Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc dẫn đến sự cam kết của nhân viên đối với ngân hàng á châu (Trang 42 - 47)

nghiên cứu

Định nghĩa mới các yếu tố thành phần trong mơ hình đề xuất

1 Khối lượng công việc Bản chất công việc 2 Phong cách quản lý Cấp quản lý trực tiếp

3 Thu nhập Lương thưởng & đãi ngộ

4 Cơ hội thăng tiến Đào tạo và thăng tiến 5 Quan hệ đồng nghiệp Đồng nghiệp

6 Mơi trường làm việc Mơi trường làm việc

7 Uy tín thương hiệu

8 Thoả mãn trong công việc Thoả mãn chung trong công việc 9 Sự cam kết với tổ chức Sự cam kết tình cảm với tổ chức

3.3. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc dẫn đến sự cam kết tình cảm của nhân viên đối với Ngân hàng ACB.

3.3.1. Xác định kích thước mẫu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên (Gorsuch, 1983, dẫn theo MacClall, 1999) hoặc kích thước mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và (Hair và cộng sự, 1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nghiên cứu này thực hiện với khoảng 40 biến đo lường thì cần tối thiểu là 200 (40 x 5) quan sát là thỏa điều kiện phân tích EFA. Vì vậy, việc khảo sát 300 người đang làm việc tại Ngân hàng ACB đã đáp ứng những tiêu chuẩn trên. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các nhân viên đang làm việc ở Hội sở, các chi nhánh và Phòng giao dịch Ngân hàng ACB tại khu vực TP. HCM và có thâm niên làm việc tại ACB từ 2 năm trở lên.

3.3.2. Công cụ thu thập thông tin

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng ACB, bằng cách cung cấp bảng câu hỏi trực tiếp và nhân viên tự điền trả lời ý kiến của mình vào bảng khảo sát để tác giả thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng. Thang đo các yếu tố của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung với công việc dẫn đến sự cam kết tình cảm với tổ chức sau khi xây dựng xong được đưa vào bảng hỏi để thu thập số liệu. Mỗi thang đo có 7 mức độ theo tiêu chuẩn thang đo của Likert quy ước như sau: (1) Hồn tồn khơng hài lịng, (2) Khơng hài lịng, (3) Hơi khơng hài lịng, (4) Hài lịng trung bình, (5) Hơi hài lòng, (6) Hài lòng, (7) Rất hài lòng. Thang điểm từ 1 đến 7 thể hiện mức độ quan tâm tăng dần, điểm càng cao càng quan tâm đến vấn đề đó.

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 với các nội dung:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo các yếu tố của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung cơng việc dẫn đến sự cam kết tình cảm với tổ chức được đánh giá độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach’s Alpha. Các biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ <0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 (Nunnally và Bernstein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011).

-Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Thang đo các yếu tố của sự thỏa mãn, sự thỏa mãn chung với công

việc dẫn đến sự cam kết tình cảm với tổ chức sau khi được đánh giá độ tin cậy sẽ được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của các thang đo. Kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5% (Hair&ctg, 2006, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011). Đồng thời, kiểm định hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để kiểm định độ tương quan (Kaiser, 1974, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011) và hệ số KMO phải có giá trị từ 0.5 trở lên. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: dựa vào chỉ số Eigenvalue > 1 và mơ hình lý thuyết có sẵn (Garson, 2003). Kiểm định sự phù hợp mơ hình EFA so với dữ liệu khảo sát với yêu cầu tổng phương sai trích (Cumulative%) ≥ 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

-Kiểm định mơ hình hồi quy đa biến: Dựa trên kết quả phân tích EFA tác giả sẽ định nghĩa lại các biến trong mơ hình nghiên cứu để thực hiện phân tích hồi quy. Tác giả sử dụng phương pháp “Enter” để phân tích hồi quy đo lường các yếu tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc dẫn đến cam kết tình cảm của nhân viên với tổ chức tại Ngân hàng ACB. Mơ hình hồi quy sẽ được kiểm định độ phù hợp bằng kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh.

Bản chất công việc

Cấp quản lý trực tiếp

Lương thưởng & đãi ngộ

Sự thỏa mãn chung Sự cam kết tình cảm với tổ chức Đào tạo và thăng tiến

Đồng nghiệp

Mơi trường làm việc

Uy tín thương hiệu

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu

3.4. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh và thang đo

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung thêm 2 yếu tố mới là mơi trường làm việc và uy tín thương hiệu. Như vậy, các biến độc lập của mơ hình nghiên cứu gồm có 7 yếu tố là (1) Bản chất công việc, (2) Đào tạo và thăng tiến, (3) Lương thưởng và đãi ngộ, (4) Đồng nghiệp, (5) Cấp quản lý trực tiếp , (6) Môi trường làm việc, (7) Uy tín thương hiệu, với biến trung gian là (8) sự thỏa mãn chung với công việc và biến phụ thuộc là (9) sự cam kết vì tình cảm.

Theo như mơ hình nghiên cứu, các yếu tố thỏa mãn trong cơng việc của nhân viên xác định bằng 7 khía cạnh và được đo lường cụ thể như sau: (1) Môi trường làm việc được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ MT1 đến MT4; (2) Chính sách đào tạo và phát triển được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ DT1 đến DT5; (3) Lương thưởng và đãi ngộ, được đo lường bằng 7 biến quan sát, ký hiệu từ LT1 đến LT7; (4) Bản chất công việc, được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký hiệu từ CV1 đến CV6; (5) Cấp quản lý trực tiếp, được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký hiệu từ QL1 đến QL6; (6) Đồng nghiệp, được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ DN1 đến DN3; (7) Uy tín thương hiệu, được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký hiệu từ TH1 đến TH5. Yếu tố sự thỏa mãn chung được đo lường bằng 6 biến quan sát, , ký hiệu từ TM1 đến TM6. Và yếu tố sự cam kết tình cảm của nhân viên, ký hiệu là CK, được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ CK1 đến CK3

Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát trong tập dữ liệu trong từng nhóm yếu tố trong mơ hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và biến tổng, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm đồng thời loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy trong thang đo và thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Bảng 3.2: Các biến quan sát của các thang đoKhái niệm hiệu Biến quan sát

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc dẫn đến sự cam kết của nhân viên đối với ngân hàng á châu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w