0 P , η = 82,3% + Số tổ máy: 05 tổ máy
+ Nhà máy: Kiểu cố định, tách rời bể xả + Chiều dài tầng bơm: 23,3m
+ Chiều rộng tầng bơm: 13,9m + Cao trình đáy bể hút : -1,25 + Cao trình sàn đỡ máy: +3,05 + Cao trình sàn sửa chữa: +8,5
+ Cao trình sàn nhà điều hành: +11,5 + Cao trình trần nhà máy: +16,5 - Phần bể xả: + Cao trình thành bể: + 7,0 + Cao trình đáy bể: + 2,85 + Chiều rộng bể: b = 19,20m + Chiều dài bể: 18,50m - Kênh dẫn: + Chiều rộng: 20,3m + Chiều dài: 60m
+ Cao trình đáy kênh thiết kế: - 1,25m
+ Cao trình đỉnh bờ kênh thiết kế: Biến đổi từ + 7,0 ÷ +5,50m - Kênh xả:
+ Bề rộng: B = 5,0m
+ Cao trình bờ kênh: + 7,0
Hình 4.1. Mặt cắt dọc nhà trạm
4.1.4. Nhiệm vụ:
+ Lấy nước trực tiếp từ sông Đuống tưới cho 5600ha diện tích canh tác của huyện Thuận Thành.
+ Tận dụng thời gian lũ sông Đuống tranh thủ lấy sa cải tạo đồng ruộng.
4.1.5. Đặc điểm địa hình khu công trình đầu mối:
Địa hình phía trong đồng: Khu vưc sát chân đê địa hình chật chội có các hộ dân cùng vườn tược, ao nằm sát chân đê có cao độ tương đối thấp so với các khu vực lân cận.
Kênh lấy sa Phú Mỹ: Kênh đất tại vị trí cống qua đê Phú Mỹ gấn đây đã được cải tạo lát mái đá xây 2 bờ và đáy kênh.
Đê hữu Đuống là đê cấp I kết hợp giao thông đường bộ. Hiện trạng mặt đê rộng từ 5,0 ÷ 8,4m, cao độ mặt đê từ +11,78 ÷ + 12,3. Mái đê phía sông m=3. Mái đê phía đồng m=2,5. Tại vị trí xây dựng công trình đê không có cơ nhưng có đường xuống dốc chữ Y đi xuống khu dân cư thôn Phú Mỹ. Chiều rộng mặt dốc trên dưới 3m. Chiều dài dốc 70÷ 80m.
Khu vực ngoài đê: là khu vự bãi bồi, có cao trình từ +6,2÷ +7,6 hiện tại dân trong khu vực tận dụng trồng màu: Ngô, đậu, lạc… Phía sát bờ sông Đuống là khu vực tập kết vật liệu xây dựng (cát, dăm…) của tư nhân đang hoạt động có cao trình khoảng +4,2. Bên cạnh là bãi lấy đất cùa các lò gạch tư nhân có cao trình +3,0÷+3,8. Sát chân đê phía sông là ao dân thả cá.
4.1.6. Đặc điểm địa chất khu vực dự án:
Đặc điểm địa chất Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành
tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía Bắc ( Đáp Cầu ) bề dày chỉ đạt 30 - 50m.
4.1.7. Đặc điểm khí tượng và thủy văn
Dự án sử dụng tài liệu trạm khí tượng Bắc Giang, trạm thuỷ văn Thượng Cát, trạm thủy văn Bến Hồ là các trạm có tài liệu quan trắc dài, đầy đủ và chất lượng tương đối đảm bảo và có vị trí gần khu vực của Dự án.
a/ Khí tượng:
- Nhiệt độ không khí: Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 24,3P
o
P C
+ Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm: 30,1P
o
P C + Nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm: 16,3P
o
P C
- Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối trung bình tháng: 79% - Gió:
+ Tốc độ gió trung bình: 20m/s + Tốc độ gió mạnh nhất: 34m/s
+ Tốc độ gió lớn nhất theo tần suất thiết kế
P(%) 2% 4% 50%
V(m/s) 29,2 26,9 16,8
- Nắng: Số giờ nắng hàng năm dao động trong khoảng 1600 ÷ 1700giờ. Các tháng mùa hè từ tháng V đến tháng X là những tháng nắng nhất trong năm khoảng từ 180 đến 210 giờ mỗi tháng, tháng II, tháng III là tháng rất ít nắng chỉ đạt dưới 50 giờ mỗi tháng.
- Mưa: Mùa mưa xuất hiện từ tháng V đến tháng X chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa lớn thường tập trung vào các tháng VII, VIII, IX. Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau chiếm 15% lượng mưa bình quân nhiều năm. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400-1600 mm nhưng phân bố không đều trong năm.
b/Thủy văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua tỉnh gồm: Sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại Bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4m, Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
- Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình…
Cũng như đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam, chế độ dòng chảy hàng năm của sông Đuống phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa nước cạn. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VI đến hết tháng XI và mùa nước cạn trong các tháng còn lại. Mùa lũ mặc dù thời gian ngắn hơn nhưng tổng lượng dòng chảy chiếm khoảng 85% tổng lượng dòng chảy cả năm trên sông. Đặc biệt dòng chảy lũ tập trung vào tháng VIII có lượng dòng chảy chủ yếu trong năm.
c/ Các đặc trưng thuỷ văn
Mực nước thiết kế đê: Theo Quyết định 614/QĐ-PCLB ngày 9/8/2006 quyết định mực nước thiết kế đê cho các tuyến đê của tỉnh Bắc Ninh:
Trạm thủy văn Bến Hồ (K32+500) tả Đuống tương đương K31+00 hữu Đuống: +10,0.
7. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Ban Quản lý dự án chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư) thành lập trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý dự án.
4.2. Đề xuất mô hình quản lý chất lượng cho công trình Phú Mỹ
Dự án xây dựng trạm bơm Phú Mỹ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (Sở) là cơ quan quản lý Nhà nước về Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương làm chủ đầu tư. Với chức năng làm chủ đầu tư theo như định nghĩa ở trên Sở là cơ quan được giao quản lý vốn để xây dựng trạm bơm sau khi hoàn thành bàn giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp quản lý khai thác công trình.
Trên cơ sở thực tiễn phân tích những ưu điểm trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trạm bơm Lương Tài, do Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Hưng làm chủ đầu tư tác giả kiến nghị:
- Đây là công trình có kỹ thuật không quá phức tạp nên giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm thẩm định và trình Tổng Cục Thủy lợi phê duyệt dự án đầu tư; thẩm tra thiết kế kỹ thuật dự toán theo Nghị định số:15/2013/NĐ- CP ngày 06/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chính phủ.
- Đề xuất mô hình quản lý chất lượng cho công trình Phú Mỹ theo lưu đồ sau:
* Tư vấn thiết kế: 0T
Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp theo quy định.
* Nhà thầu thi công:
Hình 4.3. Sơ đồ xây dựng công trình của Nhà thầu thi công
Công trình
Định vị công trình
Thi công phần móng Thi công phần nhà trạm
Thi công lắp đặt hoàn thiện
Lắp đặt thiết bị Hoàn thiện công trình
* Chủ đầu tư:
Hình 4.4. Sơ đồ quản lý chất lượng xây dựng công trình của Chủ đầu tư
Chủ đầu tư
An toàn lao động Vệ sinh môi trường Thi công công trình
Định vị mặt bằng
Phần móng Gia cố móng
Phần BT cốt thép
Phần Nhà trạm
Lấy mẫu thí nghiệm vật liệu Nghiệm thu từng hạng mục thi công Nghiệm thu giai đoạn thi công nhà trạm
Phần Hoàn thiện
Nghiệm thu từng hạng mục thi công Nghiệm thu giai đoạn hoàn thiện
Nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng
Nghiệm thu kỹ thuật thi công công trình Nghiệm thu công trình và bàn giao đưa vào sử dụng Lắp đặt thiết
-Thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác tiến độ, chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền.
- Kiểm tra các chứng chỉ hành nghề của các chức danh các chủ thể tham gia thiết kế, thi công, giám sát và quản lý xây dựng công trình.
- Kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng trên cơ sở tài liệu hồ sơ dự thầu và các điều khoản hai bên đã cam kết như: nhân sự các nhà thầu có bố trí đúng người hay không? chủng loại vật liệu, vật tư, thiết bị có được kiểm tra, kiểm định trước khi đưa vào sử dụng có tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn kỹ thuật…Kiểm tra sự hợp chuẩn của phòng thí nghiệm và quy trình lấy mẫu, kết quả thí nghiệm và ghi chép trong suốt quá trình thi công.
- Tổ chức tập huấn chế độ chính sách, phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới và
Khắc phục những nhược điểm:
- Yêu cầu chủ đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình. Không được dùng lực lượng các bộ của mình tham gia trực tiếp giám sát quá trình xây dựng công trình mà chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát của chủ đầu tư.
-Thuê đơn vị có đủ kinh nghiệm chuyên môn lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị máy bơm. Đối với công trình trạm bơm thì máy bơm là quan trọng nhất, thông thường các đơn vị không có kinh nghiệm trong việc tổ chức chào thầu mua sắm thiết bị mà chỉ quen việc mời thầu xây dựng.
Đối với việc lựa chọn nhà thầu:
- Không nên chọn yếu tố giá nhỏ nhất mà phải chọn nhà thầu có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ tổng công ty đến đội, tổ sản xuất. Đã có kinh nghiệm thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao. Ưu tiên lựa chọn những nhà thầu đã thi công công trình xây dựng tương tự đạt giải thường vàng chất lượng quốc gia trước mới tới các nhà thầu có công trình xây dựng đạt chứng nhận chất lượng cao của các ngành. Sau đó mới xét đến yếu tố giá thành xây dựng.
- Do đặc điểm địa chất vùng công trình đầu mối mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Địa hình lại chật hẹp do vậy việc xử lý nền móng quyết định tiến độ và chất lượng công trình. Do vậy, khi lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu cần tập trung cho biện pháp xử lý nền móng.
- Trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải công khai, minh bạch chú trọng thực tế hơn lý thuyết. Mặt khác, yếu tố tài chính của nhà thầu cũng phải quan tâm đúng mức đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn tái cấu trúc. Thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ ”V42Tề những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” trong đó có cắt giảm đầu tư công dẫn đến hàng loạt nhà thầu xây dựng có nguy cơ phá sản, nợ đọng nhiều do vốn pháp định ít, khi triển khai thi công các công trình nhà thầu đều phải vay vốn ngân hàng, trong khi đó các chủ đầu tư có công trình trong diện cắt giảm, nên chưa có vốn để trả cho các nhà thầu. Do vậy, để giải quyết việc làm và có tiền quay vòng trả nợ ngân hàng các nhà thầu thi nhau hạ giá để được trúng thầu, khi triển khai thi công sẽ nghĩ cách cắt giảm chất lượng để bù vào giá thành, tránh thua lỗ, dẫn đến chất lượng công trình sẽ không đảm bảo.
42T
Kết luận chương 4: Việc lựa chọn được nhà thầu quyết định sản phẩm công trình xây dựng nếu lựa chọn được nhà thầu tốt thì sẽ có sản phẩm công trình xây dựng tốt và ngược lại. Cùng với việc lựa chọn nhà thầu thì vai trò của chủ đầu tư cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong việc quản lý sản phẩm chất lượng công trình xây dựng. Có thể có nhiều mô hình quản lý khác nhau tùy thuộc vào trình độ, năng lực của cán bộ từng địa phương. Tuy vậy, nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý tài chính công để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước, theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới đang dần được hoàn thiện và hòa nhập. Để góp phần vào quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách và mô hình quản lý đầu tư xây tác giả mạnh dạn có một số kiến nghị và đề xuất .
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
- Từ các Tổng quan chung về công tác quản lý chất lượng tác giả đưa ra những khái niệm chung về chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng và các chủ thể tham gia quá trình quản lý, thiết kế, thi công và giám sát thi công là quá trình hình thành một sản phẩm công trình xây dựng. Để có một sản phẩm xây dựng đạt chất lượng tốt thì chất lượng các khâu từ quá trình khảo sát, thiết kế đến khi đưa công trình vào vận hành khai thác. Do vậy để quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng thì không còn cách nào khác là phải giám sát từng công đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công đến khi nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong khuôn khổ của luận văn tác giả đi sâu vào nghiên cứ mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công công trình. Trong giai đoạn này việc quản lý chất lượng công trình xây dựng chỉ có hai chủ thể chính Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.
- Đối với chủ đầu tư có nhiều mô hình quản lý khác nhau tuỳ thuộc vào từng bộ, ngành, địa phương và đơn vị có đặc thù công trình xây dựng khác nhau, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Đối với nhà thầu xây dựng tùy từng loại hình thành lập của doanh nghiệp Công ty do nhà nước thành lập, công ty cổ phần, công ty tư nhân…với