CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập NGHỀ NGHIỆP bác sĩ y học cổ TRUYỀN khoa nội thần kinh BV YHCT tp HCM (Trang 45)

Nhận xét : Trong các phương pháp điều trị khơng dùng thuốc thì châm cứu và

vật lý trị liệu chiếm tỉ lệ cao nhất ( 44.9% và 44.1%). Phương pháp xoa bóp bấm huyệt tỉ lệ thấp hơn 11.0%. Dưỡng sinh khơng áp dụng.

BẢNG 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨUCác hình thức châm cứu Tần số Tỉ lệ (%) Các hình thức châm cứu Tần số Tỉ lệ (%) Điện châm 55 93,22 Châm có kèm hồng ngoại 53 89.83 Thể châm 4 6.78 Cứu ấm 0 0 Nhĩ châm 5 8.47 Thủy châm 10 16.95 Cấy chỉ 0 0

Điện châm Thể châm Cứu ấm Nhĩ châm Thủy châm Cấy chỉ Kèm hồng ngoại 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 93.22 6.78 0.00 8.47 16.95 0.00 89.83 Các hình thức châm cứu

BIỂU ĐỒ 2. 3: CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU

Nhận xét: Phương pháp điện châm và châm có kèm đèn hồng ngoại được áp

dụng đa số ( 93.22%).Ngồi ra cịn có thể châm và nhĩ châm, thủy châm cũng được sử dụng nhưng tỉ lệ ít hơn.

BẢNG 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTLVLTL Tần số (N=56) Tỉ lệ (%) VLTL Tần số (N=56) Tỉ lệ (%) Vận động trị liệu 29 57.1 Điện xung 22 19.6 Điện từ trường 20 37.5 Sóng ngắn 16 23.2 Siêu âm 10 25 Kéo dãn cột sống 9 10.7 Nhúng parafin 1 3.6

Vận động

trị liệu Điện xung Điện từ trường Sóng ngắn Siêu âm Kéo dãn cột sống parafinNhúng 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 57.1 19.6 37.5 23.2 25.0 10.7 3.6 Phương pháp vật lý trị liệu BIỂU ĐỒ 2. 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VLTL - Điều trị dùng thuốc BẢNG 2. 5: ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC Thuốc sử dụng Tần số (N= 59) Tỷ lệ (%) Thuốc tây 52 88.13 Thuốc thang 47 79.66 Thuốc viên thành phẩm 39 66.1 Cao lỏng 1 1.7

Thuốc tây Thuốc thang Thuốc viên thành phẩm YHCT Cao lỏng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 88.13 79.66 66.1 1.7 Các dạng thuốc sử dụng BIỂU ĐỒ 2. 5: CÁC DẠNG THUỐC SỬ DỤNGNhận xét: phần lớn bệnh nhân sử

dụng thuốc tây kết hợp với thuốc thang ( >75%) ngồi ra cịn kết hợp thành phẩm và cao lỏng trong đó thuốc thành phẩm 66,1 %.

3. Nhận xét chung:

- Theo nghiên cứu và kết quả thu được, bệnh nhân nội trú tại khoa nội thần kinh

BV YHCT TPHCM hầu hết trên 15 tuổi, trong đó >50% thuộc nhóm tuổi 15 – 60(53%), sau đó là nhóm bệnh >60 tuổi (47%),

- Trong đó giới nữ là chiếm đa số với 75%.

- Phần lớn bệnh nhân nhập viện do bệnh mạn tính, thời gian điều trị kéo dài, một

bệnh nhân đồng mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc.

- Mặt bệnh thường gặp ở khoa là di chứng sau đột quy, các bệnh cơ – xương –

khớp như đau thần kinh tọa, thối hóa CSTL, CS cổ, thốt vị đĩa đệm CSTL, thường kèm theo một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2.

- Bán thân bất toại, tọa cốt phong, kiên thống là những chứng chiếm phần lớn

trong khoa, các thể khí huyết ứ trệ, can thận âm hư gặp nhiều trên các bệnh nhân của khoa.

- Bệnh viện cũng rất quan tâm và tạo điều kiện cho việc điều trị kết hợp YHCT

với YHHĐ, mang đến cơ hội chữa trị toàn diện cho bệnh nhân, bệnh nhân vừa được kết hợp cả hai phương pháp điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc đa dạng : châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, VLTL, siêu âm trị liêu, sóng ngắn từ trường. Trong đó điều trị khơng dùng thuốc châm cứu kết hợp đèn hồng ngoại và VLTL chiếm đa số, dưỡng sinh không được áp dụng.

- Đối với phương pháp điều trị dùng thuốc,hầu hết bệnh nhân được kết hợp giữa

thuốc tây, thuốc thang và một số thành phẩm YHCT

Thuận lợi : Khoa Nội thần kinh có cơ sở vật chất – vật tư y tế hiện đại, đội ngũ y

bác sĩ trình độ cao để điều trị kết hợp Đơng Tây y cho bệnh nhân. Bên cạnh đó,khoa cịn khai thác các thế mạnh của YHHĐ, kết hợp hài hòa giữa YHCT và YHHĐ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh. Điều này giúp cho bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Bệnh nhân điều trị ở khoa được chẩn đốn Chứng trạng đơng y phù hợp, cho thuốc theo hướng “Đối pháp lập phương” để hỗ trợ quá trình điều trị cho BN. Phát huy được thế mạnh của phương pháp không dùng thuốc như Châm cứu, VLTL hỗ trợ BN phục hồi nhanh chóng. BN nội trú được phân bố thời gian châm cứu, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Có xe đẩy hỗ trợ BN trong quá trình di chuyển từ khoa Nội thần kinh sang khoa Vật lý trị liệu.

Khó khăn:

- Do ít thang máy, nên khi thang máy bị hư ảnh hưởng đến việc di chuyển đến

các khoa như VLTL ảnh hưởng đến việc tập luyện của bệnh nhân vì BN ở khoa thường đang điều trị liệt, hoặc cơ xương khớp rất khó khăn trong việc đi lại.

- Trong bệnh viện khơng có phịng chụp MRI, CT-scan => các bệnh nhân Đột

quỵ nhập viện trong giai đoạn cấp chưa có kết quả MRI, CT phải đi cơ sở khác chụp

4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị:

- Thực hiện phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm, cơ sở y tế là đơn vị cung cấp dịch vụ”,tích cực ứng dụng giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân như: xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người bệnh.

- Nhu cầu kết hợp đông – tây y ngày càng lớn, cần nâng cấp và phát triển bệnh

viện YHCT TP HCM cả về cơ sở vật chất và chuyên môn, phát triển các chuyên khoa sâu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Bệnh nhân nội trú không được áp dụng phương pháp dưỡng sinh, nên cần bổ

sung phương pháp này để bệnh nhân có thể tự chăm sóc và cân bằng sức khỏe, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

- Các phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu và VLTL được áp

dụng và đem lại hiệu quả cao. Cần phát triển mảng châm cứu và VLTL hơn, như là tổ chức lớp học cập nhật kiến thức, phương pháp mới có hiệu quả tốt hơn về châm cứu và VLTL cho nhân viên y tế, để đáp ứng với từng bệnh nhân.

- Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân nội trú đều được sử dụng thuốc thang điều

này cho thấy tầm quan trọng của thuốc YHCT, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện các nghiên cứu chứng minh tác dụng của thuốc trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nâng cao chất lượng thuốc, tăng sự tin tưởng của người dùng thuốc, tạo hiệu quả tốt hơn cho việc điều trị.

- Đa số bệnh nhân là nữ cao tuổi vì thế cần bổ sung kiến thức sức khỏe cho

những bệnh nhân này và người nhà sống chung hay chăm sóc họ để phịng ngừa tiên phát và thứ phát các bệnh như TBMMN, Cơ xương khớp... Hiện tại bệnh viện đã triển khai các lớp học, các CLB phổ biến kiến thức vào cuối tuần, tuy nhiên số người tham gia vẫn cịn ít, nhiều người chưa được biết đến. Vì vậy cần

mở rộng tuyên truyền rộng rãi hơn đến mọi người dân qua việc thông báo của nhân viên y tế, web, mạng xã hội.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập NGHỀ NGHIỆP bác sĩ y học cổ TRUYỀN khoa nội thần kinh BV YHCT tp HCM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)