Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 52)

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm (n = 20) Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lƣợng (n = 267) Cronbach alpha Phân tích nhân tố Thang đo hồn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Kiểm tra tƣơng quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định mơ hình Kiểm định giả thuyết

nghiên cứu Kiểm tra trọng số EFA

Thảo luận kết quả, ý nghĩa của nghiên cứu và đƣa ra hàm ý

3.2. Nghiên cứu định tính:

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cấu thành yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định chọn trƣờng đồng thời phát triển thang đo những nhân tố này và thang đo quyết định chọn trƣờng của học sinh.

Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại trung tâm Luyện thi Đại học QSC- 45 (92 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1) và do thầy Lộc hỗ trợ lấy ý kiến của các em học sinh tại trung tâm. \

- Đối tƣợng khảo sát là các em học sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi trung học quốc gia và có quyết định ứng tuyển vào một trƣờng đại học. Vì năm nay là năm đầu tiên thay đổi về kỳ thi đại học nên không thể chọn các em sinh viên năm nhất đã thi đại học năm trƣớc để khảo sát. - Đầu tiên tác giả hỏi các em học sinh các câu hỏi mở để khám phá các

yếu tố mới tác động đến quyết định chọn trƣờng của các em học sinh. Sau đó đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh THPT tại TP. HCM đã nêu ở mục 2.4, chƣơng 2 để các em đƣa ra ý kiến của mình. Cuối cùng, tác giả tổng hợp phiếu trả lời ý kiến của các em.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính:

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy cần thêm vào biến quan sát “chất lƣợng đào tạo của trƣờng đại học” vào nhân tố đ c điểm cố định của trƣờng đại học.

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, tác giả đã hiệu chỉnh bổ sung các thành phần cấu thành yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định chọn trƣờng đồng thời phát triển thành thang đo nháp.

Thang đo nháp đƣợc phát triển dƣới hình thức thang đo Likert 5 bậc (1 là hoàn toàn khơng đồng ý và 5 là hồn tồn đồng ý) để đo lƣờng cảm nhận của đối tƣợng khảo sát về tác động của 7 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học nhƣ sau:

Thang đo yếu tố về đặc điểm cố đ nh trư ng đ i học (ký hiệu DD gồm

8 biến quan sát từ DD1  DD8)

- DD1: Trƣờng có các ngành đào tạo đa dạng. - DD2: Trƣờng có chất lƣợng đào tạo tốt.

- DD3: Trƣờng có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho sinh viên theo học một cách tốt nhất.

- DD4: Trƣờng có học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. - DD5: Trƣờng có chế độ học bổng và các chính sách ƣu đãi cho sinh viên. - DD6: Trƣờng có ký túc xá hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên.

- DD7: Trƣờng có vị trí địa lí phù hợp, thuận lợi cho việc đi lại và học tập. - DD8: Trƣờng có các hoạt động ngoại khố về văn nghệ, TDTT,...

Thang đo yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai (ký hiệu CH gồm 3

biến quan sát từ CH1  CH3)

- CH1: Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. - CH2: Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. - CH3: Cơ hội đƣợc tiếp tục học tập lên cao trong tƣơng lai.

Thang đo yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh (ký hiệu NL gồm 3 biến quan sát từ NL1  NL6)

- NL1: Bạn thích đƣợc đến tham quan trực tiếp tại trƣờng.

- NL2: Đã đƣợc giới thiệu về trƣờng thông qua các hoạt động tƣ vấn tuyển sinh.

- NL3: Đã có tìm hiểu thơng tin qua website của trƣờng trên internet. - NL4: Đã có thơng tin về trƣờng qua các phƣơng tiện truyền thông (Tivi,

Radio).

- NL5: Đã có thơng tin về trƣờng qua quảng cáo trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác,…

- NL6: Đã đƣợc giới thiệu về trƣờng qua hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT.

Thang đo yếu tố về danh tiếng của trư ng đ i học (ký hiệu DT gồm 2 biến quan sát từ DT1  DT2)

- DT1: Trƣờng có danh tiếng, thƣơng hiệu. - DT2: Trƣờng có đội ngũ giảng viên nổi tiếng.

Thang đo yếu tố về cơ hội trúng tuyển (ký hiệu TT gồm 3 biến quan sát

từ TT1  TT3)

- TT1: Trƣờng có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao. - TT2: Kết quả của kỳ thi quốc gia 2015.

- TT3: Cách thức tuyển sinh của trƣờng phù hợp với khả năng học sinh.

Thang đo yếu tố về ngư i thân có ảnh hư ng (ký hiệu NT gồm 6 biến

quan sát từ NT1  NT6)

- NT1: Theo ý kiến cha, mẹ định hƣớng.

- NT2: Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình.

- NT3: Theo ý kiến của thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT.

- NT4: Theo ý kiến của bạn bè.

- NT5: Theo lời khuyên của chuyên gia tƣ vấn.

- NT6: Do ngƣời thân, bạn bè đang (ho c đã) học tại trƣờng đại học đó giới thiệu.

Thang đo yếu tố về bản thân cá nhân học sinh (ký hiệu CN gồm 2 biến

quan sát từ CN1  CN2)

- CN1: Trƣờng có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân. - CN2: Trƣờng có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.

Thang đo yếu tố về quyết đ nh chọn trư ng (ký hiệu QD gồm 5 biến quan sát từ QD1  QD5)

- QD1: Bạn quyết định chọn trƣờng đại học để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn.

- QD2: Bạn quyết định chọn trƣờng đại học theo ý kiến của ngƣời thân. - QD3: Bạn quyết định chọn trƣờng đại học có đầu vào phù hợp với khả

- QD4: Bạn quyết định chọn trƣờng đại học có các điều kiện, học phí phù hợp với bạn.

- QD5: Bạn đã chắc chắn với quyết định lựa chọn trƣờng của mình.

3.3. Nghiên cứu định ƣợng: 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác xuất. Đối tƣợng khảo sát là học sinh THPT tại TP. HCM .

Để xác định kích thƣớc mẫu bao nhiêu là tối ƣu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phƣơng pháp phân tích dữ liệu, phƣơng pháp ƣớc lƣợng các tham số cần ƣớc lƣợng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời của đáp viên). Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011 [3], để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát.

Trong đề tài này, có tất cà 35 biến quan sát cần ƣớc lƣợng. Vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 35 × 5 = 175. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện và dự phịng cho những ngƣời không trả lời ho c trả lời không đầy đủ, tác giả đã lựa chọn quy mô mẫu hơn 250 học sinh. Do đó, tác giả quyết định phát ra 300 bản câu hỏi.

3.3.2. Thiết kế bản câu hỏi và quá trình thu thập dữ iệu:

Bản câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 35 câu tƣơng ứng 35 biến, trong đó có 30 biến thuộc 7 thành phần nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học, 5 biến thuộc thành phần quyết định chọn trƣờng của học sinh (xem phụ lục 2).

Khảo sát đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp phỏng vấn các em học sinh bằng bản câu hỏi chi tiết. Buổi khảo sát đƣợc thực hiện tại ngày hội tƣ vấn xét tuyển đại học, cao đẳng do báo Tuổi trẻ phối hợp cùng Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại trƣờng đại học Bách Khoa vào ngày 1/8/2015.

3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ iệu:

Phƣơng pháp thống kê s dụng mức có ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là 0.05 (alpha = 0.05). Số liệu thu thập đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Q trình phân tích phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện qua các giai đoạn sau:

3.4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s A pha:

Một thang đo đƣợc coi là có giá trị khi nó đo lƣờng đúng cái cần đo, có ý nghĩa là phƣơng pháp đo lƣờng đó khơng có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần phải có thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là s dụng đƣợc. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể s dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang đo lƣờng là mới ho c mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) [3].

Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định s dụng tiêu chuẩn Cronbach’s alpha bằng 0.6 và các biến quan sát hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected item- total correlation) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại.

3.4.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis): Exploratory Factor Analysis):

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh có độ kết dính cao khơng và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:

- Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) [3].

- Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tƣơng quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [1].

- Các trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phƣơng pháp trích hệ số s dụng là principal components và điểm dừng

khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng ho c lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011) [3].

3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính:

Trƣớc hết hệ số tƣơng quan giữa quyết định chọn trƣờng và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh THPT tại TP. HCM sẽ đƣợc xem xét.

Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất thơng thƣờng (ordinary Least Square - OLS) đƣợc thực hiện nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết và qua đó xác định cƣờng độ tác động của từng yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Phƣơng pháp đƣa biến vào phân tích hồi quy là phƣơng pháp đƣa các biến cùng một lƣợt (phƣơng pháp Enter).

- Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta s dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. - Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông

qua hệ số Beta.

- Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng đƣợc thực hiện. Các giả định đƣợc kiểm định trong phần này gồm giả định liên hệ tuyến tính, phƣơng sai của phần dƣ không đổi, phân phối chuẩn của phần dƣ, tính độc lập của phần dƣ, hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Tóm tắt chƣơng 3

Chƣơng 3 đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình và các bƣớc thực hiện nghiên cứu, từ phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu

định lƣợng. Đồng thời, trong phƣơng pháp này cũng xác định rõ đối tƣợng khảo sát là các em học sinh THPT tại TP. HCM với kích thƣớc mẫu dự kiến hơn 250 học sinh, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phƣơng pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức phù hợp hơn cho khảo sát định lƣợng gồm 30 biến quan sát thuộc 7 yếu tố thành phần ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng và 5 biến quan sát thuộc thành phần quyết định chọn trƣờng của học sinh.

CHƢƠNG 4: PHÂN T CH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mơ tả mẫu khảo sát:

Nhƣ đã đƣợc trình bày trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, đối tƣợng tham gia trong nghiên cứu là học sinh lớp 12 tại TP. HCM. Khảo sát đƣợc thực hiện tại ngày hội tƣ vấn xét tuyển đại học, cao đẳng do báo Tuổi trẻ phối hợp cùng Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại trƣờng đại học Bách Khoa.

Sau khi chuẩn bị 300 bản câu hỏi thì có 278 bản câu hỏi đƣợc thu về, tỷ lệ hồi đáp đạt 92.67%. Trong các bản câu hỏi thu về có 11 câu khơng hợp lệ vì khơng đảm bảo độ tin cậy khi đƣa vào phân tích. Do đó loại bỏ 11 bản câu hỏi không hợp lệ này, 267 bản cịn lại đƣợc đƣa vào phân tích dữ liệu.

Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu phân chia theo giới tính, dự định sau kỳ thi quốc gia, thời điểm chọn trƣờng, mức độ tìm hiểu về hình thức tuyển sinh đƣợc trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm của Đặc điểm của mẫu Chỉ tiêu Tần số Tỷ ệ % Tỷ ệ % tích ũy Giới tính Nam 97 36.3 36.3 Nữ 170 63.7 100 Dự định sau kỳ

thi quốc gia Đăng ký ứng tuyển ĐH, CĐ 267 100 100 Thời điểm chọn

trƣờng

Trong năm lớp 12 132 49.4 49.4

Sau khi vào THPT (từ lớp 10) 49 18.4 67.8

Trƣớc khi vào học THPT 16 6.0 73.8

Mới quyết định gần đây 70 26.2 100

Mức độ tìm hiểu về hình thức tuyển sinh Đã tìm hiểu kỹ 91 34.1 34.1 Đang tìm hiểu 170 63.7 97.8 Chƣa tìm hiểu 6 2.2 100

Trong 267 em học sinh khảo sát thì có 170 bạn học sinh nữ (tỷ lệ 63.7%), 97 bạn học sinh nam (tỷ lệ 36.3%). Có 100% học sinh khảo sát đều chọn sẽ tham gia ứng tuyển vào Đại học sau kỳ thi quốc gia.

Về thời điểm chọn trƣờng, số lƣợng học sinh chọn trƣờng trong năm học lớp 12 chiếm đa số với 132 học sinh (tỷ lệ 49.4%), có 49 học sinh bắt đầu chọn trƣờng sau khi vào học THPT (tỷ lệ 18.4%), có 16 học sinh bắt đầu chọn trƣờng trƣớc khi vào lớp 10 (tỷ lệ 6%). Đ c biệt có đến 70 bạn học sinh mới có quyết định chọn trƣờng gần đây (tỷ lệ 26.2%). Thời điểm thực hiện khảo sát là sau khi kết thúc kỳ thi quốc gia nên có thể thấy hình thức tuyển sinh thay đổi khiến nhiều bạn lƣỡng lự về việc chọn trƣờng.

Về mức độ tìm hiểu về hình thức tuyển sinh, đa số các bạn vẫn đang tìm hiểu khi có 170 bạn học sinh chọn câu trả lời này (tỷ lệ 63.7%), có 91 bạn học sinh đã tìm hiểu kỹ (tỷ lệ 34.1%), nhƣng vẫn có 6 bạn chƣa tìm hiểu (tỷ lệ 2.2%) dù thời gian nộp hồ sơ tuyển sinh đã cận kề.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả theo thời điểm chọn trƣờng và mức độ tìm hiểu về hình thức tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)