CÂU HỎI LÍ THUYẾT TỔNG HỢP
Câu 1: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2 , FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
Câu 2: Cho các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, Fe2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với HNO3 đặc nóng là:
A. 6 B. 7 C.5 D.8
Câu 3: Để nhận biết 3 dung dịch riêng biệt HCl, H2SO4 đặc nguội, HNO3 loãng nguội. Người ta có thể dùng hóa chất nào?
A. Zn B. CuO C. Cu D. Fe
Câu 4: Tổng hệ số ( các số nguyên, tối giản) của phản ứng Cu với HNO3 đặc nóng là:
A. 8 B. 9 C. 10 D. 11
Câu 5: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là:
A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y.
Câu 6 : Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dd chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
26
Cô Thư - Gia sư/Luyện thi chuyên/Luyện thi ĐH Môn Hóa Học Facebook: https://www.facebook.com/tranthu131091
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 7: Hòa tan Au bằng nước cường toan thì sản phẩm khử là NO; hòa tan Ag trong dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm khử là NO2. Để số mol NO2 bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au tương ứng là
A. 1 : 2 B. 3 : 1 C. 1 : 1 D. 1 : 3
Câu 8: Cho phản ứng: FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là:
A. 6. B. 10. C. 8. D. 4.
Câu 9: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)