Thống kê mô tả các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của những nhân tố vĩ mô đến cấu trúc vốn động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 39 - 41)

Trung bình Trung vị Lớn nhất Bé nhất Độ lệch chuẩn Quan sát GDP 0.0619 0.0589 0.0846 0.0502 0.0106 2307

CPI 0.1195 0.0921 0.2312 0.0330 0.0558 2307 CLD 0.0049 0.0008 0.2871 0.0000 0.0195 2307 INT 13.8331 15.0000 16.9538 9.4800 2.4319 2307

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 – 2012 bình quân ở mức 6,19%/năm, thấp hơn so với Trung Quốc là 10%/năm. Mức tăng trưởng GDP cao nhất đạt 8,46% vào năm 2007, thấp nhất đạt 5,02% vào năm 2012 – đây là năm mà tình hình kinh tế ở Việt Nam hết sức khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới vào năm này đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và Mỹ. So với Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất và thấp nhất tương ứng ở mức 13% và 8%, các công ty Việt Nam trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế kém thuận lợi hơn.

Lạm phát (CPI)

Tỷ lệ lạm phát từ năm 2003 – 2012 bình quân ở mức 11,95%, đây là mức khá cao so với tỷ lệ lạm phát bình quân ở các nước và cao nhất ở châu Á (Trung Quốc tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ 2%/năm, lạm phát châu Á dao động ở mức từ 3 – 6%/năm). Tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 23,12% vào năm 2008 và thấp nhất là 3,3% vào năm 2003. So với Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát thấp nhất đạt giá trị âm (-1%) thì ở Việt Nam, lạm phát ln duy trì ở con số dương trên 3%.

Mức độ vốn hóa thị trường chứng khốn (CLD)

Mức độ vốn hóa thị trường chứng khốn của cổ phiếu đạt bình quân 0,49%, mức cao nhất là 28,71% của cổ phiếu FPT (Công ty cổ phần FPT) vào năm 2007. Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động từ năm 2000 với Trung tâm giao dịch

chứng khoán TP.HCM là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn. Năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội đã chính thức ra đời, là nơi niêm yết và giao dịch chứng khốn của các cơng ty vừa và nhỏ. Năm 2007 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh, chỉ số VNIndex đạt mức cao kỷ lục trên 1.100 điểm.

Lãi suất cho vay (INT)

Lãi suất cho vay bình quân ở mức 13,8331%/năm. Lãi suất tăng cao nhất vào năm 2011 ở mức 16,9538%, thấp nhất vào năm 2003 ở mức 9,48%. Việt Nam thuộc các nước có lãi suất cho vay cao nhất trong khu vực (chỉ đứng sau Myanmar, bình quân lãi suất cho vay 16,16%), trong khi lãi suất cho vay bình quân của Trung Quốc là 5,89%, Thái Lan 6,39%, Philippines 8,87%, Malaysia 5,81%.

Tóm lại, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam ở thời kỳ tăng trưởng trong giai đoạn năm 2003 – 2005. Lạm phát và lãi suất cho vay được kiểm soát tốt. Đây là những năm thuận lợi tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở những năm sau từ năm 2005 – 2007. Sau khi lập đỉnh tăng trưởng vào năm 2007, nền kinh tế vĩ mô bộc lộ những bất ổn và bắt đầu thời kỳ suy thoái từ năm 2008 – 2009. Bên cạnh đó, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Trong hai năm trở lại đây kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng đà hồi phục rất thấp và yếu (từ 4 – 5,5% từ năm 2010 – 2012) và vẫn phải đối mặt với ảnh hưởng của cuộc hậu khủng hoảng tài chính thế giới đi kèm với những biến động nội tại của thị trường tài chính Việt Nam.

4.2. Lựa chọn mơ hình cấu trúc vốn phù hợp

Nhằm lựa chọn mơ hình cấu trúc vốn phù hợp, tác giả tiến hành chạy hồi quy mơ hình cấu trúc vốn tĩnh và mơ hình cấu trúc vốn động. Sau khi có kết quả hồi quy, tác giả so sánh sự phù hợp giữa hai mơ hình này và chọn ra một mơ hình phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của những nhân tố vĩ mô đến cấu trúc vốn động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w