Lũ ngày 4/11/2007

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý chất lượng xây dựng công trình trạm bơm phú mỹ (Trang 59 - 86)

Hình 3.10. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Hình 3.11. Nhà thi đấu đa năng Đà Nẵng

Nhà thi đấu TDTT TP Đà Nẵng được xây dựng tại Khu công viên nước cũ, tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu với tổng diện tích hơn 94.000 m2. Trong đó, diện tích nhà thi đấu gần 10.500 m2, có sức chứa từ 5.000 đến 7.000 chỗ ngồi. Thời gian đầu tư trong 2 năm (2009- 2010).

Các công trình xây dựng ngày càng được quan tâm hơn đến chất lượng, mỹ thuật qua quá trình kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng xây dựng

trong năm 2010 Bộ Xây dựng được sự ủy quyền của Chính phủ đã vinh danh 65 công trình xây dựng đạt giải thưởng cúp vàng chất lượng quốc gia. Đó là các công trình tiêu biểu của các bộ, ngành và địa phương quản lý đầu tư xây dựng trong hơn 10 năm qua đã đưa vào sử dụng đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, tiến độ, các yêu cầu về an toàn đảm bảo công năng sử dụng và kiến trúc; trong thi công xây dựng không xảy ra các sự cố về chất lượng và an toàn lao động gây thiệt hại về người và vật chất; trong quá trình sử dụng và vận hành không bộc lộ các khiếm khuyết ảnh hưởng tới chất lượng công trình, công năng sử dụng. Các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công, tư vấn giám sát không có các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

3.2.Những tồn tại cần khắc phục

3.2.1.Những tồn tại:

Bên cạnh những thành công trong việc quản lý quá trình đầu tư xây dựng công trình đặc biệt là chất lượng công trình và hiệu quả của đầu tư đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước cũng còn nhiều khiếm khuyết trong quá trình đầu tư xây dựng

*Đối với công trình giao thông vận tải:

- Theo đánh giá của Tổng cục Ðường bộ Việt Nam, thời gian qua, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe xảy ra khá phổ biến trên nhiều tuyến quốc lộ như 1, 3, 5, 7, Ðại lộ Ðông Tây, không chỉ ở các dự án đã khai thác, sử dụng nhiều năm mà còn ở cả các dự án mới đưa vào khai thác như quốc lộ 1 đoạn qua Hà Nam, Thanh Hóa, BOT tuyến tránh Phan Rang như quốc lộ 1, đoạn Thanh Hóa - Thừa Thiên - Huế, vệt lún bánh xe, gồ sống trâu hơn 70 km (chiếm 13%), đoạn Ðà Nẵng - Khánh Hòa hơn 90 km (15%). - Tháp Chàm, cầu Thanh Trì, mặt cầu vượt bằng thép tại TP Hồ Chí Minh,... Lý giải nguyên nhân ngoài yếu do chênh lệch nhiệt độ môi trường; tình trạng xe quá tải hoạt động thường xuyên, chất lượng thi công, giám sát) không đảm bảo. Mặt

đường mới đưa vào khai thác đã xuống cấp, cho thấy cần phải đặt câu hỏi với đơn vị tư vấn giám sát đã kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình, quy phạm của nhà thầu thi công hay chưa? Theo Bộ Giao thông vận tải khâu thiết kế hiện quá yếu kém, thiết kế chưa gắn với làm bản vẽ thi công. Công tác kiểm tra, đối chiếu thực tế thi công còn lỏng lẻo. Không chỉ hiện tượng lún vệt bánh xe mà vấn đề lún đầu cầu, đầu cống xuyên với cường độ cao càng làm gia tăng độ lún của mặt đường. Hiện tượng lún hằn vệt bánh xe còn do chất lượng các lớp bê-tông mặt đường (yếu tố vật liệu nhựa, cốt liệu diễn ra khá phổ biến).

- Đối với Cầu: Sự cố sập cầu Cần Thơ nguyên nhân là do lún ở diện hẹp thiết kế không lường trước, khi khoan khảo sát phát hiện có sự biến đổi lớn về địa chất ở hai phía đối diện của đài móng. Lún 2 đầu cầu bãi cháy

`

Hình 3.12. Toàn cảnh 2 neo câu Cần Thơ sau sư cố sập đổ ngày 26-9-2007

*Đối với công trình năng lượng:

-Trong thời gian vừa qua, trên cả nước đã xảy ra một số sự cố công trình thủy điện quy mô nhỏ. Cụ thể là: tràn nước qua đỉnh đập phá hỏng nhà máy công trình thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh); đổ tường chắn bê tông công trình thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị); vỡ đường ống áp lực công trình thủy điện

Đăm Bol - Đạ Tẻl (Lâm Đồng); đổ tường chắn thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum) và gần đây là sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai) và vỡ bể áp lực công trình Thủy điện Ea Súp 3 (Đăk Lắk). Đặc biệt là Công trình thủy điện Sông Tranh 2 do EVN làm chủ đầu tư. Tháng 10/2011, công trình được tích nước đến cao trình mực nước dâng bình thường 175m. Đến tháng 03/2012, công trình bị thấm nước qua đập ra phía hạ lưu. Bên cạnh đó, sau khi tích nước hồ chứa, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy ra nhiều trận động đất. Hiện tượng thấm nước qua đập và động đất sau khi tích nước hồ chứa đã gây tâm lý bất an cho người dân và chính quyền địa phương.

Hình 3.14. Toàn cảnh vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 tỉnh Gia Lai ngay 12/6/2013

Qua công tác kiểm tra, Bộ Xây dựng xác định việc xảy ra sự cố công trình trong nhiều trường hợp là do các doanh nghiệp tư nhân tự tổ chức quản lý đầu tư và thi công xây dựng công trình trong khi kinh nghiệm còn hạn chế

Năng lực của một số nhà thầu tham gia xây dựng công trình như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình… không đảm bảo theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng không tuân thủ chặt chẽ theo quy định.

Ngoài ra, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cho ý kiến về thiết kế cơ sở, do vậy thiếu kiểm tra, kiểm soát các giai đoạn tiếp theo như thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng, nghiệm thu công trình…Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các công trình thủy điện quy mô nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng xây dựng và có nguy cơ mất an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.

*Công trình Thủy lợi 42T

Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn xảy ra những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng những sự cố thường gặp nhất, gây nên những tổn thất về người và của nhất, huỷ hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xẩy ra đối với hồ chứa. Đ42Ta số xảy ra ở những hồ chứa vừa và nhỏ và với đập dâng nước là đập đất. Tuy là hồ chứa nhỏ nhưng khi có sự cố có sức tàn phá ghê gớm, ví dụ hồ chứa Nhà Trò ở Nghệ An dung tích 2 triệu m3 bị vỡ đã làm chết 27 người và gần đây nhất 1 hồ chứa rất nhỏ ở Hà Tĩnh chỉ chứa 250.000m3 nước bị vỡ đã làm trôi hơn 200 m đường sắt Bắc Nam làm tê liệt hàng chục đoàn tàu trong nhiều ngày. Vỡ khi cho phép dẫn dòng qua đập đá đổ đang thi công ở cao trình 50 do việc tư vấn xác định tần suất. Nếu xác định theo quy phạm 285- 2002 thì tần suất chỉ là 10%, nhưng đây là công trình quan trọng nên phải nâng lên 5%. Tuy nhiên nâng tần suất lũ 5% thì vẫn chưa đáp ứng được vì đây là công trình chính. Nếu thực sự nâng lên 1% thì đầu tư vào công trình quá lớn, do đó phải thực hiện theo quy phạm đã quy định.

Hình 3.15. Toàn cảnh đập Cửa Đạt cao trình 50 đang thi công bị phá hoại do lũ ngày 4/11/2007

* Công trình dân dụng

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, việc đầu tư xây dựng các công trình dân dụng phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, nhiều sự cố đã xảy ra do nhà bị lún, lún lệch dẫn đến công trình bị nghiêng hoặc sập đổ làm ảnh hưởng lớn đến an toàn công trình và các công trình lân cận, gây thiệt hại về tài sản và gây bức xúc trong xã hội.

3.2.2.Nguyên nhân:

- Trong giai đoạn khảo sát, thiết kế công trình.

+ Thiết bị khảo sát lạc hậu, chậm được đổi mới dẫn đến kết quả khảo sát đặc biệt là khảo sát địa chất vẫn còn sai sót nhiều, thậm chí có công trình khi mở móng thi công địa chất sai khác hoàn toàn, phải dừng lại để xử lý, thay đổi toàn bộ kết cấu, phát sinh hàng trăm tỷ đồng dẫn đến phải duyệt điều chỉnh lại toàn bộ dự án.

+ Thiếu cán bộ có trình độ làm chủ nhiệm các công trình lớn có kỹ thuật phức tạp do sự đào tạo và chuyển giao thế hệ có một thời gian làm không tốt, không liên tục dẫn tới đội ngũ làm công tác tư vấn chủ yếu là các bộ trẻ, tuy có tri thức, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ tin học và các phần mền tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm, khi trưởng thành tại các “lò đào tạo” là tìm đến những nơi khác chạy theo đồng tiền, thiếu ý tưởng rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm gắn bó lâu dài với đơn vị.

+ Dự án đầu tư phê duyệt còn nhiều sai sót do giai đoạn thiết kế cơ sở quy định thành phần, nội dung công việc đặc biệt là thành phần khảo sát chỉ phục vụ hướng tuyến, giải pháp kết cấu và công nghệ thi công. Chuyển sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật khảo sát kỹ hơn thì không còn phù hợp.

+ Nhiều công ty tư vấn địa phương hoặc các công ty tư vấn cá nhân đua nhau thành lập trong khi đó trình độ hạn chế, thiết bị không đầy đủ nhưng vẫn tìm mọi cách, mọi quan hệ để trúng thầu dẫn đến sản phẩm không đảm bảo

chất lượng phải xử lý tốn kém, kéo dài thời gian xây dựng thậm trí có thể gây sự cố công trình.

- Giai đoạn đầu tư xây dựng công trình

+Tổ chức đấu thầu: Đấu thầu là sự cạnh tranh, sự cạnh tranh trong đấu thầu diễn ra rất gay gắt, để trúng thầu nhiều nhà thầu hạ giá có gói thầu hạ giá lớn hơn 20%, khi triển khai tổ chức thi công để đảm bảo lợi nhuận, họ thuê mướn thiết bị, sử dụng lực lượng nông nhàn không có tay nghề để thi công công trình. Mặt khác, chủ đầu tư cũng vì lợi ích cá nhân, thiếu kiên quyết trong việc tuân thủ hồ sơ đấu thầu dẫn đến chất lượng công trình không cao, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Có công trình đang xây dựng hoặc mới xây dựng xong đã xảy ra sự cố hoặc chỉ sau 10-15 năm xây dựng đã xuống cấp.

+ Tổ chức tư vấn giám sát chất lượng xây dựng:

Thực tế thấy rằng nếu đơn vị giám sát nào nghiêm túc thì chất lượng công trình đảm bảo chất lượng, mỹ thuật. Tuy vậy, do có nhiều công ty tư vấn giám sát thành lập mượn danh, kinh nghiệm các cán bộ nơi khác và các cán bộ đã nghỉ hưu để thành lập và tham gia đấu thầu, khi triển khai giám sát một thời gian ngắn lại đề nghị thay đổi nhân sự đưa chủ đầu tư vào việc đã rồi xử lý rất vất vả. Mặt khác, do vốn công trình bố trí không theo kịp tiến độ dẫn đến phải kéo dài thời gian giám sát đơn vị phải bố trí nhân sự đi giám sát công trình khác cũng là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình

+ Công tác giám sát chất lượng của chủ đầu tư:

Thực hiện Nghị định 38/2011/NĐ-CP về sửa đổi và bổ sung một số điều trong luật xây dựng và luật đấu thầu nội dung chủ yếu là tách quản lý dự án đầu tư ra khỏi cơ quan quản lý Nhà nước do quá trình chuyển đổi quá nhanh, chưa có thời gian chuẩn bị đội ngũ cán bộ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư. Một số công việc trước đây do Bộ trực tiếp đảm nhận nay chuyển cho chủ đầu tư như phê duyệt thiết kế kỹ thuật,

thiết kế bản vẽ thi công…do không đủ trình độ chuyên môn để thẩm định phê duyệt các dự án lớn, kỹ thuật phức tạp chủ yếu dựa vào thiết kế và tư vấn thẩm tra dẫn đến có nhiều sai sót trong quá trình tác nghiệp cần phải tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Nhiều chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến chất lượng công trình phó mặc cho đơn vị tư vấn giám sát. Chạy theo tiến độ, thành tích thậm trí có hiện tượng cá biệt đồng loã với nhà thầu để trục lợi cá nhân dẫn đến sự cố công trình.

-Vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất lượng công trình

+ Tiêu chuẩn TCVN về xây dựng chậm được sửa đổi và ban hành tạo khung pháp lý cho thiết kế, thi công và nghiệm thu

+ Thiếu kiểm tra đôn đôn thấm chí còn né tránh trách nhiệm trong quá trình quản lý chất lượng, phó mặc cho chủ đầu tư.

+ Công tác tổ chức đào tao, tập huấn, hướng dẫn các chủ đầu tư, các nhà thầu thiết kế, thi công về các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ…chưa được thường xuyên, đôi khi còn hình thức.

3.3.Biện pháp khắc phục:

3.3.1 Cơ chế chính sách:

-Luật Xây dựng: Năm 2003 Quốc hội đã ban hành luật Xây dựng, để thực hiện luật này Chính phủ đã ban hành Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng các công trình xây dựng quy định rõ trách nhiệm đối với việc quản lý chất lượng của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong giai đoạn khảo sát, trong giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành, bảo trì và sử lý sự cố công trình. Năm 2008 Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định 49/2008/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Sau gần 10 năm thực hiện nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, một số điều trong nghị định đã không còn phù hợp với thực tế quản lý trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. Ngày 06

tháng 2 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thay thế cho nghị định 209/2004/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết các điều khoản trong thực tiễn áp dụng không còn phù hợp đồng thời đưa thêm các chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm ở các mức độ với tất cả các công đoạn trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành khai thác công trình góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực, làm thất thoát vốn đầu tư, giảm chất lượng trong quá trình xây dựng gây mất an toàn cho cộng đồng, giảm công năng, hiệu quả và tuổi thọ công trình. Đồng thời giao cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng với chức năng là Bộ quản lý chuyên ngành ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, gắn chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành với chất lượng các công trình do các bộ ngành được Chính phủ giao quản lý. Đây là chìa khóa quan trọng nhất trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

-Luật đấu thầu: Để lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm, năng lực con người, thiết bị và dây chuyền công nghệ, năng lực tài chính đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng. nhằm công khai minh bạch trong hoạt động xây dựng ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành luật Đấu thầu số 61/2005/QH11; thực hiện luật đấu thầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn luật đấu thầu; Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành các thông tư hướng dẫn nghị định căn cứ vào luật, nghị định và

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý chất lượng xây dựng công trình trạm bơm phú mỹ (Trang 59 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)