giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự xuất phát từ những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu hoàn thiện thể chế, pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0:
Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN) là cuộc cách mạng thể hiện sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật đều kết nối internet và các hệ thống kết nối internet diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với những thành tựu đỉnh cao, đem lại hiệu quả cao phục vụ con người. Nhờ có cuộc cách mạng 4.0 này xã hội có điểm tích cực như: phục vụ cơng tác nghiên cứu chính sách dân sự, xây dựng và áp dụng pháp luật chứng cứ điện tử; phục vụ cho việc phát triển sáng tạo, nghiên cứu khóa học; kết nối thơng tin, dữ liệu phục vụ cho giải quyết tranh chấp dân sự, giao dịch thương mại điện tử; phủ sóng, tuyên truyền, phổ biến hiệu quả các văn bản pháp luật dân sự.
Các hoạt động sử dụng thành tựu, tiến bộ của khoa học và công nghệ làm phương tiện để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân ngày càng nhiều, càng tinh vi và phức tạp hơn. - Phát sinh chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0. Rõ ràng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0 và trong công tác thực thi pháp luật, xử lý và chi phí đầu tư là một vấn đề thách thức khơng nhỏ. Chính vì vậy cần phải đấy nhanh tốc độ xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách: Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được mơi trường chính sách, pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực tận dụng cơ hội đến từ CMCN 4.0. Sự chậm trễ trong xây dựng và thực thi chính sách đơi khi cịn là rào cản, làm nhụt tinh thần, ý chí đổi mới sáng tạo, làm giảm đi tâm huyết cống hiến trí tuệ của lực lượng doanh nghiệp cơng nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, khiến Việt Nam không thể đột phá mà cịn tụt lại phía sau. Một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh CMCN 4.0 là xây dựng, đổi mới và hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Do đó, cần đẩy nhanh tốc động nghiên cứu xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật để phát huy được năng lực sáng tạo, chủ động của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác trong kinh tế số và xã hội số. Cuộc CMCN 4.0 đã cho thấy khung pháp lý Việt Nam còn nhiều lỗ hổng cần được khắc phục như: Khung pháp lý số quốc gia, các luật về thương mại điện tử, an tồn thơng tin, chủ quyền số, bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân, sở hữu trí tuệ và các chính sách khuyến khích đầu tư, các cải cách về tư duy và thể chế,... Từ đó đặt ra yêu cầu với hệ thống pháp luật là phải bảo đảm phát triển bền vững, an toàn, an ninh, chủ quyền quốc gia, lấy quyền và lợi ích cơng dân làm trọng tâm, thúc đẩy khoa học, công nghệ tiên tiến, khả năng đổi mới sáng tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đảm bảo quản lý nhà nước trên không gian mạng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, trong đó có an tồn thơng tin, an ninh mạng, dữ liệu cá nhân, huy động được nguồn lực đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế...
Thứ hai, yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) càng ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội, các hoạt động kinh tế, các giao dịch thương mại truyền thống tại các nước và các hoạt động thương mại xuyên biên giới ngày một sử dụng nhiều hơn các tiện ích của CNTT để tạo thuận lợi, giảm chi phí và
thời gian cho các bên thỏa thuận và giao kết hợp đồng. Hơn nữa, yêu cầu hội nhập quốc tế và sử dụng CNTT làm thay đổi về không gian của các quan hệ pháp luật, xuất hiện ngày càng phổ biến các giao dich “phi biên giới” thậm chí “phi chủ thể”. Chủ thể thực hiện các hoạt động truyền thông quảng cáo; các hành vi; hoạt động thương mại; các giao dịch dân sự,... khơng bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và một chủ thể pháp lý thông thường,22 như giao kết hợp đồng giữa bên bán và bên mua qua mạng xã hội như facebook, zalo, qua thư điện tử (email)...mua qua các sàn giao dịch điện tử như shoppee, lazada, tiki,… Những hoạt động thương mại truyền thống ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thương mại nhằm khai thác thị trường người sử dụng internet như trên được gọi chung là thương mại điện tử. Sự chuyển đổi phương thức giao dịch thương mại truyền thống sang thương mại điện tử như vậy tất yếu làm thay đổi hợp đồng vốn giữa các bên gắn với hoạt động thương mại từ xưa đến nay. Khi hợp đồng được các bên ứng dụng công nghệ thông tin trong đàm phán, giao kết và thực hiện thì nó được gọi là hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử giúp các bên thuận tiện hơn trong thỏa thuận và giao kết tuy nhiên hợp đồng điện tử cũng có nhiều bất tiện, rủi ro mà các bên phải tính đến như vấn đề hiệu lực hợp đồng, bảo mật dữ liệu chống bị tấn công, trộm cắp hay hủy hoại, vấn đề quyền riêng tư và thu thập phân tích thơng tin cá nhân trái phép từ bên thứ ba trên môi trường mạng, việc giải quyêt tranh chấp sao cho phù hợp với giao dịch điện tử. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu đặt ra là phải có những quy đinh pháp luật về chứng cứ điện tử để thúc đẩy, tạo được niềm tin sự an toàn cho các bên khi tham gia thương mại điện tử đồng thời đẩy nhanh được quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, yêu cầu từ thực tiễn xét xử các vụ án dân sự ở Việt Nam: Nhiều quốc
gia trên thế giới đã áp dụng mơ hình và ứng dụng CNTT thành cơng trong hệ thống tịa án nhằm đơn giản hóa thủ tục tố tụng trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình tố tụng ở Việt Nam lần đầu tiên đã được ghi nhận trong các Bộ luật tố tụng lớn như Tố tụng dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Theo đó, ghi nhận
việc gửi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ bằng phương tiện điện tử; việc cấp, tống đạt trực tiếp và gửi qua dịch vụ bưu chính thì bổ sung phương thức tống đạt bằng phương tiện điện tử; quy định các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được cơng bố cơng khai trên cổng thơng tin điện tử Tịa án. Các lĩnh vực khác cũng ứng dụng CNTT vào hoạt động kéo theo đó là những tranh chấp ngày càng đa dạng phức tạp hơn với số lượng án có sử dụng chứng cứ là chứng cứ điện tử cũng tăng. Trong suy nghĩ truyền thống, khi đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết trước Tòa án, các bên đương sự thường kỳ vọng rằng vấn đề mình đưa ra đã có quy định pháp luật ở đâu đó để giải quyết. Trong trường hợp đó, tư duy áp dụng pháp luật của các Thẩm phán (cũng như các luật sư tham gia quá trình giải quyết vụ việc) sẽ là tư duy IRAC, viết tăt của 04 từ issue, rule, aplication, conclusion, có nghĩa là khi gặp một vấn đề pháp lý hoặc một tình huống pháp lý phát sinh, điều đầu tiên người áp dụng pháp luật hoặc tư vấn áp dụng pháp luật cần thực hiện 04 bước đó là vấn đề bản chất pháp lý của quan hệ pháp luật; tìm kiếm pháp luật áp dụng; áp dụng quy định đó vào quan hệ pháp luật cụ thể; đưa ra kết luận giải quyết vụ việc.23 Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0 việc ứng dụng các cơng nghệ mới có thể nảy sinh những vấn đề mới chưa được pháp luật điều chỉnh, nhất là về chứng cứ điện tử. Khi có tranh chấp xảy ra, việc xác định cho đúng bản chất pháp lý của vấn đề để lựa chọn quy phạm pháp luật đã có để điều chỉnh khơng hề đơn giản. Khi đã lựa chọn được rồi và đi vào giải quyết thì việc thu thập bảo quản các chứng cứ điện tử, số hóa cũng là một vấn đề khó khăn. Các tranh chấp liên quan tới mua bán, chuyển nhượng tài sản mã hóa, tài sản kỹ thuật số là một trong những tranh chấp điển hình nhất của việc sử đụng chứng cứ điện tử.
Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, tác giả có đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện hơn pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong nội dung phần tiếp theo.