Mơ hình nghiên cứu theo các kênh dẫn hiệu ứng tràn

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN ĐÁN_TOÀN VĂN LATS (Trang 68 - 69)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.2 Mơ hình nghiên cứu theo các kênh dẫn hiệu ứng tràn

Theo tác giả Ammer (2016) thì có thể xác định ba kênh riêng biệt theo đó, các chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến các điều kiện kinh tế ở các nền kinh tế nước ngoài bao gồm kênh tỷ giá hối đối, kênh tổng cầu và kênh tài chính. Tác giả Lavigne & ctg (2014) thì khám phá các kênh dẫn tác động tràn CSTT ngoài hai kênh giống như Ammer (2016) là kênh tỷ giá hối đối, kênh tổng cầu thì cịn có các kênh cân bằng danh mục đầu tư và kênh báo hiệu. Punzi & Chantapacdepong (2017) thì lập luận rằng các kênh dẫn tác động tràn CSTT bao gồm kênh thanh khoản và niềm tin, kênh tăng trưởng tài chính, kênh tỷ giá và kênh giá tài sản.

Như vậy ngoài các biến khởi điểm từ mơ hình cơ bản gồm có lãi suất chính sách, cung tiền, sản lượng và lạm phát; đề tài với mục tiêu mong muốn kiểm định hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường tài chính và nền kinh tế thực của các quốc gia ASEAN(5) với các kênh dẫn hiệu ứng tràn khác nhau để có một kết quả phân tích đầy đủ hơn, mơ hình nghiên cứu được mở rộng với các biến tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, tăng trưởng xuất nhập khẩu, dòng vốn danh mục, giá chứng khốn và tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân.

Yt = { IR, GDP, CPI, M2, EX, TB, IMP, EQ, EXP, FPI, CPS}

Từ các biến được nghiên cứu trên có thể thấy trong hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trước thì các biến như: biến lãi suất chính sách (IR) (Moore & ctg (2015), Neely (2015), Ganelli & ctg (2016), Punzi & ctg (2017) và Phạm Thị Tuyết Trinh (2019)); biến sản lượng (GDP) (Fratzscher & ctg (2014), Bhattarai & ctg (2015), Ammer & ctg (2016), Punzi & ctg (2017), Ganelli & ctg (2016), Dekle (2017), Phạm Thị Tuyết Trinh (2019)) và biến lạm phát (CPI) (Bhattarai & ctg (2015), Apostolou & ctg (2013),

Ganelli and Tawk (2016), Ammer & ctg (2016), Punzi & ctg (2017) và Phạm Thị Tuyết

Trinh (2019)) là các biến chủ đạo vì nó vừa là đại diện cho cơng cụ cũng như mục tiêu của chính sách tiền tệ của các quốc gia. Tùy vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, các tác giả mở rộng thêm các biến để phân tích và yếu tố được lựa chọn nhiều để xây dựng mơ hình nghiên cứu là tỷ giá hối đoái (EX) (Bhattarai & ctg (2015), Ammer & ctg (2016), Ganelli & ctg (2016), Gupta & ctg (2017), Dekle (2017) và Iacoviello & ctg (2018)) và giá chứng khoán (EQ) (Fratzscher & ctg (2014), Bhattarai & ctg (2015), Ammer & ctg (2016), Gupta & ctg (2017), Rohit & Dash (2018)). Các yếu tố khác như

cán cân thương mại (TB), xuất khẩu (EXP) (Georgiadis (2015), Ammer & ctg (2016)), dòng vốn (FPI) (Georgiadis (2015), Ammer & ctg (2016)) và tăng trưởng tín dụng (CPS) (Ganelli & ctg (2016), Dekle (2017)) cũng được xem xét đưa vào mơ hình nghiên cứu nhưng cịn rất ít. Như vậy việc phân chia các kênh để phân tích hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào hai kênh cơ bản là kênh tỷ giá hối đoái và kênh giá tài sản. Các kênh như cân bằng danh mục đầu tư, kênh tổng cầu chưa được chú trọng nhiều. Đặc biệt kênh cân bằng danh mục đầu tư và kênh tăng trưởng tài chính có rất ít nghiên cứu phân tích, đó cũng là lý do tác giả đưa thêm các yếu tố này vào mơ hình mở rộng nhằm phân tách các kênh truyền dẫn để có một phân tích đầy đủ nhất.

Các chuỗi biến từ mơ hình tổng qt trên sẽ được phân thành các khối biến để hồi quy nhằm mục đích kết quả nghiên cứu thu được sẽ phản ánh rõ nét nhất hiệu ứng tràn qua các kênh truyền dẫn. Trật tự các biến của Hoa Kỳ được đưa vào phần đầu mơ hình hàm ý rằng chỉ có các yếu tố từ Hoa Kỳ tác động đến thị trường tài chính và nền kinh tế thực các quốc gia ASEAN(5) chứ khơng có chiều hướng ngược lại, vì nền kinh tế các quốc gia đang phát triển ASEAN(5) trong đó có Việt Nam là các nền kinh tế nhỏ.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN ĐÁN_TOÀN VĂN LATS (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w