1.2 .3Quy trình quản trị rủi ro lãi suất
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
- Thực trạng, với 40 Ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2012, có vốn điều lệ xấp xỉ 250 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 12 tỷ USD, tức là bằng quy mơ trung bình của một ngân hàng khu vực châu Á phục vụ cho nền kinh tế có GDP năm 2012 là 136 tỷ USD, thì thấy rằng hệ thống NHTM Việt Nam có q nhiều ngân hàng đang hoạt động nhưng quy mô vốn quá nhỏ, cần phải tái cấu trúc cả về số lượng và chất lượng ngân hàng để phục vụ nền kinh tế.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu cập nhật về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đến 30/9/2013. Theo đó, tổng tài sản của tồn hệ thống đến thời điểm cuối quý 3 năm nay đạt 5,376 triệu tỷ đồng, tăng 5,53% so với cuối năm 2012. Trong đó, tài sản của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 7,04% đạt 2,356 triệu tỷ, của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tăng 2,88% lên 2,221 triệu tỷ đồng.
Tổng tài sản của nhóm các ngân hàng thương mại liên doanh nước ngoài tăng trưởng cao nhất với 11,88% trong khi của nhóm các cơng ty cho th tài chính tăng trưởng yếu nhất âm (–)1,73%.
Đáng chú ý, so với thời điểm cuối tháng 8/2013 thì tổng tài sản của các ngân hàng đã tăng thêm hơn 83.000 tỷ đồng, trong đó của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm hơn một nửa tổng mức tăng trưởng.
Cụ thể là, các ngân hàng thương mại nhà nước tăng được 35.307 tỷ đồng tổng tài sản trong riêng tháng 9, của các ngân hàng thương mại cổ phần là 42.784 tỷ đồng. Tổng tài sản của nhóm các cơng ty tài chính cho th giảm 1.144 tỷ đồng.
Khơng chỉ có tổng tài sản tốt lên mà vốn tự có của các nhà băng cũng đang lạc quan khi các ngân hàng lớn đều báo lãi lớn trở lại. Tính đến cuối tháng 9, vốn tự có của tồn hệ thống đạt 455.236 tỷ đồng, tăng 6,87% so với cuối năm 2012. Trong đó, vốn tự có của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đạt 162.573 tỷ đồng, tăng 18,44% trong khi của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chỉ còn giảm 0,63% và đạt 181.979 tỷ đồng (cuối tháng 8, tổng tài sản của các ngân hàng cổ phần giảm gần 2,9% so với cuối 2012).
So với cuối tháng 8, vốn tự có của tồn hệ thống tăng thêm 10.211 tỷ đồng, trong đó của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tăng 4.306 tỷ đồng và của các ngân hàng cổ phần tăng 4.081 tỷ.
2.2 Biểu đồ: Tăng trưởng tổng tài sản và vốn tự có của các TCTD tại thời điểm 30/9 so với cuối năm 2012
Vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng hơn 4.000 tỷ trong tháng 9, trong đó nhóm cổ phần tăng được 1.711 tỷ và nhóm các ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng 2.308 tỷ đồng. Trong số các thương mại nhà nước, không nhà băng nào tăng vốn điều lệ trong tháng 9.
So với cuối năm 2012, vốn điều lệ của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước tăng 10,66%, của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng 1,64% và toàn hệ thống tăng 3,97%.
Việc tăng tổng tài sản và vốn điều lệ phản ánh nội lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tình trạng khá ổn định, có thể giải quyết các vấn đề về thanh khoản.
- Sự mất cân đối thể hiện ở tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong những năm trước đây, doanh nghiệp dễ dàng sử dụng tiền vay đầu tư sai mục đích, việc quản lý các dòng tiền ra vào còn nhiều hạn chế đã dẫn đến là tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại đang ở mức trên 10% tổng dư nợ tương đương 250.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Fitch tỷ lệ này dao động từ 15-16%.
- Chính sách quản lý, thanh tra ngân hàng tỏ ra chưa sát với thực tế, chưa thực sự giám sát được việc thực thi hoạt động kinh doanh của các NHTM; cụ thể như lãi suất huy động vốn trong thời gian qua: nhiều ngân hàng chấp nhận trả lãi suất tăng thêm từ 3-6% so với khung NHNN quy định lãi suất huy động năm; việc chấp hành tỷ lệ an toàn vốn rất thấp, ít có tính tự giác đã làm cho một số ngân hàng vẫn trong tình trạng thiếu khả năng thanh khoản.
- Quy luật kinh tế thị trường không được NHNN áp dụng một cách triệt để với những ngân hàng yếu kém, mất thanh khoản, cho vay vượt tỷ lệ quy định… trong lộ trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng; chưa xem việc phá sản ngân hàng là việc làm bình thường của doanh nghiệp tuân thủ quy luật vận động và phát triển, vì vậy nhất thiết cần tái cấu trúc lại hệ thống NHTM theo hướng thị trường.
- Mặt khác, độ trễ của chính sách tiền tệ tín dụng ngân hàng khi áp dụng vào quản lý nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra những bất cập thiếu linh hoạt, giật cấp không đồng bộ trong việc phối kết hợp giữa các Bộ ngành, cơ quan Trung ương với
địa phương cho việc áp dụng và thực thi chính sách, cịn mang nặng cơ chế xin cho và đan xen những nhóm lợi ích thao túng thị trường như vụ “thâu tóm Sacombank” và sở hữu chéo vốn cổ phần ngân hàng làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các ngân hàng này, sử dụng vốn của ngân hàng để tập trung đầu tư vào các khu đất vàng giữa thành phố Hà Nội, TP.HCM, các thành phố lớn khác... cũng như tham gia sở hữu ngân hàng để dành ưu đãi vốn đầu tư cho những công ty con, công ty “sân sau” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế.
- Thực trạng này sẽ gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ: Một khi cịn có các ngân hàng dư thừa vốn trong khi cịn có những ngân hàng thiếu vốn. Việc NHNN thay đổi cung tiền, thay đổi lãi suất cơ bản để thực thi các chính sách tiền tệ là rất khó khăn. Về mặt lý thuyết, khi nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ dư thừa, để ổn định lãi suất, NHNN phải hút tiền về để đảm bảo cung cầu vốn cân bằng, không gây áp lực giảm lãi suất thị trường và ngược lại.
- NHNN không nghiên cứu kỹ, không bao quát hết được tất cả những trường hợp có thể xảy ra khi ra các Quyết định, chỉ thị; khơng tìm hiểu kỹ tình hình các Ngân hàng và khả năng các Ngân hàng có thể thực hiện được không?N về việc kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng, hạn chót 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ này. Đi ngược lại mong muốn của NHNN. Đa số các Ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhằm làm tăng tổng dư nợ lên để đảm bảo dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán xuống dưới mức 3% tổng dư nợ. Việc tăng quá nhanh dư nợ cho vay của các NHTMCP kèm theo đó là nới lỏng điều kiện cho vay nên khơng thể có chất lượng tín dụng tốt được. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất tại các NHTMCP do phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý TSN - TSC của NHTMCP. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:
- Việc thay đổi liên tục các quyết định về lãi suất huy động áp dụng tại các ngân hàng TMCP của NHNN (ấn định lãi suất trần huy động 12%/năm lên đến, 13%/năm, 14%/ năm, xuống còn 11%/năm, 10%/năm, 9%/năm, 8%/năm và hiện tại là 7%/năm) đã tạo tâm lý không ổn định cho khách hàng gửi tiền, vì vậy khách hàng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn do kỳ vọng lãi suất sẽ tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các Ngân hàng, gây khó khăn đến cơng tác Quản trị TSN – TSC của ngân hàng. Vì các ngân hàng chủ yếu huy động được các nguồn vốn ngắn hạn, và khách hàng sẵn sàng rút tiền từ chỗ có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao, làm các ngân hàng bị động trong hoạt động kinh doanh của mình.