Ở hội chứng tiêu chảy, nếu việc điều trị kéo dài gây rối loạn tạp khuẩn đường ruột, nếu điều trị trong thời gian ngắn thì khơng tiêu diệt hết ngun nhân gây bệnh. Do đó, khi điều kiện bất lợi như thời tiết biến đổi đột ngột, nhiệt độ hay ẩm độ biến động bất thường cùng với sức đề kháng của heo suy giảm thì bệnh sẽ tái phát trở lại. So với khảo sát của Phạm Thị Hạnh (2010), khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con sau cai sữa đến 75 ngày tuổi tại trại Darby - CJ Genetics có tỷ lệ tái phát tiêu chảy là 13,01%. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Ở bệnh viêm đường hô hấp, việc điều trị bệnh trên heo kéo dài, sẽ chuyển sang thể mãn tính, sau khi điều trị khỏi heo thường có biểu hiện mang trùng và gặp những điều kiện bất lợi như: chăm sóc ni dưỡng kém, vệ sinh sát trùng không tốt, cơng tác phịng trị bệnh khơng kỹ, thời tiết bất lợi sẽ dẫn đến heo giảm sức đề kháng và bệnh tái phát trở lại. So với khảo sát của Phạm Công Trạng (2008), khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ 28 ngày đến 65 ngày tuổi tại trại chăn ni heo giống cao sản Kim Long, tỉnh Bình Dương ở lơ thí nghiệm là 14,67%, thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Riêng bệnh viêm khớp, cả 3 đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tái phát của bệnh viêm khớp cao. Số lượng viêm khớp ít nên cơng tác điều trị được theo dõi tích cực, tử số thấp. So với Phạm Công Trạng (2008), tỷ lệ tái phát do viêm khớp là 7,14%. Kết quả thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
4.7 Tỷ lệ heo chết
Qua thời gian điều trị bệnh trên heo thì đa số heo con đã được điều trị khỏi nhưng cũng có một số con điều trị khơng khỏi. Số con chết của 3 đợt khảo sát được chúng tôi ghi nhận qua bảng 4.7.
Qua bảng 4.7, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,04%, tỷ lệ chết do viêm đường hô hấp là cao nhất 1,48%, tỷ lệ chết do viêm khớp là 0,46%, tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác là 2,09%. Tổng tỷ lệ chết là 4,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ chết heo con do các nguyên nhân qua các đợt khảo sát đều khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Bảng 4.7: Tỷ lệ chết do tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm khớp và do nguyên nhân khác Đợt khảo sát Chỉ tiêu I II III Tính chung P Tổng số con khảo sát 212 225 230 667
Tổng số con chết do tiêu chảy 2 2 3 7 > 0,05 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (%) 0,94 0,89 1,3 1,04
Tổng số con chết do viêm đường hô hấp 2 3 5 10 > 0,05 Tỷ lệ chết do viêm đường hô hấp (%) 0,94 1,33 2,17 1,48
Tổng số con chết do viêm khớp 2 1 0 3
> 0,05 Tỷ lệ chết do viêm khớp (%) 0,94 0,44 0 0,46
Tổng số con chết do các nguyên nhân
khác 4 7 3 14 > 0,05
Tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác (%) 1,88 3,11 1,3 2,09
Tổng số con chết 10 13 11 33
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ chết do tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm khớp và do nguyên nhân khác
Đối với hội chứng tiêu chảy, heo con chết là do tiêu chảy nặng làm heo con mất nước, chất điện giải. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, heo trở nên suy yếu, còi cọc và làm cho tình trạng sức khỏe con vật trầm trọng, cuối cùng kiệt sức mà chết. So với khảo sát của Nguyễn Thu Hương (2006), khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi tại trại heo giống Tà Niên tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,68%. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Bệnh viêm đường hô hấp, heo chết là do bệnh chuyển sang thể mãn, con vật còi cọc, ốm yếu, ăn ít, sức đề kháng suy giảm là điều kiên thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh, kết hợp với việc phụ nhiễm bệnh khác làm tình trạng sức khỏe con vật càng suy yếu và dẫn đến heo chết. So với khảo sát của Phạm Công Trạng (2008), khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ 28 ngày đến 65 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ chết do viêm hô hấp là 0,79% thấp hơn so với khảo sát của chúng tôi.
Bệnh viêm khớp, heo chết là do con vật bệnh nằm một chỗ, không ăn được, khớp sưng đỏ, heo sốt cao, thở nhanh. Điều trị bằng cách dùng kháng sinh, bổ sung điện giải và vitamin tiêm, truyền xoang bụng. Nhưng việc điều trị chỉ có hiệu quả trên
những con cịn đi lại được, ăn ít, khớp sưng nhẹ. Bệnh ở thể nặng, sức khỏe con vật yếu dần do không ăn kết hợp phụ nhiễm bệnh và cuối cùng heo suy kiệt mà chết.
Heo chết do các nguyên nhân khác với các triệu chứng như: sốt cao, co giật 4 chân giống chèo thuyền, trợn mắt, chảy nước bọt, các heo không chữa được và chết khoảng 1 - 2 giờ sau khi bệnh xảy ra. Ngoài ra, heo chết còn do sau khi chuyển chuồng các đàn cai sữa khác nhau để chung một ô dẫn đến các heo cắn và đánh nhau, cuối cùng mệt và chết do kiệt sức. So với khảo sát của Phạm Thị Hạnh (2010), khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con sau cai sữa đến 75 ngày tuổi tại trại Darby - CJ Genetics có tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 1,16%. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
4.8 Tăng trưởng của heo khảo sát
Chúng tôi tiến hành cân các heo con khảo sát lúc 28 ngày và 90 ngày tuổi.
4.8.1 Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi
Ngoài việc vệ sinh sát trùng, chất lượng thức ăn và chăm sóc ni dưỡng thì trọng lượng cai sữa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và sức đề kháng bệnh tật của heo con. Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi được trình bày qua bảng 4.8.
Bảng 4.8: Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi (kg/con)
Đợt khảo sát
Chỉ tiêu I II III Tính chung
Tổng số con 212 225 230 667
Tổng trọng lượng (kg) 1488,58 1699,58 1753,75 4941,91 Trọng lượng bình quân (kg/con) 7,02 7,55 7,63 7,4
Theo Phan Huy Bình (2009), ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sức tăng trưởng khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn heo con từ 30 - 90 ngày tuổi. Trọng lượng bình quân lúc 30 ngày tuổi ở các lơ thí nghiệm thấp nhất là 8,90 kg/con và cao nhất là 9,36 kg/con, đều cao hơn so với kết quả của chúng tôi.
Biểu đồ 4.7: Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi (kg/con)
Qua bảng 4.8, cho thấy trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi là tương đối tốt (7,4kg/con). Điều này có thể là do kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, phịng bệnh trong giai đoạn heo con theo mẹ tốt. So với khảo sát của Lâm Văn Út Bé (2010), khảo sát tình trạng bệnh trên đường tiêu hóa và hơ hấp ở heo con từ sơ sinh tới cai sữa tại trại heo A ở huyện Bình Chánh. Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi là 6,53 kg/con, kết quả này thấp hơn với khảo sát của chúng tơi.
4.8.2 Trọng lượng bình quân lúc 77 ngày tuổi
Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 4.9
Bảng 4.9: Trọng lượng bình quân lúc 77 ngày tuổi (kg/con)
Đợt khảo sát
Chỉ tiêu I II III Tính chung
Tổng số con 202 213 219 634
Tổng trọng lượng (kg) 5693,6 6168,5 6128,7 17990,8 Trọng lượng bình quân (kg/con) 28,19 28,96 27,98 28,38
Qua bảng 4.9, cho thấy kết quả về trọng lượng bình quân lúc 77 ngày tuổi ở đợt I (28,19 kg/con), đợt II (28,96 kg/con) và đợt III (27,98 kg/con). Sự khác biệt
này là do tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ bệnh đường hô hấp, tỷ lệ bệnh viêm khớp ở các đợt ảnh hưởng đến trọng lượng bình quân.
Biểu đồ 4.8: Trọng lượng bình quân lúc 77 ngày tuổi (kg/con)
4.8.3 Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình được trình bày qua bảng 4.10.
Bảng 4.10: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình (kg/con/ngày)
Đợt khảo sát Chỉ tiêu I II III Tính chung Số ngày nuôi/con 10324 10925 11172 32421 Tổng lượng thức ăn (kg) 7325 9000 9900 26225
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình
(kg/con/ngày) 0,71 0,82 0,89 0,81
Qua bảng 4.10, Cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ trung bình ở đợt I là 0,71 kg/con/ngày, đợt II 0,82 kg/con/ngày và đợt III 0,89 kg/con/ngày. Điều này ảnh hưởng có thể là do chất lượng thức ăn, con giống, tình hình dịch bệnh, khả năng tăng trưởng,… So với khảo sát của Huỳnh Thị Thanh Hòa (2006), khảo sát ảnh hưởng của YIDUOZYME 818 đến khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của
heo con cai sữa từ 21 – 55 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo Hưng Việt, lượng thức ăn tiêu thụ trung bình là 0,737 kg/con/ngày tương đương với kết quả của chúng tôi.
Theo Nguyễn Việt Hùng (2004), thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm Orego - Stim trên heo thịt, có lượng thức ăn tiêu thụ trung bình giai đoạn 75 - 105 ngày tuổi ở lô II (bổ sung 250g/tấn thức ăn) cao nhất là 1,832 kg/con/ngày. Kết quả này cao hơn của chúng tôi.
Biểu đồ 4.9: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình (kg/con/ngày)
4.8.4 Hệ số chuyển biến thức ăn
Hệ số chuyển biến thức ăn được trình bày qua bảng 4.11.
Bảng 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TĂ/ kg TT)
Đợt khảo sát Chỉ tiêu I II III Tính chung Tổng thức ăn (kg) 7325 9000 9900 26225 Tổng tăng trọng (kg) 4275,22 4559,52 4458,88 13293,62 Hệ số chuyển biến thức ăn (kg
Biểu đồ 4.10: Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TĂ/kg TT)
Qua bảng 4.11, Chúng tôi nhận thấy hệ số chuyển biến thức ăn đợt I là 1,71 kg TĂ/kg TT, đợt II là 1,97 kg TĂ/kg TT và đợt III là 2,22 kg TĂ/kg TT. Sự khác biệt này có thể là do thay đổi thời tiết, thành phần, chất lượng thức ăn theo giai đoạn phát triển, nhất là chứng tiêu chảy ảnh hưởng rất đáng kể đến hệ số chuyển biến. So với thí nghiệm của Nguyễn Thị Khánh Hương (2006), ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas đến năng suất của heo con giai đoạn theo mẹ đến 90 ngày tuổi, có hệ số chuyển biến thức ăn lơ thí nghiệm là 1,23 kg TĂ/kg TT. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Theo Lê Xuân Hòa (2009), khảo sát ảnh hưởng của lactose đến sự sinh trưởng và sức sống của heo con giai đoạn từ 45 đến 72 ngày tuổi, kết quả khảo sát có hệ số chuyển biến thức ăn cao nhất là 2,02 kg TĂ/kg TT và thấp nhất là 1,94 kg TĂ/kg TT, gần tương đương với kết quả của chúng tôi.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận
Qua thời gian khảo sát tình hình bệnh trên heo con từ 28 ngày đến 77 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống Công ty TNHH MTV TIG ấp 5, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước chúng tơi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ tiêu chảy là 27,19%, tỷ lệ bệnh viêm đường hô hấp là 29,10%, tỷ lệ bệnh viêm khớp là 3,47%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 1,91%, tỷ lệ ngày con viêm đường hô hấp là 1,92%, tỷ lệ ngày con viêm khớp là 0,36%.
Tỷ lệ chữa khỏi tiêu chảy là 96,13%, tỷ lệ chữa khỏi khỏi bệnh viêm đường hô hấp là 94,87%, tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm khớp là 88,43%.
Thời gian điều trị trung bình tiêu chảy là 3,58 ngày, thời gian điều trị trung bình bệnh viêm đường hơ hấp là 3,41 ngày, thời gian điều trị trung bình bệnh viêm khớp là 5,82 ngày.
Tỷ lệ tái phát tiêu chảy là 16,55%, tỷ lệ tái phát bệnh viêm đường hô hấp là 21,63%, tỷ lệ tái phát bệnh viêm khớp là 29,36%.
Tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,04%, tỷ lệ chết do viêm đường hô hấp là 1,48%, tỷ lệ chết do viêm khớp là 0,46%, tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác là 2,09%.
Trọng lượng bình quân lúc 28 ngày tuổi là 7,4 kg/con, trọng lượng bình quân lúc 77 ngày tuổi là 28,38 kg/con.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình là 0,80 kg/con/ngày.
5.2 Đề nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi có một số kiến nghị sau:
Trại nên tiến hành lấy mẫu phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ định kỳ để xác định vi khuẩn gây bệnh trên heo cai sữa và tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Từ đó chọn kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh nhằm ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc và đảm bảo hiệu quả cao trong công tác điều trị.
Nên nhốt heo bệnh riêng biệt, cách ly, điều trị, tránh lây lan cả đàn. Nên có nhiều hơn một loại thuốc để tránh tình trạng đề kháng với thuốc.
Cần áp dụng các biện pháp tạo tiểu khí hậu chuồng ni thích hợp và sự thơng thống hợp lý.
Thường xuyên tổ chức khử trùng tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, tuân thủ nghiêm ngặt các bệnh pháp kỹ thuật khi có sự chu chuyển đàn.
Nên thực hiện tiêm phịng đầy đủ các loại vacxin có liên quan đến tiêu chảy và hô hấp trên heo đặc biệt là trên heo mẹ (như vacxin E.coli ...) để heo con có lượng
kháng thể thụ động cần thiết chống lại mầm bệnh từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn nuôi sau.
Nếu có điều kiện ni heo cai sữa ở mật độ thấp hay nâng cấp hệ thống chuồng trại của heo cai sữa để tạo sự thơng thống và giảm bớt lượng khí độc, tạo mơi trường phù hợp cho sự phát triển của heo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Lâm Văn Út Bé, 2010. Khảo sát tình trạng bệnh trên đường tiêu hóa và hơ hấp ở heo con từ sơ sinh tới cai sữa tại trại heo A ở huyện Bình Chánh. Luận
văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh và Nguyễn Quang Tuyên, 2000. Sử dụng
chế phẩm sinh học biotyl để phòng trị tiêu chảy ở heo con trước và sau cai sữa. Tạp
chí khoa học kỹ thuật Thú Y. Số 2.
3. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2008. Kỹ thật nuôi heo nái mắn đẻ sai con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
4. Lê Thị Đậm, 2005. Khảo sát một số bệnh thường xảy ra trên heo tại trung
tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
5. Phạm Thị Hạnh, 2010. Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con sau cai sữa đến 75 ngày tuổi tại trại Darby - CJ Genetics. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
6. Huỳnh Thị Thanh Hòa, 2006. Khảo sát ảnh hưởng của YIDUOZYME 818 đến khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của heo con cai sữa từ 21 - 55 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo Hưng Việt. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Việt Hùng, 2004. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm Orego -Stim trên heo thịt. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học
Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thu Hương, 2006. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi tại trại heo giống Tà Niên tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt
nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Thị Bích Liên, 2002. Khảo sát tiêu chảy trên heo sau cai sữa đến
56 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa
Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Thị Kim Loan, 2006. Bài giảng chăn nuôi heo.
11. Nguyễn Văn Lực, 2010. Bước đầu khảo sát bệnh viêm khớp do Streptococcus trên heo nái và heo con. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thị Hoa Lý, 1998. Bài giảng vệ sinh gia súc. Tủ sách Trường Đại