Về chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN ĐÁN_TOÀN VĂN LATS (Trang 174 - 176)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.2.6. Về chính sách tín dụng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, CSTT của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam. Do đó, khi Hoa Kỳ thực thi CSTT thắt chặt sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng của Việt Nam không chỉ bằng ngoại tệ mà cả đồng nội tệ. Cụ thể, sẽ làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên, khiến chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ nợ cũ

bằng đồng USD đều tăng. Ngoài ra, lãi suất đồng nội tệ tăng lên theo xu hướng tăng của lợi suất Hoa Kỳ cũng làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng nội địa. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ cú sốc CSTT của Hoa Kỳ, việc điều hành chính sách tín dụng ở Việt Nam cần lưu tâm những khía cạnh:

Cần sớm đẩy nhanh chủ trương chuyển toàn bộ quan hệ vay gửi ngoại tệ sang mua bán ngoại tệ, giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng. Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh cũng như cán cân thương mại những năm gần đây đều thặng dư và ngày càng tăng thì các hoạt động tín dụng liên quan đến ngoại tệ cũng cần phải có những chính sách hết sức thận trọng. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ được vay ngoại tệ có một số lợi ích như góp phần tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ vì lãi suất vay ngoại tệ thường thấp hơn khá nhiều so với vay VND. Tuy nhiên, việc gia tăng vay ngoại tệ đã tạo ra áp lực cho thị trường ngoại hối, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp khi đồng USD tăng giá do ảnh hưởng của CSTT thắt chặt từ Hoa Kỳ.

Kiểm sốt chặt chẽ, có chọn lọc nguồn vốn vay của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng trên thị trường vốn quốc tế. Việc tiếp cận các tổ chức tài chính quốc tế mở ra cơ hội rất lớn với kênh dẫn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp FDI và các tổ chức tài chính lớn và uy tín. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cần bám sát năng lực trả nợ của khối đơn vị này để tránh tình trạng khi doanh nghiệp đi vay bị phá sản. Bên cạnh đó đi vay bằng ngồi tệ thì nguồn cung ngoại tệ trong nước có giới hạn, tuy những năm gần đây lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng đáng kể song chưa đủ mạnh để đương đầu với các cú sốc mạnh như khủng hoảng. Việc đi vay vốn nước ngoài mất kiểm sốt sẽ ảnh hưởng đến khơng chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ đẩy lãi suất đi vay lên cao.

Đa dạng hóa cấu trúc nợ vay theo các loại ngoại tệ khác nhau cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị đi vay vốn bằng ngoại tệ khi Hoa Kỳ thực hiện CSTT làm đồng USD tăng giá. Các đồng tiền có thể cân nhắc như JPY, EUR, GBP.

Điều hành chính sách tín dụng chủ động, cân đối khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế để hướng dịng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế. Hiện nay một số lĩnh vực được Chính phủ định hướng ưu tiên bao gồm: Chuỗi giá trị bền vững

trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, năng lượng bền vững, tín dụng xanh, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ,…

Ngân hàng Nhà nước cần hướng tới việc quản lý các tổ chức tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế từng bước gỡ bỏ các công cụ mang tính chất hành chính như hạn mức tín dụng, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu các rủi ro hoạt động của chính các tổ chức này.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN ĐÁN_TOÀN VĂN LATS (Trang 174 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w