thực tiễn xét xử và bài học kinh nghiệm về việc sử dụng chứng cứ điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce - TMĐT) - Một phương thức mới của các giao dịch thương mại thông qua không gian mạng, dưới những hình thức đơn giản nhất như thẻ tín dụng máy rút tiền tự động ATM của các ngân hàng hay những hợp đồng giao dịch điện tử. Những năm 1990 của thế kỉ 20, internet ra đời và phát triển mạnh mẽ, kết nối trên toàn cầu. Phát minh sáng tạo này như một hệ quả tất yếu phát sinh các tranh chấp từ giao dịch TMĐT, điều này vơ hình gây sức ép lên hệ thống tư pháp và các cơ quan giải quyết tranh chấp khác.
Hiện nay, thực tiễn xét xử các vụ án dân sự có sử dụng chứng cứ điện tử tại Tòa án còn nhiều hạn chế, bất cập, mà nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng. Hiểu biết về chứng cứ điện tử của Thẩm phán còn hạn chế, chưa chuyên sâu. Khả năng nhận diện chứng cứ điện tử, thu thấp, xác minh, đánh giá chứng cứ điện tử cũng cịn hạn chế. Lĩnh vực cơng nghệ thông tin là một lĩnh vực khó và phức tạp, các Thẩm phán đều xuất phát từ cơ sở đào tạo luật, nghiệp vụ xét xử chứ không được bồi dưỡng, đào tạo những kiến thức về tin học, công nghệ thông
tin gặp những vụ án có chứng cứ điện tử khó khăn phức tạp thì lúng túng. Cụ thể như sau:
Khả năng nhận diện chứng cứ điện tử cịn hạn chế: Chứng cứ điện tử vơ
cùng đa dạng về nội dung và thiết bị chứa đựng bởi vậy nó là loại chứng cứ khó nhận diện nhất, đặc biệt là trong không gian mạng. Hiện nay, xét về trình độ, năng lực cơng nghệ của người tiến hành tố tụng đa số còn hạn chế; tính năng các phương tiện điện tử cùng loại, khác nhà sản xuất cũng không đồng nhất, gây hoang mang cho người tiếp cận. Cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ. Để vận dụng khi giải quyết vụ án tranh chấp giao dịch điện tử, bản thân người tiến hành cũng cần trau dồi, nghiên cứu về các tính năng, cơ chế hoạt động một số phương tiện điện tử thông thường để đáp ứng kịp thời cho công việc.
Hạn chế khả năng thu thập, xác minh chứng cứ điện tử: giá trị của chứng
cứ điện tử tương đương với văn bản giấy, nguyên tắc này đã được thể hiện rõ trong Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Nghị định về TMĐT và các văn bản liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp dụng các chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Do quy định mang tính ngun tắc, tức là có ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước cũng như áp dụng để giải quyết tranh chấp nhưng khơng có các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc khơng được quy định cụ thể trong BLTTDS thì sẽ khơng thể giải quyết các tranh chấp thương mại được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Bởi chưa có quy định cụ thể về hình thức vật chất chứa đựng chứng cứ điện tử, trình tự thu thập, xác thực chứng cứ và hướng dẫn thủ tục chuyên biệt nên để giải quyết các tranh chấp thương mại có chứng cứ điện tử vẫn cịn khá khó khăn.(23)
Ngày nay, mức độ phủ sóng của thương mại điện tử ngày một rộng lớn, việc tiếp cận trở nên dễ dàng, với đặc điểm đó, các vụ việc tranh chấp trong giao dịch thương mại xảy ra với nhiều cá nhân, tổ chức, địa phương khi tham gia vào quá trình giao dịch điện tử. Vì thế, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tranh chấp hay các quy
định cứng nhắc về thẩm quyền giải quyết thì sẽ rất khó để giải quyết vụ việc. Trong thực tiễn, khi xảy ra tranh chấp giao dịch điện tử có những chứng cứ điện tử thì đường lối xét xử vẫn ưu tiên các chứng cứ vật chất dễ chứng minh như các chứng cứ truyền thống: hợp đồng chứng thực, văn bản kí kết, cơng chức Sau đó, mới xét đến các chứng cứ điện tử, nó chỉ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ các chứng cứ khác, ít khi được sử dụng độc lập, làm chứng cứ chính. Pháp luật về thương mại điện tử cũng quy định các nguyên tắc về việc các chủ thể tham gia thương mại điện tử có quyền tự lựa chọn loại phương tiện điện tử, phương thức thực hiện và tự thỏa thuận về loại công nghệ để sử dụng trong mua bán hàng hóa dịch vụ, cũng vì nguyên tắc cho phép lựa chọn nhiều loại hình cơng nghệ nên các tổ chức, cá nhân có thể chỉ có chứng cứ điện tử để chứng minh.(16) Việc Tịa án khơng chấp nhận các chứng cứ điện tử có tính độc lập và có giá trị pháp lý như văn bản viết hoặc các chứng cứ khác sẽ làm ảnh hưởng tới quyền của các cá nhân, tổ chức khi có u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp, đồng thời nguyên tắc của BLTTDS cũng không được tôn trọng trong thực tiễn.
Hạn chế về khai thác dữ liệu để làm chứng cứ: Để chuyển hóa những đoạn
video clip thành chứng cứ dưới dạng có thể đọc được thực sự đang là một vấn đề nan giải đối với các cơ quan tố tụng. Đối với dữ liệu điện tử được thu từ camera an ninh dưới dạng video clip, hiện nay thường sử dụng phương pháp cho người tham gia tố tụng xem trực tiếp để xác định người, vật và các hoạt động diễn ra trong đoạn video clip thu được rồi lập biên bản ghi nhận. Điều này chưa thể xác nhận chính xác 100% bởi người xem có thể có sự thay đổi về kết quả quan sát, như vậy dễ dấn đến nhận định, đánh giá sai kết quả. Trong một số trường hợp, dữ liệu điện tử do người tham gia tố tụng tự sao in, giao nộp, tự in hình ảnh, tin nhắn có nội dung liên quan đến vụ án thì giá trị chứng minh sẽ như thế nào và cách cụ thể nào để Tòa án đánh giá được độ tin cậy của chứng cứ vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Hạn chế về đánh giá tính xác thực của chứng cứ điện tử: Đây là hoạt động
tư duy được tiến hành dưới dạng logic biện chứng trên cơ sở pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm chính những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị chứng minh của mọi chứng cứ cũng
như toàn bộ chứng cứ đã thu thập được hoặc được cung cấp đã đủ để chứng minh những vấn đề cần phải chứng minh hay chưa. Đặc điểm của chứng cứ điện tử rất đa dạng, dễ mất, dễ thay đổi nên trong các vụ án tranh chấp dân sự rất khó để đánh giá được tính xác thực của chứng cứ. Trong một số trường hợp chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ điện tử, Tòa án chưa đưa ra được những lập luận cụ thể về cách thức xác thực chứng cứ điện tử mà đã quyết định chấp thuận hay bác bỏ chứng cứ đó, các lập luận cịn chưa rõ ràng và cũng chưa có quy tắc cụ thể đánh giá tính xác thực của chứng cứ.
Từ những phân tích về hạn chế nêu trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử có chứng cứ điện tử như sau:
Trong việc giải quyết các tranh chấp giao dịch điện tử, việc cơ quan tố tụng khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử để đưa ra các chứng cứ điện tử ngày càng phổ biến. Để thực hiện việc này, các cơ quan có thẩm quyền cùng cơ quan chuyên môn kĩ thuật tiến hành thu thập theo đúng quy định của pháp luật và phải đảm bảo tính xác thực của mỗi chứng cứ điện tử, đồng thời thực hiện bảo quản các dữ liệu điện tử cũng phải thực hiện đúng quy trình, tránh làm mất, hỏng dữ liệu.
Có rất nhiều cách để thu thập chứng cứ điện tử như: từ các thiết bị di động, máy tính, máy tính bảng,... các cơ quan chuyên trách cần lưu ý đến các thơng tin như ngày, giờ và cấu hình hệ thống có thể bị mất do thời gian lưu trữ quá lâu. Do đó, các cán bộ chuyên trách nên ưu tiên các dữ liệu điện tử liên quan phải được ghi trong tệp riêng càng sớm càng tốt. Đồng thời, Để đảm bảo việc khai thác chứng cứ điện tử có hiệu quả, các bộ phẩn chun mơn kĩ thuật phải có kiến thức cơ bản về cơng nghệ máy tính và người thực hiện cơng tác thu giữ, bảo quản phải là những chuyên gia được đào tạo về việc thu thập và phục hồi chứng cứ điện tử.
Thứ nhất, khi có thơng tin về chứng cứ điện tử, cơ quan chuyên trách sẽ đề ra những yêu cầu xác minh tài liệu, dữ liệu liên quan, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra có thẩm quyền. Mơi trường khơng gian mạng rất khó nắm bắt, các hành vi thực hiện có thể ở bất cứ đâu, một người có thể sử dụng nhiều tài quản
khác nhau, cách thức thực hiện đa dạng ở máy tính, điện thoại, thiết bị số... Vì vậy, việc xác mình ban đầu hết sức quan trọng.
Thứ hai, để đảm bảo chính xác nhất, phải có các biện pháp phối hợp nhanh chóng xử lý, thu thập các DLĐT từ các cơ quan liên quan đến lĩnh vực công nghệ thơng tin. Thực tiễn cho thấy do đảm bảo tính bí mật về thơng tin của khách hàng, cũng như một số công ty hoạt động ở lĩnh vực này vẫn cịn xảy ra vi phạm pháp luật, vì mục tiêu lợi nhuận... nên cố tình kéo dài hoặc khơng trả lời các u cầu của cơ quan điều tra, dẫn đến vụ việc phải kéo dài.
Thứ ba, sau khi thu thập được các tài liệu chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền phụ trách cần có sự phân loại, đánh giá để định hướng giải quyết tranh chấp, làm căn cứ để tiến hành tố tụng và áp dụng các biện pháp giải quyết.
Thứ tư, phải thường xuyên trao đổi, báo cáo để nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của các phịng nghiệp vụ, cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc giải quyết vụ án tranh chấp có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Tóm lại, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ mở ra cơ hội mới cho chứng cứ điện tử vì hầu hết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại đều có sử dụng chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp giao dịch điện tử có chứng cứ điện tử phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như:
Một là, thách thức về kỹ thuật (đa dạng dữ liệu; bảo vệ dữ liệu; đa dạng ngôn ngữ): dữ liệu điện tử thì đa dạng phong phú với những ứng dụng như zalo, facebook, intagrams, skype,…mạng viễn thông, máy scan, usb, …các thiết bị chứa đựng dữ liệu cũng đa dạng. Hơn nữa, bản chất của chứng cứ điện tử rất dễ sao chép, dễ thay đổi, chính vì vậy, rất khó để xác định và đánh giá chứng cứ.
Hai là, thách thức pháp lý (giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử): Vấn đề giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử cũng đem đến nhiều tranh cãi trong giới học thuật bởi khoa học kỹ thuật thì ln khơng ngừng phát triển từng ngày kéo theo đó buộc các quy định pháp lý về chứng cứ điện tử cũng phải thay đổi theo nếu không kịp thay đổi theo thì nó nhanh chóng bị lỗi thời và không phù hợp.
Đây là vấn đề nan giải cần có những định hướng rõ ràng để hồn thiện luật về chứng cứ điện tử.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM