Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống Xếp hạng tín dụngdoanh nghiệp

3.3.5. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

3.3.5.1.Với Bộ Tài chính về việc hồn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam.

BTC cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc lập BCTC. Có như vậy thì việc thống kê, tính tốn các chỉ tiêu trung bình ngành mới thuận lợi, căn cứ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới thực sự đáng tin cậy. Qua đó giúp cho việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng có thể thực hiện được dễ dàng và tiết kiệm chi phí xử lý thơng tin.

Cần nghiêm khắc xử lý các DN kinh doanh không minh bạch, trốn thuế, gian lận chứng từ, ban hành những quy đinh có tính chất cưỡng chế đối với việc hạch toán kế toán và lập

báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán. Từng bước ban hành các văn bản bắt buộc các DN thuê kiểm toán độc lập kiểm tra về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán. Việc kiểm toán giúp nâng cao chất lượng thông tin DN cung cấp cho ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chấm điểm và xếp hạng DN thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng.

3.3.5.2.Với Tổng cục Thống kê về việc xây dựng các chỉ tiêu ngành.

Trong quá trình đánh giá xếp hạng, đặc biệt là đánh giá về các chỉ tiêu tài chính thì ngân hàng cần có các chỉ số trung bình ngành để so sánh. Hiện nay cục thống kê vẫn chưa thực hiện tốt việc cung cấp thông tin về các chỉ số này, vì vậy trong thời gian tới kiến nghị Cục thống kê cần xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu tài chính về trung bình ngành, để từ đó các tố chức tín dụng có căn cứ khoa học, chính xác trong việc đánh giá,xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn một cách hiệu quả.

3.3.5.3.Với Ngân hàng Nhà nƣớc.

Hồn thiện hoạt động thơng tín dụng của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC.

Trung tâm thơng tin tín dụng CIC là nơi để các NHTM khai thác những thông tin khách hàng vay vốn nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian qua hiệu quả cung cấp thông tin do CIC cung cấp chưa được cập nhật thường xuyên và kịp thời gây khó khăn trong việc phân tích đánh giá khách hàng của các NHTM. Do vậy trong thời gian tới NHNN cần đưa ra các biện pháp nhằm làm hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phịng ngừa rủi ro tín dụng kịp thời chính xác cho các NHTM, cụ thể:

 CIC cần tăng cường việc thu thập thông tin, xử lý quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác điều hành các chính sách tiền tệ tín dụng của NHNN, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nhằm ngăn ngừa rủi ro.

 Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các NHTM, bảo đảm chất lượng thông tin đầu vào an tồn, chính xác và kịp thời. NHNN cần có những biện pháp xử phạt vi phạm hành chính kịp thời đối với các ngân hàng không chấp hành đúng

các quy định của NHNN về cung cấp thơng tin báo cáo. Về phía các NHTM phải thấy rõ việc cung cấp thơng tin tín dụng là trách nhiệm cũng như lợi ích cho bản thân mỗi ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN cần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin với các NHTM để toàn bộ các số liệu có thể truy xuất từ máy tính mà khơng cần làm thủ cơng như một số biểu báo cáo hiện nay. Như vậy số liệu báo cáo mới chính xác, kịp thời và an toàn, phục vụ cho cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng của các NHTM được hiệu quả.

Thúc đẩy việc triển khai hệ thống XHTD tồn ngành ngân hàng.

Có nhiều ngun nhân nên thúc đẩy xây dựng hệ thống XHTD toàn ngành ngân hàng, trong đó có 3 nguyên nhân chính sau;

- Việc xây dựng hệ thống xếp hạng và phân loại theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, giúp ngân hàng xây dựng hệ thống dự phòng rủi ro chính xác hơn dựa trên những rủi ro có thể xảy ra vỡ nợ như hoạt động Công ty, rủi ro từ thị trường từ đó có biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng. Việc phân loại khách hàng này ra đời thay thế hệ thống phân loại nợ trước kia chủ yếu chỉ dựa vào thời hạn chậm trả, chủ yếu dựa vào những tổn thất xảy ra mà thiếu đi việc đánh giá uy tín và năng lực thực sự của DN sẽ dẫn đến ngân hàng khơng dự phịng chính xác, khơng đủ, ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng. - Việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tại các NHTM là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập, ứng dụng hệ thống quản trị theo chuẩn mực của Basel II giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngân hàng nào có hệ thống XHTD khơng đạt yêu cầu phải sử dụng kết quả XHTD của một tổ chức độc lập có uy tín do NHNN chỉ định. Định kỳ NHNN bổ sung thêm các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Khơng để tình trạng khơng đồng nhất về việc đánh giá khoản vay sẽ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

- Bên cạnh đó NHNN cần có quy chế thưởng phạt đối với việc các tổ chức XHTD làm trái pháp luật đánh giá DN theo chủ quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng thông tin.

Sửa đổi, bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được ban hành vào năm 2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành vào năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493 hiện đang được các ngân hàng áp dụng để phân loại nợ dựa theo phương pháp định lượng (theo điều 6) và phương pháp định tính (theo điều 7), trong đó NHNN cho phép các NHTM có thể lựa chọn một trong hai phương pháp này để phân loại nợ tùy theo rủi ro của từng Ngân hàng. Trên thực tế khi triển khai các Quyết định này thì việc cá ngân hàng xếp hạng và phân loại theo điều 6 mang tính định lượng hay điều 7 mang tính định tính thì kết quả xếp loại giữa hai cách có sự khác biệt nhau rất nhiều, điều đó ảnh hưởng đến việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

 Mặt khác NHNN đã có đề cập đến việc các NHTM cần phải thiết lập hệ thống định hạng, chấm điểm xếp loại khách hàng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay NHNN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào va cũng chưa đưa ra được các tiêu chuẩn thống nhất cho các ngân hàng trong việc xây dựng hệ thống định hạng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ. Bên cạnh đó, do hệ thống định hạng tín dụng nội bộ được các NHTM tự xây dựng và trình NHNN phê duyệt nên tính tương đồng giữa các hệ thống định hạng đó cũng khơng được đảm bảo. Chính vì những điều trên luận văn kiến nghị NHNN nên ban hành một hệ thống định hạng tín dụng thống nhất; hướng dẫn cụ thể các bước quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng, trong đó quy định một số chỉ tiêu với các trọng số đánh giá cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý; yêu cầu các NHTM xây dựng chính sách tín dụng để quản lý tín dụng trong suốt qua trình cấp tín dụng đảm bảo ở mức tối đa khách hàng giống nhau phải được quản lý giống nhau, từ thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng, hồ sơ tín dụng đến quy trình đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nhằm đưa hoạt động chung của ngành Ngân hàng thêm phù hợp, tiến gần đến chuẩn mực chung quốc tế.

NHTM là sợi dây tài chính quan trọng quyết định sự sống còn của Chính phủ, do đó để hạn chế rủi ro tiềm ẩn, Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển. Chính phủ nên bắt buộc các cơ quan như thuế, Tổng cục thống kê ... cung cấp các thông tin liên quan đến 52 ngành nghề bao gồm các số liệu tăng trưởng, các DN đang hoạt động cho ngân hàng theo định kỳ và đảm bảo tính xác thực.

Bên cạnh đó Chính phủ nên thúc đẩy việc thành lập các cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập nhằm phát triển ngành xếp hạng ở Việt Nam và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ, cho ra những kết quả xếp hạng đáng tin cậy, để cung cấp thông tin cho thị trường tín dụng, thị trường chứng khốn, qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững. Khi các Công ty này ra đời thì các NHTM có thêm thơng tin để tham khảo, từ đó hồn thiện hệ thống XHTD nội bộ của mình. Đây cũng là cơ sở để ứng dụng hệ thống quản trị theo chuẩn mực của Basel II vào quy trình quản trị rủi ro của các NHTM và phát triển thị trường chứng khốn, cơng khai và minh bạch thông tin của các DN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể được hạn chế bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng một trong những phương pháp có thể được xem là nhận diện được rủi ro tiềm ẩn một cách tồn diện nhất đó là phân tích, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Thực tế là ngành đánh giá XHTD ở Việt Nam cũng đang ở giai đoạn sơ khai. Và các NHTM Việt Nam cũng đã từng bước đưa hệ thống xếp hạng này vào quy trình tín dụng của minh nhăm hạn chế những rủi ro tín dụng, trong chương ba, khóa luận đã tập trung nghiên cứu những giải pháp cơ bản sửa đổi hệ thống XHTD DN hiện nay tại Vietinbank và các giải pháp bổ trợ cũng như những kiến nghị đối với các đơn vị hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả trong ứng dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank

– Chi nhánh 8. Những giải pháp đưa ra hy vọng rằng sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong việc ứng dụng hệ thống xếp hạng, mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

KẾT LUẬN

XHTD nội bộ là một công cụ khá quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả XHTD của khách hàng là căn cứ quyết định cho vay và xác định giá cho vay. Nó cũng là cơ sở đánh giá chất lượng các khoản nợ và các quyết định về trích lập dự phịng rủi ro. Thực tế vận hành quy trình về XHTD cho thấy, vì áp lực kinh doanh và các vấn đề lợi ích khác của các đơn vị kinh doanh trực tiếp, khiến cho kết quả chấm điểm không phản ánh trung thực thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của khách hàng, do đó mục đích vốn có của một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không thực hiện được.

Luận văn đã thực hiện việc nghiên cứu chi tiết bộ chỉ tiêu và cách thức thực hiện XHTD DN nội bộ của Vietinbank, mơ hình được tư vấn xây dựng bởi Công ty Kiểm tốn Earnst&Young. Thơng qua dữ liệu tài chính và tình hình trả nợ thực tế của 76 DN đang có quan hệ tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh 8, đề tài đã tiến hành phân tích hồi quy mơ hình Logistic bằng phần mềm SPSS và rút ra kết luận về bộ 7 chỉ tiêu tài chính có khả năng phản ánh chính xác nhất đến khả năng trả nợ thực tế của DN. Mối tương quan này được thể hiện bởi mơ hình Logistic như sau:

Loge ( = -9.648 + 4.117X1 + 5.148X2 + 0.902X3 – 0.194X5 – 2.999X7 + 35.294X10 + 3.194X11

Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết giúp cho người đọc hiểu được rõ hơn về bộ chỉ tiêu và cách thức xây dựng bộ chỉ tiêu của mơ hình XHTDDN nội bộ tại Vietinbank, mà quan trọng hơn, nó cung cấp cho các cấp quản lý và các phịng ban chức năng của ngân hàng có một mơ hình tốn học tham khảo để phân tích khả năng trả nợ của DN dựa trên 7 chỉ tiêu tài chính, bổ sung thêm cho phương pháp chấm điểm XHTD DN đang được áp dụng tại Vietinbank.

Ngoài ra, nghiên cứu của đề tài cũng góp ý một số điểm tồn tại cần bổ sung và điều chỉnh để mơ hình xếp hạng được hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng của mơ hình XHTDDN nội bộ tại Vietibank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thanh Hà, 2011. Ứng dụng mô hình điểm số tín dụng DN của Edward I.Altman để hoàn

thiện hệ thống XHTD DN tại BIDV. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

2. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. TPHCM: NXB Lao động xã hội. 3. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự ,2012. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.

TPHCM: NXB Kinh tế TPHCM.

4. La Kim Phụng, 2012. Hoàn thiện hệ thống XHTD DN tại Trung tâm thơng tin tín dụng –

NHNN Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

5. Hoàng Thị Phương, 2011. Ứng dụng hệ thống XHTD DN nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Phú Thọ. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học

Kinh tế TPHCM.

6. Lê Tất Thành, 2012. Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. TPHCM: NXB Tổng hợp TPHCM.

7. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: NXB

Lao động xã hội.

8. Hồng Tùng, 2011. Phân tích rủi ro tín dụng DN bằng mơ hình Logistic. Tạp chí Khoa học và

Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng

9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1. TPHCM: NXB Hồng Đức.

10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2. TPHCM: NXB Hồng Đức.

11. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các TCTD.

12. Tài liệu nội bộ về XHTD của BIDV. 13. Tài liệu nội bộ về XHTD của VCB.

14. Trang thông tin NHNN Việt Nam: Http://www.sbv.gov.vn.

15. Trang thơng tin Xếp hạng rủi ro tín dụng: Http://www.rating.com.vn.

PHỤ LỤC 01 – DANH SÁCH NGÀNH KINH TẾ VÀ HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN 1. Danh sách ngành kinh tế: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tên ngành kinh tế Mã ngành của bộ chỉ tiêu

I NÔNG, LÂM, NGƯ, NGHIỆP

01 Nông nghiệp và các sản phẩm liên quan 13

011 Trồng cây hàng năm (hoa màu)

012 Trồng cây lâu năm (trồng rừng, cây ăn quả, điều, hồ tiêu, cao su, cà phê, chè…)

013 Nhận và chăm sóc giống cây nơng nghiệp 014 Chăn nuôi

02 Lâm nghiệp và các sản phẩm liên quan 3

021 Ươm giống cây lâm nghiệp

022 Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ 023 Trồng rừng và chăm sóc rừng tre, nứa 024 Trồng rừng và chăm sóc rừng khác

03 Ngư nghiệp và các sản phẩm liên quan 23

031 Khai thác thủy sản 032 Nuôi trồng thủy sản

033 Sản xuất giống thủy hải sản

II KHAI KHOÁNG

04 Khai thác than và các dịch vụ đi kèm 1

041 Khai thác, thu gom than 042 Dịch vụ hỗ trợ khai thác than

05 Khai thác dầu thơ, khí đốt tự nhiên và cácdịch vụ đi kèm 2

051 Khai thác dầu thơ

052 Khai thác khí đốt tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w