thế nữa, do không phản ánh được giá trị thị trường của các khoản nợ do đó việc đo lường này cũng chưa trọn vẹn. Thứ hai, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường được biết đến như chỉ tiêu đo lường nhiều biến số như rủi ro tài chính hoặc giá trị công ty (Fama & French, 1995). Với nhiều vai trò và mục tiêu như vậy, luận án thấy rằng sẽ khó khăn và dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng chỉ tiêu này để đo lường và phân tích mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán.