2.1 .Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
3.1. Chiến lược xuất khẩu và tín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà cả thế giới bước vào thời kỳ khoa học và công nghệ. Vật liệu mới, công nghệ điện tử tin học, sinh học xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, sẽ tác động mạnh đến sản xuất, đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia dù có chế độ chính trị xã hội khác nhau, trình độ phát triển khơng đồng đều, đều đứng trước yêu cầu bức bách là phải cấu trúc lại nền kinh tế của mình để hội nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực. Xu thế đó sẽ tạo ra những chu chuyển tư bản, chuyển giao kỹ thuật và giao lưu hàng hoá giữa các nước, sẽ tạo ra những trung tâm thương mại lớn mà trong đó các nước Đơng Á, vịng cung Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển nền kinh tế năng động nhất.
Xuất phát từ xu thế của nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại thế giới nói riêng, địi hỏi Việt Nam khi từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hội nhập với thương mại tồn cầu và khu vực thì phải xác định được một chiến lược phát triển kinh tế bao gồm cả chiến lược phát triển các hoạt động xuất khẩu.
Chiến lược hướng vào xuất khẩu nhằm khắc phục sự hạn chế của thị trường nội địa và mở rộng giới hạn về thị trường cho tiềm năng phát triển công nghiệp trong nước. Sự phát triển của các ngành xuất khẩu ra thị trường nước ngoài sẽ làm tăng thêm thu nhập, tăng khả năng thanh toán, tăng thêm nguồn ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị, nhằm hình thành, mở rộng và hiện đại hố cơng nghệ. Chiến lược này được triển khai sẽ giúp nước ta khai thác các lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế và tănng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, phải đặt tồn bộ nền kinh tế của đất nước hướng vào mục tiêu xuất
khẩu ngày càng nhiều. Tận lực khai thác với hiệu quả cao những lợi thế và nguồn lực sẵn có của đất nước nhằm tiến tới quá trình cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, trước hết là các sản phẩm nông – lâm - thuỷ sản và sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến.
Nam được xác định tới năm 2010 như sau:
Thị trường xuất khẩu được định hướng theo chính sách đa phương hoá quan hệ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh, mở rộng buôn bán với tất cả các bạn hàng trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có những chuyển biến tích cực trong các năm tới, đó là: giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống Châu Á, ổn định xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, mở rộng và tăng xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ, thâm nhập được nhiều thị trường mới có tiềm năng như thị trường Châu Phi. Cụ thể là: tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Mỹ, Tây Âu lên đến 20 – 25% vào năm 2010, giảm tỷ trọng sang thị trường Châu Á xuống còn 50% vào năm 2010. Đối với các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản,…phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và chú trọng công tác dự báo xu hướng thị trường để cảnh báo sớm về khả năng bị kiện bán phá giá hoặc các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiến lược cơ cấu hàng xuất khẩu và định hướng tín dụng đầu tư xuất khẩu của Việt Nam nhằm vào mục tiêu khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ, cắt giảm xuất khẩu nguyên liệu nhất là dầu thô và than đá. Cần xây dựng các mặt hàng chủ lực có đủ các điều kiện thị trường ổn định, hiệu suất đầu tư cao, có đủ nguồn lực sản xuất và chế biến, có khối lượng kim ngạch xuất khẩu lớn. Chiến lược thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam theo hướng ngày càng gia tăng giá trị kim ngạch nhóm hàng cơng nghiệp và sản phẩm chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông – lâm sản chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng.
Trong báo cáo của thủ tướng Phan Văn Khải trình bày trước Quốc Hội khoá XI nêu rõ: “Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện những biện pháp khuyến khích đã ban hành trong thời gian vừa qua, Chính Phủ sẽ bổ sung chính sách tạo thêm thuận lợi cho xuất
khẩu, nhấtlà về tín dụng, tiếp thị, tỷ giá và kết hối; hình thành và phát triển quỹ tín dụng xuất khẩu; tiếp tục sốt xét và loại bỏ những thủ tục rườm rà, làm lỡ cơ hội buôn bán và tăng chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu ”.
Thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu chiến lược trên, ngành ngân hàng đã cũng định hướng nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và thực thi một chính sách tiền tệ và các cơng cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường thông qua các công cụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá…Nâng cao hiệu lực quản lý của NHNN thông qua việc tăng cường có hiệu quả chức năng quản lý, thanh tra giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, và đặc biệt là cơ cấu lại và phát triển các loại hình NHTM ở Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng cần được tập trung đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng kinh tế công nông nghiệp. Đó là cơ sở quan trọng để tăng tỷ trọng sản phẩm cơngnghiệp xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cơng nghệ cao. Đối với khu vực I - sản xuất nguyên liệu: tận dụng khai thác các mặt hàng cần nhiều sức lao động, ưu thế về tài nguyên và điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài cần phải hoạch định tổng thể, vùng, khu vực, ưu tiên vốn đầu tư tập trung cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Tín dụng cho khu vực này chủ yếu sử dụng nguồn vốn tại chỗ và huy động trong nước; khu vực II – công nghiệp sơ chế, cần đầu tư cho nông thôn, miền núi một phần sản xuất cho tiêu dùng, một phần cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến tinh ở khu vực thành thị. Đối với cơng nghiệp tinh chế cần hình thành tại các trung tâm thành thị thuận tiện giao thông vận tải, tiếp cận thông tin thương mại, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu. Khu vực này có thể đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngồi để đổi mới cơng nghệ thiết bị hiện đại.