Thống kê mô tả các biến số

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 56)

Obs. Mean Minimum Maximum Std. Dev Skewness Kurtosis ROA 645 0.0717022 -0.6455064 0.5009554 0.0820438 -0.1351205 13.86096 MC 645 1642141 19902.13 73350371.69 5400598 7.951601 82.13261 PB 645 0.8161603 0.115927 4.672843 0.5941075 2.411145 11.61866 Board size 645 5.893023 4 11 1.263203 1.446 5.103153 Duality 645 0.4124031 0 1 0.492649 0.3558918 1.126659 AC 645 0.3713925 0 0.8873 0.2207682 -0.1166004 2.009335 TQ 645 1.085468 0.3445925 4.389174 0.478292 2.627591 13.05056

Nguồn: Dữ liệu được tính tốn từ phần mềm Stata

Chú thích: ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, MC: Giá trị vốn hóa thị trường,

PB: Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, Boardsize: Quy mô HĐQT, Duality: Việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT, AC: Chi phí đại diện (cơ cấu sở hữu tập trung), TQ: Giá trị của một công ty.

niêm yết trên sàn HOSE trong các năm từ 2008-2012 có giá trị nhỏ nhất là - 0.6455064 và giá trị lớn nhất là 0.5009554 với giá trị bình quân là 0.0717022. Khi so sánh giá trị bình quân này với giá trị của các công ty ở Malaysia, ta thấy giá trị này lớn hơn so với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia 0.0479 (Rashid và Islam, 2013). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam đang tạo ra giá trị cho cổ đông tốt hơn ở thị trường Malaysia. Tài sản của các công ty được tận dụng một cách tối ưu và hiệu quả hơn trong việc tạo ra giá trị cho nhà đầu tư.

Tiếp theo, giá trị vốn hóa thị trường (MC) có giá trị lớn nhất là 73.350.371,69, giá trị nhỏ nhất là 19.902,13 và giá trị bình quân là 1.642.141. Khi đưa vào mơ hình, tác giả đã lấy log tự nhiên của giá trị vốn hoá thị trường để đại diện cho biến này. Tỷ lệ

giá trị thị trường trên giá trị sổ sách PB của các công ty niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn từ 2008-2012 có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là 0.115927 và 4.672843. Giá trị trung bình của PB là 0.8161603 (<1). Số liệu thống kê mô tả cho thấy rằng hầu các nhà đầu tư không trả giá cao cho các cổ phiếu trên thị trường. Thêm vào đó, ta có thể thấy là ở thị trường Việt Nam, giá cổ phiếu chưa được định giá đúng do các thông tin liên quan chưa phản ánh vào giá cổ phiếu. Làm một so sánh tương tự với thị trường Malaysia, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa của tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách PB các công ty trên thị trường này tương ứng là 0,29 và 8,32 với giá trị bình quân là 1.15 (Rashid và Islam, 2013). Điều này cho thấy ở Malaysia, thị trường sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của các công ty và thị trường đã định giá đúng giá cổ phiếu do giá cổ phiếu đã phản ánh đầy đủ các thông tin trên thị trường.

Đối với biến quy mô HĐQT, theo số liệu thống kê mô tả cho thấy HĐQT của các doanh nghiệp Việt Nam có ít nhất là 4 thành viên, nhiều nhất là 11 thành viên. Khi đưa vào mơ hình, tác giả đã lấy log tự nhiên của quy mô HĐQT để đại diện cho biến này. Như vậy, quy mô HĐQT của các công ty trong mẫu nghiên cứu là đã tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về số lượng thành viên HĐQT (từ 3 đến 11 thành viên). Giá trị trung bình của quy mơ HĐQT là 5.893023. Trong khi

đó, HĐQT của các cơng ty ở Malaysia có quy mơ từ 5 đến 12 thành viên và bình quân là 8.05. Điều này cho thấy các cơng ty ở Việt Nam thường có một HĐQT với không quá nhiều thành viên. Theo các nguyên tắc QTCT và các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một công ty với quy mô HĐQT phù hợp sẽ giúp việc giám sát và hoạt động hiệu quả.

Như đã trình bày ở trên, biến Duality là một biến giả nhận giá trị là 1 khi chỉ một người nắm giữ hai vị trí là Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT và nhận giá trị 0 khi khơng có sự kiêm nhiệm. Theo số liệu thống kê mơ tả, biến có giá trị trung bình là 0.4124031 chỉ ra rằng có hơn 41% trường hợp người Tổng giám đốc đồng thời là Chủ tịch HĐQT của các công ty trong 645 quan sát ở Việt Nam. Như vậy, có thể thấy cơ chế lãnh đạo kiêm nhiệm ở các cơng ty Việt Nam là khá phổ biến, ít có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

Tiếp theo là biến cơ cấu sở hữu tập trung (agency cost). Biến này có giá trị tối thiểu là 0 và giá trị tối đa là 0.8873. Biến có giá trị bình qn là 0.3713925, cao hơn mức 0.3461 ở thị trường Malaysia (Rashid và Islam, 2013). Điều này cho thấy là các doanh nghiệp trong mẫu có cơ cấu sở hữu tập trung khá cao. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đang phát triển và có cơ cấu sở hữu tập trung cao hơn so với các nước phát triển hơn khác. Điều này có thể được giải thích là do nhiều doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam vốn có tiền thân là các doanh nghiệp Nhà nước, sau khi tiến hành cổ phần hóa thì nhà nước vẫn giữ một tỷ lệ phần trăm sở hữu cao (từ 51% trở lên). Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ban đầu là các doanh nghiệp nhỏ thuộc sở hữu của một cá nhân, các thành viên trong gia đình hay một nhóm nhỏ cổ đơng. Cho đến nay ở đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì cơ cấu sở hữu tập trung vẫn cịn được duy trì.

Thống kê mơ tả cho thấy TQ có giá trị bình qn lớn hơn 1 (cụ thể là 1.085468), con số này cao hơn ở thị trường Malaysia (cụ thể là 1.03) (Rashid và Islam, 2013). Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động khá tốt và đang tạo ra giá trị cho các cổ đông. Con số này cao hơn ở các quốc gia khác, chẳng hạn ở

thị trường Malaysia là 1.03 (Rashid và Islam, 2013).

4.2. Phân tích tương quan và khảo sát đa cộng tuyến

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy các biến kiểm soát tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA), tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB) và biến giá trị vốn hóa thị trường (LogMC) đều có tương quan dương có ý nghĩa thống kê với biến giá trị doanh nghiệp TQ. Trong khi đó, trong các biến QTCT nội bộ thì chỉ có duy nhất biến cơ cấu sở hữu tập trung (AC) là có tương quan dương mang ý nghĩa thống kê với biến giá trị doanh nghiệp (TQ).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 56)