.8 Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 83)

Tiêu chí Trung Bình Độ lệch chuẩn Số mẫu

Nhân viên tín dụng 3.0840 .90211 135

Định hướng tín dụng 2.9101 .97794 135

Năng lực tài chính 2.8889 1.10179 135

Mạng lưới giao dịch 2.9235 1.03739 135

Trình độ cơng nghệ thơng tin 3.3506 .94133 135

Sản phẩm tín dụng 3.0543 .94133 135

Mở rộng cho vay 2.9704 .93149 135

Nguồn: kết quả phân tích số liệu điều tra 135 mẫu

Để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến thành phần từ đến việc mở rộng hoạt động cho vay F7, ta có kết quả hồi quy tuyến tính bội như sau: Bảng 3.9 Model Summary Model Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin - Watson R R Square .846 .840 .35026 1 .920a 1.904

Nguồn: kết quả phân tích số liệu điều tra 135 mẫu

Kết quả tổng hợp mơ hình cho thấy 5 nhân tố giải thích được 84.6% việc mở rộng cho vay đối với DNVVN tại Maritime Bank. Như vậy, mơ hình đã đề cập được phần lớn các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay DNVVN tại Maritime Bank.

3.10.3. Kiểm định mơ hình hồi quy

Hiện tượng đa cộng tuyến

Dung sai cho biết có bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của một nhân tố khơng được giải thích bằng các nhân tố khác trong mơ hình. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0.1 thì hiện tượng đa cộng tuyến là nghiêm trọng. Theo bảng 2.18 cho thấy các nhân tố đều có dung sai lớn 0.3. Các nhân tố có thể được sử dụng để giải thích sự biến thiên của việc mở rộng hoạt động cho vay DNVVN. Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai VIF < 10, vì vậy có thể khẳng định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 3.10: Coefficientsa Model Standardi zed Coefficien ts Unstandardiz ed Coefficients Collinearity Statistics t Sig. Std. Error Toleranc e B Beta VIF (Constant) F1 F2 F3 F4 F6 1 .097 .132 .735 .464 .240 .050 .247 4.773 .000 .447 2.239 .528 .055 .589 9.684 .000 .321 3.111 .026 .033 .032 .769 .443 .678 1.475 .050 .034 .059 1.481 .141 .751 1.332 .123 .041 .131 2.995 .003 .621 1.610

Nguồn: kết quả phân tích số liệu điều tra 135 mẫu

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Kiểm định F được sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định về độ phù hợp của mơ hình tuyến tính từ đó xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ các biến độc lập. Theo bảng 2.17 , giá trị F tính từ giá trị R2 của mơ hình khác 0, có mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig.= 0.000) cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được Bảng 3.11: ANOVAb Model Sum of Squares Mean Square df F Sig. Regressio n Residual Total 1 87.167 5 17.433 142.101 .000a 15.826 129 .123 102.993 134

Sau cùng hệ số, Durbin-Watson dùng để kiểm định tự tương quan cho thấy mơ hình khơng vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị D= 1.904 và khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình. Như vậy, mơ hình hồi quy bội các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra kết quả nghiên cứu.

Giải thích phương trình

Theo bảng 2.17, kết quả ANOVA cho thấy hệ số Sig của mơ hình là 0.000. Điều này thể hiện mơ hình được xây dựng có ý nghĩa trong việc giải thích việc mở rộng cho vay đối với DNVVN.

Nhìn vào bảng 2.18, ta thấy các biến F1, F2 và F6 đều có ý nghĩa thống kê vì cột Sig <0.05, các biến F3, F4, F5 đều khơng có ý nghĩa thống kê vì Sig >0.05. Thứ tự ảnh hưởng của các biến lần lượt là F2, F1 và F6 vì hệ số beta được chuẩn hóa của F2 = 0.528 > F1 = 0.24 > F6 = 0.123

Vậy ta có mơ hình hồi quy bội là:

F7 = 0.097 + 0.240F1 + 0.528F2 + 0.123F6

Từ phương trình này ta cũng thấy hệ số riêng của F1, F2, F6 đều > 0 nên các biến này đồng biến với biến phụ thuộc.

3.11. Đánh giá kết quả khảo sát

Nhìn chung, khách hàng đánh giá chưa cao mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Maritime Bank. Các nhân tố được dùng để đánh giá mức độ mở rộng cho vay chỉ được đánh giá ở khoảng 2 đến 3 trên thang đo Likert 5 ( với 5 là hoàn toàn đồng ý). Giá trị trung bình của biến mở rộng cho vay chỉ ở mức 2.9704. Mức điểm này cho thấy việc mở rộng hoạt động cho vay của Maritime Bank đối với DNVVN chưa được đánh giá cao. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích thực trạng cho vay DNVVN tại Maritime Bank trong thời gian qua.

Với mức điểm này, Maritime Bank cần phải tìm hiểu sâu những yếu tố bị đánh giá thấp và hồn thiện những yếu tố đó.

Kết quả hàm hồi quy bội

F7 = 0.097 + 0.240F1 + 0.528F2 + 0.123F6

Hàm hồi quy bội cho thấy cả ba nhân tố đều tác động tích cực đến hoạt động cho vay của DNVVN tại Maritime Bank. Trong đó, nhân tố “định hướng tín dụng” tác động nhiều nhất và hơn hẳn hai nhân tố cịn lại. Do đó, Maritime Bank cần tác động nhân tố “định hướng tín dụng” nhiều nhất nếu muốn mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. Trong thành phần “định hướng tín dụng”, các biến quan sát đều hướng đến khả năng cạnh tranh của Maritime Bank trên thị trường tài chính. Chính vì thế, thành phần “định hướng tín dụng” ảnh hưởng mạnh nhất đến việc mở rộng cho vay DNVVN của ngân hàng. Ngành ngân hàng hiện nay là ngành dịch vụ phát triển mạnh, vì vậy việc thu hút và phát triển khách hàng là việc rất cần thiết.

Kết quả tổng hợp thống kê cho thấy đánh giá của khách hàng về nhân tố “ định hướng tín dụng” cho thấy nhân tố này chưa được đánh giá cao, các giá trị trung bình đều thấp hơn 3.5. Biến quan sát “MSB thực hiện tốt các quy định của Nhà nước” được đánh giá cao nhất, với giá trị trung bình đạt 3.11. Trong khi đó, biến quan sát “quy trình tín dụng tại MSB gọn nhẹ, hỗ trợ khách hàng” lại bị đánh giá thấp nhất, giá trị trung bình chỉ đạt 2.54, kế đến là biến “lãi suất cho vay đối với DNVVN” cũng bị đánh giá thấp, mức trung bình chỉ là 2.78. Vì vậy, để mở rộng hoạt động cho vay, Maritime Bank nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như biến động của thị trường, để xây dựng được chính sách, định hướng tốt nhất dành cho DNVVN. Trước mắt là cần phải tập trung xây dựng quy trình tín dụng gọn nhẹ, phù hợp với đối tượng khách hàng là các DNVVN, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp.

Về thành phần nhân viên tín dụng, trên thực tế yếu tố này ln đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ nhất là đối với ngân hàng. Yếu tố con người luôn là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Các biến quan sát của thành phần này tập trung hướng đến trình độ chun mơn của cán bộ, lãnh đạo ngân hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Théo kết quả thống kê mơ tả, thì các biến thuộc về thành phần này đều được đánh giá ở mức trung bình, giá trị trung bình các biến đều cao hơn 3. Như vậy, Maritime Bank đã xây dựng được đội ngũ nhân viên và lãnh đạo có trình độ chun mơn và năng lực quản lý cao. Vì vậy, Maritime Bank cần phát huy thế mạnh là yếu tố con người hơn nữa nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng cũng như xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

Nhân tố sản phẩm tín dụng tác động đến mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng vì chính nhân tố này thể hiện mức độ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng đối với các sản phẩm vay của ngân hàng cũng như đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn, thoái mái khi quan hệ giao dịch với ngân hàng. Các biến quan sát của nhân tố này được đánh giá càng cao thì mức độ hài lịng của khách hàng càng cao, từ đó việc cho vay sẽ ngày càng được mở rộng. Thang đo để đo lường nhân tố sản phẩm tín dụng bao gồm 3 biến là quan tâm đến nhu cầu khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng và danh mục sản phẩm. Theo các chuyên viên dịch vụ tín dụng, các biến này đều được đánh giá chưa cao, từ mức 3.03 đến 3.07. Trong đó, biến được đánh giá cao nhất là MSB luôn quan tâm đến nhu cầu khách hàng, còn sự đa dạng của sản phẩm chỉ ở mức 3.03. Giá trị này phù hợp với kết quả thực tế tại Maritime Bank, mặc dù ngân hàng thường xuyên xây dựng nhiều sản phẩm để phục vụ khách hàng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vây, ngân hàng phải ln tìm hiểu khách hàng để

xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng và phù hợp với đối tượng khách hàng là các DNVVN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu tổng quát để mở rộng cho vay DNVVN tại Maritime Bank. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau:

Chưa thực hiện nghiên cứu trên toàn bộ khách hàng của tất cả các hệ thống của Maritime Bank.

Thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động nên có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cũng như đánh giá thuận lợi và khó khăn của Maritime Bank trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng, từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp tại chương 4 giúp Maritime Bank mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN, góp phần đem lại sự tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh và hình ảnh, thương hiệu của Maritime Bank trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 4. : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

4.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam Việt Nam

Maritime Bank định hướng tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu của khách hàng và hướng đến khách hàng.

Về chính sách tín dụng: tăng cường về mặt chất lượng, đảm bảo mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng bền vững.

Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng loại tiền và quy mô khác nhau.

Phát triển danh mục tín dụng phù hợp với từng thời kỳ kinh tế Tập trung đẩy mạnh tín dụng đối với DNVVN

Hạn chế các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

Hoàn thiện hệ thống nội bộ chấm điểm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đảm bảo cơng khai, minh bạch.

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Tổ chức đào tạo các kiến thức về DNVVN như quản trị doanh nghiệp, luật doanh nghiệp cũng như đào tạo các kỹ năng như tiếp cận, thẩm định khách hàng, tư vấn sản phẩm, quản trị rủi ro nhằm tạo ra đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn cao.

Duy trì tình trạng tài chính ln ở mức an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn của cổ đông, ROE mục tiêu là 30% để xây dựng Maritime Bank

thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng chịu được thử thách, vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện của ngành Ngân hàng Việt Nam.

4.2. Giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam Việt Nam

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với Maritime Bank

Qua việc nghiên cứu thực nghiệm, ta nhận thấy hoạt động cho vay DNVVN tại Maritime Bank vẫn chưa được mở rộng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, học viên đề xuất một số giải pháp về các nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh đến kết quả mở rộng cho vay DNVVN tại Maritime Bank như sau: định hướng tín dụng, nhân viên tín dụng và sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN  Giải pháp về định hướng tín dụng

Hiện tại, Maritime Bank đã xây dựng được chính sách dành cho khách hàng là các DNVVN, tuy nhiên chính sách vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Chiến lược khách hàng cần phải được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động nhóm khách hàng DNVVN. Với đặc thù kinh doanh nhỏ gọn, linh hoạt của DNVVN thì Maritime Bank cũng cần phải xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt và năng động, hướng đến khách hàng. Cơ cấu tổ chức phải họat động nhịp nhàng phụ thuộc vào sự phối hợp của các phòng ban theo đúng chức năng nhiệm vụ của mỗi phịng ban, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giữa các phịng ban. Bên cạnh đó, mỗi phịng ban đều phải có tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ khách hàng cao nhất

Từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, Maritime Bank cần phải xây dựng được chính sách tín dụng cho khách hàng là các DNVVN, tinh giảm hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, thống nhất quy trình cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ. Tất cả hoạt động cho vay của ngân hàng đều

dựa trên chính sách tín dụng đó. Một chính sách tín dụng năng động, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển khơng chỉ của mảng tín dụng mà cịn thúc đẩy hoạt động của tồn ngân hàng. Hiện tại, chính sách tín dụng của Maritime Bank chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Do đó, việc cụ thể hóa chính sách tín dụng, điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với quy định của NHNN và tình hình thực tế của thị trường là rất cần thiết với Maritime Bank hiện nay.

Mặt khác, Maritime Bank cần phải tiến hành chuẩn hóa quy trình tín dụng dành cho DNVVN. Đây là quy trình tín dụng chung thống nhất, làm cơ sở cho các quy trình khác, tránh ban hành quy trình tín dụng q nhiều nhưng lại chồng chéo, khó thực hiện, mỗi quy trình lại u cầu thêm hồ sơ chứng từ, gây phản ứng khơng tốt đến khách hàng.

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường và quy định của Nhà nước. Lãi suất đặt ra ở mức thích hợp và thu hút nhằm tạo điều kiện mà không khiến cho các khách hàng thuộc DNNVV phải tìm đến một TCTD khác hay phải nhờ đến thị trường tự do. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM yêu cầu mỗi NHTM phải xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho những khách hàng tốt, truyền thống, sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ tại Maritime Bank. Hiện tại, lãi suất vay vốn tại Maritime Bank khá cao, nguyên nhân một phần cũng do chi phí hoạt động tại Maritime Bank nhiều, bộ máy quản lý cồng kềnh, phân tách nhiều bộ phận quản lý nhưng không hiệu quả. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề tinh gọn bộ máy, sẽ giảm đáng kể được chi phí hoạt động từ đó làm giảm lãi suất vay cho khách hàng.

Điều kiện cho vay cũng cần phải được tinh giản hóa, đảm bảo hỗ trợ cho khách hàng nhưng vẫn phòng ngừa được rủi ro. Hiện nay, Maritime Bank đang triển khai thực hiện thẩm định trực tiếp đầu ra, đầu vào của khách hàng. Việc này gây tâm lý không tốt cho khách hàng, kéo dài thời gian thẩm định.

Tuy nhiên, công tác này cũng không thể giảm thiểu rủi ro cho Maritime Bank. Thay vì như vậy, cán bộ quản lý khách hàng phải thường xuyên sâu sát khách hàng, nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng.Từ những điều kiện chung, Maritime Bank cũng xây dựng được điều kiện cho từng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng họat động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w