Tỷ lệ các vi sinh vật thường gặp gây tiêu chảy trên heo

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh và hiệu quả điều trị trên heo con từ 28 đến 77 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống thuộc Công ty TNHH MTV TIG Bình Phước (Trang 25 - 36)

Mầm bệnh Tỷ lệ (%) E.coli 45,6 Isospora suis 23 Rotavirus 20,9 TGE vius 11 Enterovirus 2 Parvovirus 0,7 Coronavius 0,5 Calicivirus 0,2 Salmonella 0,1 Treponema hyodysenteria 0,1

Khơng chẩn đốn được 14

Theo Nguyễn Như Pho (1995), diễn biến chứng tiêu chảy được trình bày qua sơ đồ sau:

Hình 2.2. Sơ đồ diễn biến của tiêu chảy

Do vi sinh vật có hại Viêm ruột

Nguyên nhân không do vi sinh vật

Do độc tố vi sinh vật tấn cơng niêm mạc ruột

Kích thích nhu động ruột

Stress, giảm sức đề kháng

Nhiễm trùng

đường tiêu hóa Mất nước, chất điên giải Thiếu dinh dưỡng ức chế thần kinh phó giao cảm Giảm nhu động ruột Giảm tiết dịch tiêu hóa Thức ăn ứ lại sẽ khơng tiêu hóa

Vi sinh vật có hại phát triển

Tiêu chảy là phản ứng có lợi cho cơ thể, nhằm loại thải nhanh những chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa của thú. Tuy nhiên, với đặc điểm là tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch ở ruột sẽ làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất. Qua thời gian dài bị tiêu chảy, thú bị mất nước, chất điện giải, rối loạn tuần hoàn và trao đổi chất, cuối cùng dẫn đến shock và chết.

Triệu chứng: heo con tiêu chảy khơng có biểu hiên sốt hoặc sốt nhẹ trong 1 - 2 ngày. Trường hơp phụ nhiễm các loại vi khuẩn khác sẽ gây sốt cao, việc định bệnh dựa vào trạng thái phân. Phân lỏng có màu trắng hoặc xám trắng, mùi phân hôi thối, heo con gầy ốm, lông dựng lên… Lúc mới tiêu chảy heo con gầy nhanh do mất nước. Niêm mạc mũi mồm nhợt nhạt, heo bị thiếu máu thường nằm một chỗ và mất phản ứng rõ rệt với kích thích, run cơ, co giật, nhiệt độ giảm có thể dẫn đến chết heo (Nguyễn Như Pho, 1995).

2.4.2 Viêm đường hô hấp

- Nguyên nhân

Theo Bettr (1952), mô tả bệnh viêm phổi do Mycoplasma như một bệnh mãn

tính có bệnh số cao và tử số thấp. Biểu hiện chính của bệnh là ho nhiều, chậm lớn, bệnh bắt đầu thì ho kéo dài vài tuần cho đến cả tháng, mặc dù một số heo không ho hoặc ho chút ít, cường độ ho mạnh nhất thấy trên heo vỗ béo. Thú sau khi bị rượt đuổi sẽ có biểu hiện như sau: ho là triệu chứng thơng thường trừ khi bệnh tích lan rộng trên phổi đặc biệt nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Thú chết do nhiễm vi khuẩn thứ cấp và stress xảy ra lúc heo 4 - 6 tháng tuổi (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Liêm, 2004).

Theo Nguyễn Như Pho (1995), thời kỳ mang bệnh thay đổi từ 1 - 2 hoặc 3 tuần, trung bình từ 10 - 16 ngày gồm có 3 thể:

+Thể mãn tính: xuất hiện trên heo ni thịt, triệu chứng ho nhiều với đặc điểm ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không thấy dấu hiệu chảy nước mũi và sốt thể mãn tính, ít gây các triệu chứng điển hình.

+Thể mang trùng: thường xảy ra trên heo giống (heo nọc, heo nái) hoặc heo ni thịt có thời gian ni trên 6 tháng. Hiện tượng mang trùng có thể kéo dài rất lâu: từ nhiều tháng đến nhiều năm và là nguồn bệnh chính lây lan giữa nái - nọc hoặc giữa nái - con.

+Thể viêm phổi phức tạp: thường xảy ra trên heo con ở giai đoạn sau cai sữa, sau khi nhiễm Mycoplasma vài tuần và điều kiện nuôi dưỡng không tốt, các vi khuẩn khác trong đường hô hấp phát triển gây phụ nhiễm làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng của thể này là ho nhiều, thở mạnh, rất khó thở sau cơn ho, bệnh tiến triển sau 2 - 3 tuần thì giảm dần, tỷ lệ chết thấp nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Heo bệnh sau khi chữa khỏi thường bị còi cọc, tăng trưởng chậm, ốm yếu…

- Do dinh dưỡng

Sự mất cân bằng Ca/P trong khẩu phần làm giảm khả năng hấp thu các chất ở ruột và làm xương lồng ngực bị biến dạng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

- Do môi trường

Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, tiểu khí hậu chuồng ni… Ảnh hưởng khơng nhỏ tới sức khỏe vật ni và cịn là điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, phát triển.

Nhiệt độ: heo có lớp mỡ dưới da rất dày khơng có tuyến mồ hôi (trừ vùng mõm) nên khả năng chống nóng và điều hịa nhiệt kém. Nhiệt độ mơi trường cao làm tăng nhịp hô hấp, gây rối loạn chức năng trao đổi khí, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh lý của heo (Võ Văn Ninh, 2001).

Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1998), nhiệt độ cao làm thyroxin được tiết ra rất ít, thú biếng ăn, mất nước, máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da kém, mất muối, thú thở nhanh, co giật, đau khắp cơ. Khi nhiệt độ ở 40 - 420C thì chức năng tế bào bị rối loạn không phục hồi lại được, gia súc thường bị cảm nóng, mệt mỏi, tăng nhịp tim, nếu khơng can thiệp hạ nhiệt kịp thời thì thú sẽ chết. Trường hợp nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu ngoại vi nên làm giảm sự truyền nhiệt từ bên trong ra bên ngoài cơ thể thú, thú run cơ, dựng lông, sự hấp thu đạm và tổng hợp globulin giảm, từ đó giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh đường hô hấp, xù lông, kém ăn, chậm lớn.

- Do điều kiện vệ sinh, chăm sóc

Điều kiện vệ sinh, chăm sóc, ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày đến mức chống đỡ của cơ thể gia súc đối với bệnh. Nếu vệ sinh, chăm sóc tốt sẽ góp phần làm giảm nhiệt độ, ẩm độ và các khí độc, từ đó làm tỷ lệ bệnh giảm.

- Do vi sinh vật

Sự hiện diện của mầm bệnh trên đường hô hấp trong môi trương rất nhiều, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập gây bệnh lý hô hấp phổ biến.

Theo Trần Thanh Phong (1996), có rất nhiều căn bệnh khác đóng vai trị thứ phát làm bệnh diễn biến phức tạp hơn và có thể gây nhiều thiệt hại như:

+ Do vi khuẩn

Salmonella cholerae gây bệnh phó thương hàn (Salmonellosis). Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis).

Bordetella bronchiseptica, Streptococcus pyogenes gây bệnh viêm teo xương

mũi truyền nhiễm.

Mycobacterium gây bệnh lao dẫn đến phổi nhiễm thứ cấp từ những bệnh tích

vùng phổi.

Actinobacillus suis gây bệnh tích viêm phổi.

Streptococcus suis gây bệnh sung huyết gan và phổi.

+ Do virus

Orthomyxoviridae gây bệnh cúm heo.

Coronavirus gây bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên heo. Arterivirus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS). Herpesviridae suis herpesvirus I gây bệnh giả dại (Aujeszky).

- Do ký sinh trùng

Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), giun phổi, giun đũa tác động trên bộ máy hơ hấp bằng cách phá hủy và kích ứng niêm mạc, tiết độc tố, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Một số lồi trong chu trình phát triển sẽ di hành qua bộ máy hô hấp và cơ quan chúng đi qua.

Giun phổi thuộc họ Metastrongylydae làm cho gia súc kém ăn, ho khan kéo

nền chuồng, chảy nước mũi, vật có cảm giác như muốn khạc vật gì trong cổ họng lúc con vật vận động nhiều, thường ho, thở gấp hay nằm.

Triệu chứng: con vật lúc đầu mắc bệnh có biểu hiện là hắt hơi từng hồi lâu. Sau vài ngày heo bắt đầu ho, thường là ho vào buổi sáng, buổi tối và sau khi vận động, ho từng tiếng một hoặc ho từng hồi, ho hàng tuần rồi giảm dần hoặc ho kéo dài liên miên.

2.4.3 Viêm khớp

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), Streptococcus gây viêm khớp cấp tính và mãn tính cho heo mọi lứa tuổi. Nhưng bệnh thường xảy ra trên heo con và được coi như là một phần hội chứng “khớp yếu” kết hợp với viêm rốn. Streptococcus

suis có thể hiện diện trong hạch amygdale của thú khỏe mạnh, các vi khuẩn này xâm

nhập vào cơ thể của heo con bằng đường rốn, vết thương ở chân hoặc ở da do nền chuồng quá nhám hoặc do vật nhọn làm trầy xước da. Bệnh số khoảng 5% nhưng tử số có thể là 10 - 20% do thú nhiễm trùng máu hoặc do các nguyên nhân liên quan đến việc khơng di chuyển, chết đói, nằm nhiều… Trên heo con một vài tuần tuổi có triệu chứng sốt, viêm khớp có mủ, rối loạn vận động. Trên heo con cai sữa triệu chứng thường xuất hiện sau 10 - 15 ngày với các dấu hiệu run rẩy, trợn mắt, đầu bị nghiêng, cử động bơi chèo, có hoặc khơng có sưng khớp. Nếu trường hợp bệnh tiến triển nhẹ thì có biểu hiện như sụt cân, đi lại khó khăn, viêm khớp mãn tính và cịi cọc.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), bệnh đóng dấu son mãn tính thường xảy ra biểu hiện viêm khớp, viêm cơ tim, viêm các van tim. Bệnh xảy ra với cái chết bất ngờ của một hay nhiều heo trong đàn. Heo bệnh ủ rũ, thân nhiệt khoảng 40 - 410C, kém ăn, q khó di chuyển. Heo viêm khớp mãn tính có thể ảnh hưởng một hoặc vài khớp, vài thay đổi đáng kể các bộ phận chuyển động. Khớp bị bệnh có thể to ra, cứng lại. Nếu tổn thương quá nặng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Ở viêm khớp mãn tính, các khớp dày lên, màng hoạt dịch mất máu và mơ liên kết tăng sinh đáng kể, có thể lan sang các dây chằng và gân gần khớp. Phần sụn phủ đầy xương bị mịn và hoại tử. Có sự tăng sinh của xương xung quanh bờ viền của khớp nên khớp không thể co lại được.

Thường xảy ra ở heo từ 12 - 14 tuần tuổi và đôi khi gặp trên heo trưởng thành. Bệnh xảy ra ở tất cả các giống heo nhưng thường xuyên nhất và nặng nhất ở các dòng heo thịt nhiều nạc và chân yếu. Stress kết hợp với di chuyển xáo trộn đàn, thay đổi thời tiết cũng tạo điếu kiện để bệnh hình thành và phát triển, do đó bệnh thường gặp trên heo con cai sữa sau khi nhập đàn khoảng 7 - 10 ngày. Bệnh số khoảng 10% và tử số thấp. Mầm bệnh phần lớn hiện diện ở amygdale heo trưởng thành. Mầm bệnh xuất hiện lan truyền từ heo này sang heo khác sau cai sữa (5 - 7 tuần tuổi). Dấu hiệu thông thường là viêm khớp, trong đàn xuất hiện một số heo có biểu hiện què một chân hoặc cả hai chân. Đau chân trước làm cho thú đi khập khiễng, cứng chân hoặc đi bằng đầu gối. Đau chân sau, thường xuyên chân bị đau, dồn trọng lượng lên chân khác và thay đổi luôn thế đứng. Heo đứng dậy một cách khó khăn hoặc khơng thể đúng dậy, khớp sưng to kèm theo thân nhiệt tăng (Lê Văn Tạo, 2005).

- Viêm khớp do Mycoplasma hyorhinis

Bệnh gây viêm màng tương, vi khuẩn này thường xuyên cư trú trong xoang mũi heo, là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây viêm phổi heo, bệnh xảy ra ở các nhóm heo mắc các bệnh khác như: viêm phổi, viêm ruột và stress, vệ sinh kém, chăm sóc khơng tốt cũng là yếu tố góp phần gây bệnh. Bệnh xảy ra trên thú non, trưởng thành, truyền chủ yếu từ con bệnh sang con khỏe, phần lớn khơng có biểu hiện lâm sàng (Lê Minh Trí, 1993).

Viêm khớp kết hợp với nhiễm trùng huyết: Haemophilus parasuis và Actinobacillus suis thường có biểu hiện của viêm khớp. Có dấu hiệu chung là viêm

đa khớp, viêm màng bao tim, màng treo ruột, bệnh lý trên các hạch lâm ba, viêm khớp được thể hiện tăng dịch biến màu sắc các khớp bệnh và viêm sưng có màng bọc bao quanh khớp. Dinh dưỡng cũng góp phần khá lớn trong việc gây què cho heo với sự góp mặt của vitamin D, A và calci, phospho. Nếu thú bị thiếu calci sẽ gây nên bệnh còi xương, các khớp xương to lên dẫn đến khập khiễng, thiếu vitamin A làm xương kém phát triển, các khớp bị đau nhức, thú đi lại khó khăn.

Ngồi ra, các yếu tố khác như: nền chuồng ẩm ướt, trơn láng hoặc gồ ghề không bằng phẳng nên khi heo vận động, rượt đuổi hay chạy giỡn trong chuồng gây trượt ngã, xây xát. Chính điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong nền

chuồng xâm nhập và gây bệnh.

2.5 Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu

Bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với các bệnh khác. Bệnh phát hiện vào năm 1933 ở Đức, sau đó xuất hiện lần lượt ở các quốc gia Châu Âu, Châu Úc (1964) Châu Á, Châu Phi…

Ở nước ta, bệnh phát hiện vào năm 1959 ở miền Bắc. Hiện nay bệnh thường gặp ở các trại chăn nuôi cả nước (Trần Thanh Phong, 1996).

Hội chứng rối loạn sinh sản – hô hấp (PRRS): Là bệnh truyền nhiễm do virus gây sẩy thai, chậm lên giống hơ hấp khó khăn giảm sức đề kháng, mở đường cho các bệnh khác. Bệnh phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ (1987). Sau đó đến Canada (1988), Hà Lan (1991)… và gần đây ở Hàn Quốc, Nhật Bản (Trần Thanh Phong, 1996).

Đinh Xuân Phát và Nguyễn Ngọc Hải, 2005, khảo sát khả năng sinh kháng thể kháng

E.coli khác lồi trong lịng đỏ trứng của gà đẻ cho thấy gà đẻ có khả năng sản xất kháng

thể kháng E.coli trong lòng đỏ trứng. Kháng thể trong huyết thanh đạt hiệu giá trung bình 1/1600 và tồn tại kéo dài đến tuần thứ 19 sau lần tiêm miễn dịch đầu tiên.

Bùi Huy Như Phúc và ctv, 2005, nghiên cứu khả năng thay thế huyết tương phun khơ bằng protein trong lịng đỏ trứng gà được miễn dịch trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở heo con. Kết quả cho thấy protein trong trứng gà được miễn dịch là sản phẩm có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và chết ở heo sơ sinh, heo cai sữa, kích thích tăng trọng và đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Lê Văn Tạo và ctv, 2001, đã nghiên cứu sản xuất kháng thể khác lồi từ lịng đỏ trứng gà phòng bệnh tiêu chảy do E.coli và Salmonella choleral suis ở heo con với kết quả thành cơng 100% và khơng có phản ứng phụ với hàm lượng kháng thể đạt 1/1280 và 1/320 lần lượt đối với E.coli và Salmonella.

Phạm Văn Vang (2005). Khảo sát 483 heo con từ 1-25 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo – Tiền Giang, tác giả cho biết:

- Có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli trên tất cả mẫu phân tiêu chảy heo con

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: từ 4/10 đến 12/12/2021

Địa điểm: tại trại chăn nuôi heo giống của Cơng ty TNHH MTV TIG Việt Nam tỉnh Bình Phước.

3.2 Đối tượng khảo sát

Heo con sau cai sữa từ 28 ngày đến 77 ngày tuổi, số ô chuồng khảo sát là 23 ô, tổng số con khảo sát là 667 con.

3.3 Nội dung và phương pháp tiến hành

Lập phiếu theo dõi bệnh cho heo con sau cai sữa từ 28 ngày đến 77 ngày tuổi. Buổi sáng: 6 giờ 45 phút xem nhiệt độ, sau đó cho heo ăn và xem xét tình trạng sức khỏe của bầy heo để kịp thời điều trị bệnh (nếu có) ghi vào sổ bệnh án.

Buổi trưa: 1 giờ 45 phút, quan sát đàn heo và xem xét tình trạng sức khỏe heo bệnh (tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm khớp…) để điều trị và ghi kết quả vào sổ theo dõi bệnh.

Buổi chiều: 5 giờ 15 phút, xem lại nhiệt độ rồi ghi nhận.

Số con có triệu chứng trên đường hơ hấp (khó thở, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, thở bụng). Số ngày con có triệu chứng trên đường hơ hấp trong giai đoạn cai sữa đến 77 ngày tuổi.

Số con tiêu chảy, số ngày con tiêu chảy.

Số con có biểu hiện viêm khớp (sưng, khó đi lại, nằm một chỗ và đóng dịch mũ trong khớp). Số ngày con có triệu chứng viêm khớp trongg giai đoạn cai sữa đến 77 ngày tuổi.

Trong thời gian khảo sát có 3 đợt theo dõi, đợt I tiến hành từ 4/10 /2021 đến 21/11/2021, đợt II tiến hành từ 14/10/2021 đến 1/12/2021 và đợt III từ 24/10/2021

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh và hiệu quả điều trị trên heo con từ 28 đến 77 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống thuộc Công ty TNHH MTV TIG Bình Phước (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)