5.2. Một số khuyến nghị
5.2.1. Khuyến nghị với cơ quan điều hành thị trường
Các đơn vị, cơ quan điều hành thị trường ví dụ như Ủy ban chứng khoản Nhà
nước hay Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thuế cần làm rõ cũng như nâng cao trách nhiệm của mình
- Bộ Tài chính
Như kết quả nghiên cứu ở chương 4 đã chỉ ra rằng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn có mối quan hệ phức tạp tới giá cổ phiếu của các công ty do nhà quản lý có thể sử dụng thận trọng như một cơng cụ để điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, một trong những khuyến nghị đầu tiên với Bộ tài chính là cần tăng cường chế tài cho các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán.
Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã thay thế cho Nghị định số
108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP. Trong đó đã hướng dẫn mức phạt cao nhất cho các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán là 3 tỉ đồng đối với tổ
chức và 1,5 tỉ đồng đối với cá nhân đối với các hành vi gian lận hoặc tạo dựng thông
tin sai sự thật. Đây là mức phạt khá cao so với mức phạt ở Nghị định số 108/2013/NĐ- CP (từ 1,2 đến 1,4 tỉ đồng). Bên cạnh việc phạt tiền còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng hoặc 3 đến 5
tháng tùy mức độ và giá trị giao dịch. Tuy nhiên, mức phạt và hình thức này cịn thấp so với lợi ích mà cá nhân và tổ chức đạt được. Nếu khơng có những hình thức răn đe
khác vì khơng loại trừ khả năng có những đối tượng sẵn sàng nộp phạt hành chính để
được lợi ích lớn hơn. Các cơ quan quản lý chức năng có liên quan (Bộ Tài chính, Ủy
ban chứng khóa Nhà nước) cần cân nhắc hơn nữa về chế tài và khung phạt, có thể đưa lên mức hình sự để đảm bảo chất lượng thơng tin kế tốn.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính hiện nay đang triển khai và thúc đẩy việc áp dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam để đảm bảo tính trung thực, hợp lý và chặt chẽ của thơng tin kế tốn. Ở giai đoạn chuẩn bị ban đầu hiện nay, các công ty đang được làm quen dần với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với thận trọng trong kế
toán, định nghĩa về thận trọng trong kế toán được đề cập đến trong chuẩn mực kế tốn số 01 và thơng tư 228/2009 về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự
phịng. Ngồi hai tài liệu này, Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết các nội dung khác về nguyên tắc thận trọng trong kế tốn. Việc chưa có hướng dẫn chi tiết sẽ tạo “khe hở” để nhà quản lý sử dụng thận trọng trong kế toán như công cụ để điều
chỉnh lợi nhuận. Như vậy Bộ tài chính cần đưa ra quy định về việc sử dụng các ước
tính kế tốn nhằm hạn chế tính chủ quan của nhà quản lý.
Bộ Tài chính cũng cần quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán độc lập bởi dịch vụ kiểm tốn sẽ đóng góp một phần rất lớn vào việc thực hiện
một mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn phù hợp của các cơng ty
niêm yết, đặc biệt nên thực hiện các biện pháp chế tài xử pháp đủ mạnh với vi phạm
của kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn để đạt được mục tiêu kiểm soát. Khi có
những bằng chứng về vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên cần bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng: có cơ hội sửa sai hoặc bị đình chỉ cơng việc, hoặc bị khai trừ khỏi Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Ủy ban chứng khoán Nhà nước nên chỉ đạo cơ quan cấp dưới tập trung vào
các doanh nghiệp có dấu hiệu chênh lệch các khoản mục trước vào sau kiểm toán bởi doanh nghiệp này sẽ có xu hướng tiếp tục hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
mình. Từ đó Ủy ban chứng khốn Nhà nước và các bên liên quan cần ban hành các quy định, chính sách cơng bố thơng tin chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch của
thơng tin được cơng bố ra.
Bên cạnh đó mơi trường pháp lý và quy định được hoàn thiện sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt để nâng cao nhận thức cũng như thực hiện cơ chế quản trị công ty. Đồng thời cũng khuyến khích việc tư nhân hóa tỷ lệ sở hữu, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước thì xu hướng sẽ làm tăng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế tốn
theo mục tiêu tích cực. Hơn nữa khung pháp lý cũng có thể kiểm sốt được mức độ
thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn. Ví dụ các quy định yêu cầu về trích lập dự phịng đầy đủ, ghi nhận chi phí phù hợp,… sẽ giúp công ty giữ được mức độ thực
hiện nguyên tắc thận trọng kế toán một cách phù hợp, tránh được việc sử dụng thận
trọng như công cụ để điều chỉnh lợi nhuận
Cần quy định chặt chẽ hơn về chức năng và nhiệm vụ của HĐQT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT. Hiện nay đã có những u cầu về việc cơng bố thơng tin kế tốn tài chính tuy nhiên chưa có quy định yêu cầu HĐQT có báo cáo
cụ thể về tình hình hoạt động của mình (cơ cấu, quy mơ, trình độ chun mơn và
nhiệm vụ của thành viên HĐQT). Việc đưa ra những quy định này sẽ giúp cơ chế
quản trị công ty tốt hơn.
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát cần tăng cường trình độ
chun mơn cũng như đưa ra quy định bắt buộc và chế tài xử phạt nếu các công ty vi
phạm các quy định về chun mơn của thành viên Ban kiểm sốt. Bên cạnh đó hàng
năm báo cáo của Ban kiểm sốt cũng cần được cơng bố kèm theo báo cáo tài chính để thể hiện đánh giá về tính độc lập, kết quả hoạt động, trình độ chun mơn, q trình và
hiệu quả làm việc của HĐQT cùng các thành viên HĐQT. Thành viên Ban kiểm soát cũng cần được chọn lựa và được hưởng thù lao riêng nhằm tăng cường tính độc lập
của Ban kiểm sốt.
- Cơ quan kiểm toán
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, các cơng ty có mức độ thực hiện nguyên tắc
thận trọng trong kế toán thấp thường xảy ra ở các cơng ty có đặc điểm sau: chủ tịch
HĐQT kiêm giám đốc điều hành, số lượng thành viên HĐQT cao, tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập thấp, tỷ lệ nữ giới trong HĐQT thấp, cơng ty có mức độ sở hữu của ban quản lý, hoặc của Nhà nước cao. Do đó khi thực hiện kiểm tốn BCTC của các cơng ty niêm yết, cơng ty kiểm tốn cần nhận diện khách hàng, nếu khách hàng có những đặc
điểm nêu trên thì cần lập kế hoạch và chiến lược kiểm toán phù hợp để phát hiện ra
những sai sót có thể có của khách hàng.
Để đảm bảo các công ty áp dụng và thực hiện thận trọng trong kế toán một cách
phù hợp, tránh những hành vi cố tình sử dụng thận trọng để điều chỉnh lợi nhuận, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán và kiểm toán viên trở nên rất quan trọng để đảm bảo tính tin cậy, trung thực và hợp lý của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư.
Kiểm toán viên cần nâng cao chuyên môn, và thận trọng đánh giá các khoản
mục nhảy cảm như tiền mặt, phải thu, phải trả,… để đảm bảo nhứng xét đoán của
mình là tin cậy và hợp lý. Đồng thời vấn đề đạo đức trong nghề nghiệp kiểm toán cũng là vấn đề mà các cơ quan kiểm toán cần nhắc tới và đảm bảo kiểm tốn viên khơng bỏ qua các nguyên tắc nghề nghiệp của mình.