Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng vietcombank up (Trang 26 - 32)

1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

Hoạt động TDTTXK của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác nhau. Muốn thúc đẩy hoạt động TDTTXK phát triển thì ngân hàng phải xác định được yếu tố nào tác động nhiều đến ngân hàng và mức độ ảnh hưởng đó như thế nào. Nếu lấy ngân hàng làm ranh giới, thì các yếu tố này có thể được chia thành các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng.

Nhóm yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến mơ hình tổ chức quản lý của ngân hàng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng, năng lực tài trợ của ngân hàng,….Những yếu tố này mạnh hay yếu sẽ đòi hỏi các nhà quản trị của ngân hàng phải tìm ra hình thức tổ chức, sắp xếp sao cho phù hợp với năng lực hiện có của ngân hàng.

 Mơ hình tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp vụ.

Hoạt động của ngân hàng có thuận lợi và đạt hiệu quả cao khơng thì yếu tố đầu tiên phải xem xét đến là bộ máy tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp vụ được thực hiện trong ngân hàng như thế nào. Bộ máy tổ chức và các quy trình nghiệp vụ quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện nghiệp vụ TDTTXK. Tổ chức bộ máy

và các quy trình nghiệp vụ phù hợp sẽ nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro trong cơng tác tín dụng.

 Trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng.

Do nghiệp vụ TDTTXK liên quan đến thông lệ, tập quán quốc tế và luật pháp quốc gia, do đó cán bộ tín dụng, trước hết thạo ngôn ngữ nghiệp vụ, tinh thông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Các cán bộ này phải được đào tạo kĩ càng theo hướng chuyên nghiệp hố, ví dụ như: chuyên gia thanh toán hàng xuất, chuyên gia tài trợ xuất khẩu theo hình thức chiết khấu, chuyên gia bảo lãnh…Một khi khách hàng được phục vụ niềm nở với trình độ chun mơn cao đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất, họ sẽ cảm thấy hài lòng và chọn ngân hàng làm nơi giao dịch. Mặt khác trình độ cán bộ vững sẽ xử lý các kỹ thuật nghiệp vụ một cách chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động.

 Công nghệ của ngân hàng.

Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cở vật chất và mạng lưới truyền thơng, thanh tốn. Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng

dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động và các sản phẩm tài trợ xuất khẩu. Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiện tài trợ lại cho khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề thúc đẩy hoạt động TDTTXK

Với thực tiễn môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại: các yếu tố trên rất quan trọng. Để thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mĩ và gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Mĩ sẽ được nới lỏng các quy định về hoạt động của ngân hàng nước ngoài, cho phép cung cấp các dịch vụ mà ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các NHTM Việt Nam về cơng nghệ, trình độ quản lý thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu…, được phép tái cấp vốn và tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải thực hiện tái cơ cấu theo đúng yêu cầu của WTO. Đây thực sự là một thách thức buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên mơn hố và phát triển dịch vụ ngay từ bây giờ để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Trong đó, tài trợ xuất nhập khẩu là vấn đề nhạy cảm nhất vì gắn liền với các yếu tố cơng nghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý.

 Năng lực tài trợ của ngân hàng.

Năng lực tài trợ của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng. Đối với bất kỳ một tổ chức tài chính nào thì nguồn vốn là yếu tố xương sống. Nguồn vốn của một tổ chức tín dụng bao gồm: vốn ngân sách Nhà Nước; vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế, từ việc phát hành trái phiếu, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Việc thực hiện hoạt động TDTTXK đòi hỏi vốn lớn, nếu nguồn vốn của ngân hàng nhỏ không đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tìm đến với các ngân hàng khác có đủ khả năng cung ứng. Do vậy để thực hiện tốt hoạt động TDTTXK thì ngân hàng phái có tiềm lực về nguồn vốn lớn mạnh.

 Hệ thống ngân hàng đại lý.

Xu hướng phát triển mở rộng thị trường hoạt động, phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng là một xu thế tất yếu của bất kỳ ngân hàng nào trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay. Để làm được điều đó thì quy mơ kinh doanh của ngân hàng phải đủ lớn để tạo uy tín trên thương trường, trên cơ sở đó hình thành các mối quan hệ ngân hàng đại lý trong các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng đại lý ở các nước không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng, mà còn là tai mắt và nguồn cung cấp thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch khác có liên quan.

 Uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế.

Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô và chất lượng, điều này sẽ thu hút số lượng lớn các

khách hàng đến với ngân hàng. Trong hoạt động TDTTXK, uy tín của ngân hàng càng đống vai trò quan trọng, cam kết của ngân hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giao dịch thương mại. Cam kết do một ngân hàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận, giảm các chi phí khơng cần thiết cho người mua và người bán, gây lịng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ có nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn, phát triển được các hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tài trợ xuất khẩu nói riêng. Uy tín của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, kĩ thuật xử lý nghiệp vụ, quy mô của nguồn vốn huy động và cho vay, sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng…

1.3.4.2. Các yếu tố bên ngồi ngân hàng.

Nhóm yếu tố này bao gồm chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước; môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu;…Sự biến động của bất kỳ nhân tố nào trong số các nhóm nhân tố trên đều cũng đều tác động

đến hoạt động TDTTXK của ngân hàng. Nó sẽ tác động là thu hẹp hoặc là mở rộng hoạt động TDTTXK của ngân hàng.

 Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước.

Các hoạt động kinh tế nói cung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng chịu sự tác động lớn bởi chủ trương chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Nhà Nước.

- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mơ của Nhà Nước có thể tạo điều kiện TDTTXK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà Nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng tài trợ của ngân hàng gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách TDTTXK tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương ln là địn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động TDTTXK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay ngoại tệ, nên việc ngân hàng Nhà Nước mở rộng biên độ điều hành tỷ giá linh hoạt và đưa các quy định mới về quản lý trạng thái ngoại tệ một

cách chặt chẽ sẽ tạo cho các NHTM tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu.

- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà Nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động TDTTXK của ngân hàng. Nếu Nhà Nước không có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động tài trợ của ngân hàng đạt hiệu quả không cao, lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Khi Nhà Nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, như vậy nhu cầu tài trợ cũng giảm.

Tóm lại, cơ chế chính sách của Nhà Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng. Trong môi trường kinh doanh mà cơ chế chính sách hay thay đổi sẽ tác động đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của ngân hàng, tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.

Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc luôn bị biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến sự mất lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngồi nước, mất lịng tin của nhân dân. Như vậy làm khả năng huy động vốn khó khăn, nguồn vốn tài trợ của ngân hàng bị hạn chế, hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, trong đó có hoạt động TDTTXK. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Hoạt động của các ngành, các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bịảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt các ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia rơi vào phá sản do không thu lại được các khoản nợ, không tài trợ được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tiêu dùng giảm. Tình hình chính trị, xã hội bất ổn cũng như thiên tai, dịch hoạ cũng là nguyên nhân bất khả kháng gây ra rủi ro đối với các khoản tài trợ của ngân hàng.

 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp xuất khẩu như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của doanh nghiệp. Do hoạt động TDTTXK có liên quan đến thông lệ, tập quán quốc tế và luật pháp quốc gia nên đòi hỏi cả doanh nghiệp và ngân hàng phải có trình độ nhất định về các yếu tố đó. Mặt khác để nhận được nguồn vốn tài trợ của ngân hàng thì các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Việc doanh nghiệp giả mạo các chứng từ để nhận được tài trợ của ngân hàng hồn tồn có thể xảy ra. Do đó yếu tố hành vi đạo đức của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TDTTXK của ngân hàng.

Tóm tắt chương 1

về TDTTXK :

_ Sự ra đời và phát triển của NHTM.

_ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của TDNH.

_ TDTTXK: khái niệm, vai trị, các hình thức TDTTXK và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTTXK.

Đây sẽ cơ sơ lí luận cần thiết để phân tích thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng vietcombank up (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)