Thực trạng thực thi những cam kết

Một phần của tài liệu PHAM THI THU TRANG - LKT4B - 820337- 082020 (Trang 64 - 70)

Tính từ thời điểm bắt đầu áp dụng chứng nhận xuất xứ theo EVFTA, thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định các cơ quan tổ chức được ủy quyền cấp CO mẫu EUR.1 đã chứng nhận khoảng hơn hai trăm nghìn bộ chứng từ làm cho kim nghạch đạt gần 8 tỷ USD sang thị trường EU tương đương với tỷ lệ tận dụng lưu đãi FTA vào khoảng 14,8%. Tỷ lệ này chưa cao nhưng với thị trường khá khó tính là EU và năm đầu tiên có hiệu lực đây cũng là kết quả dễ hiểu. Nhìn kết quả sau một năm thực thi hiệp định so với một số thị trường khác thì tỷ lệ chứng nhận CO là thấp, chính vì vậy là một thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường EU.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm

hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn. Trong hơn 02 năm Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam có hiệu lực là một động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Hiệp định tạo được môi trường kinh tế sôi động mặc dù ảnh hưởng do đại dịch COVID -19 nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu đạt kết quả ngoài mong đợi là xuất siêu. Thời điểm Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam có hiệu lực doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mình và nắm bắt được cơ hội lưu đãi thuế quan, chứng nhận xuất xứ mẫu C/O EUR.1. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương trong năm 2020 số lượng mẫu EUR.1 là 207.682 chứng nhận được cấp từ cơ quan, phòng thương mại, tổ chức được ủy quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa và 6.115 lô hàng tự chứng nhận xuất xứ theo mã số REX để hàng hóa hưởng lưu đãi thuế quan tốt nhất theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu. Tình hình dịch bệnh kéo dài từ thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực đã làm giảm nhiều sức mạnh và cơ hội cho doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ và xảy ra bất khả kháng làm cản trở hoạt động hội nhập. Thương mại tồn cầu sụt giảm nhưng nhờ có EVFTA mở ra thị trường giúp doanh nghiệp Việt Nam với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ ấy được đà và tăng trưởng sau dịch bệnh đã được kiểm soát. Việt Nam nhận thấy được thị trường EU là một thị trường lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất nhập khẩu rất cao do vậy thị trường tiêu thụ sau EVFTA là rất lớn xuất nhập khẩu tăng nhanh.

Sang năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng so với năm 2021 do các doanh nghiệp ngày càng tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA chứng minh xuất xứ hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam. Trong khi đó, sau 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, cả Việt Nam và EU đang thích ứng ngày càng tốt hơn với dịch bệnh, cùng đẩy nhanh quá trình tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường. Kinh tế - thương mại Việt Nam – EU với nền tảng vững chắc từ EVFTA sẽ đứng trước nhiều cơ hội triển vọng hậu đại dịch, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai Bên.

Chứng nhận xuất xứ form EUR.1 – Những thực trạng cần quan tâm

Doanh nghiệp vướng mắc lỗi kỹ thuật về hình thức. Việt Nam sử dụng mẫu

form EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu sang EU. Những lỗi hình thức đầu tiên có thể nhắc đến là doanh nghiệp chưa hiểu đúng, chính xác về các thơng tin trên C/O, cịn nhầm ẫn giữa thông tin người nhận và thông tin địa điểm nhận hàng cuối cùng. Thơng tư 05/2018TT-BCT có quy định những lỗi về hình thức mà Hải quan Việt Nam có thể xem xét chấp nhận bỏ qua trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Những vẫn có những doanh nghiệp bị từ chối hưởng lưu đãi do C/O có những lỗi nhỏ về hình thức dẫn đến cơ quan kiểm tra nước nhập khẩu nghi ngờ có gian lận xuất xứ.

Doanh nghiệp vướng mắc lỗi kỹ thuật về nội dung

Khai sai quy tắc xuất xứ là lỗi thường gặp trong chứng nhận xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Vì EVFTA có tiêu chí xuất xứ “PSR” khác biệt so với tiêu chí “ CTC” “RVC” thơng thường hay gặp phải trong các chứng nhận xuất xứ trước đây. lỗi về sai quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp sẽ không được cấp phép chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Khai nguyên liệu có xuất xứ nhưng chứng từ chứng minh là hóa đơn VAT chứ khơng phải chứng nhận xuất xứ C/O. Do Hiệp định EVFTA quy định sử dụng nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc EU (một số trường hợp ngoại trừ khác liên quan đến Hàn Quốc) có thể tính vào sử dụng chứng nhận xuất xứ, chính vì quy định đó dẫn đến một số doanh nghiệp hiểu sai, hiểu nhầm chỉ cần mua hàng trong nước nghĩa là nguyên liệu đó đã có xuất xứ Việt Nam. Điều này dễ dàng phát hiện vì form EUR.1 của Việt Nam vẫn được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền nhưng với REX doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, nếu sai xuất xứ có thể làm ảnh hưởng trực tiếp CO khơng có hiệu lực.

Khai sai mã HS của nguyên liệu đầu vào. Những quy định về sản phẩm không được hoặc sử dụng với một tỷ lệ hạn chế làm cho doanh nghiệp để đạt được tiêu chí, đã thay đổi thông tin của nguyên liệu đầu vào. Dây là một lỗi không thường xuyên gặp phải, nhưng nếu mắc phải doanh nghiệp có thể bị tạm thời hoặc sau đó khơng được chứng nhận cho hàng hóa sản xuất ra nữa.

Lỗi áp dụng tỷ lệ linh hoạt nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí CTC. Trong EVFTA cho phép áp dụng một tỷ ệ linh hoạt ngun liệu khơng có xuất xứ trong q trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Tỷ lệ nguyên liệu này thường được tính trên trọng lượng hay trị giá của hàng hóa đó. Lỗi thường gặp khi doanh nghiệp khơng kê khai tồn bộ ngun liệu sử dụng, khơng sử dụng ngun liệu có xuất xứ, hoặc sử dụng ngun liệu khơng có xuất xứ vượt quá tỷ lệ được quy định.

Tự chứng nhận xuất xứ

Doanh nghiệp vướng mắc lỗi hình thức. Trong EVFTA có quy định về hình thức trình bày của mẫu chứng nhận xuất xứ form REX, đồng thời hiệp định và thông tư Việt Nam ban hành cũng hướng dẫn cụ thể, chi tiết lời tuyên bố đa dạng ngơn ngữ phục vụ thống nhất về hình thức dù chứng nhận xuất xứ tự doanh nghiệp khai báo mà không qua cơ quan chuyên trách kiểm duyệt.

Doanh nghiệp vướng mắc lỗi kỹ thuật về nội dung

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa lên chứng từ khơng liên quan đến lơ hàng. Tự chứng nhận xuất xứ không phải là mới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường mắc lỗi chứng nhận trên chứng từ không phải là chứng tử để làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa đó lỗi sai này khơng thường xuyên doanh nghiệp mắc phải, nhưng khi tự chứng nhận xuất xứ lên chứng từ khong hợp ệ lơ hàng khơng được xác định là hàng hóa có xuất xứ.

Cung cấp hệ thống chứng từ khơng đầy đủ. Khi doanh nghiệp được cấp một mã số REX doanh nghiệp có thể tự khai báo và chứng nhận xuất xứ cho lơ hàng của mình dưới 6000 euro. Quy định của Việt Nam, phải cung cấp và nộp bản điện tử đầy đủ trên hệ thống đính kèm với tự chứng nhận xuất xứ của hàng hóa đó. Doanh nghiệp mắc phải lỗi không cung cấp đầy đủ chứng từ cũng một phần lý do chứng nhận xuất xứ không được qua cấp duyệt, doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa khơng đúng quy định. Với những hàng hóa khơng đủ điều kiện xuất xứ hay khơng đáp ứng được tiêu chí xuất xứ nhưng thông qua cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp dễ dàng tự khai báo. Chính vì điều này làm

ảnh hưởng đến một số mặt hàng với giá cả có thể dẫn đến nghi ngờ nước nhập khẩu và đưa ra những biện pháp phòng vệ thương mại, hay các loại thuế chống bán phá giá khác.

Có thể nhận thấy vài năm trở lại đây khi mở cửa thị trường, doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm xuất khẩu, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được ưu tiên phát triển. Điều này mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích bởi có sự thuận tiện có thể tự thực hiện các thủ tục đáp ứng quy tắc và tuyên bố về xuất xứ của hàng hóa. Mặc dù việc tự tuyên bố này, doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm với những thông tin mà khai báo nhưng cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ. Bộ Công Thương thường xuyên cập nhất những danh sách mặt hàng xuất khẩu có nhiều gian lận làm chon guy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lân xuất xứ rất cao như: mặt hàng gỗ dán, ghế có khung gỗ, ống đồng, đá nhân tạo…Đây là một thực trạng nhức nhối cần có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp trong phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, nếu không nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 này trình bày những quy định về cam kết xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. Bằng những so sánh cùng với các hiệp định khác sau đó luận văn cũng có những đánh giá về thực thi cam kết xuất xứ hàng hóa trong EVFTA tại Việt Nam. Những vấn đề cơ hội và thách thức khi thực thi cam kết từ đó là nền tảng để đưa ra giải pháp thực thi tại Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ CAM

Một phần của tài liệu PHAM THI THU TRANG - LKT4B - 820337- 082020 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w