Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SƯU TẦM VÀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 (Trang 47 - 57)

9. Cấu trúc đề tài

3.6. Kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy xong tiết học toán: “Điểm ở trong. Điểm ở ngoài một hình” (SGK Toán 1). Tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS trên 2 phƣơng diện: kiến thức và kĩ năng thông qua một bài kiểm tra. (Phụ lục 3)

Bài kiểm tra đƣợc đánh giá với thang điểm là 10 trong đó kiến thức tối đa là 5 điểm, kĩ năng tối đa là 5 điểm. Đồng thời, tôi cũng tiến hành đánh giá mức độ hứng thú của HS thông qua việc phân tích kiến của HS trong phiếu trƣng cầu ý kiến. Từ việc trò chuyện, quan sát phỏng vấn với GV và HS sau giờ học, tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 10: Kết quả đánh giá về mặt kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm (lớp 1A5) và đối chứng (lớp 1A6) sau tiết học

Xếp loại Lớp

Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình

SL % SL % SL %

Thực

nghiệm 23 63,8% 13 36,1% 0 0%

Nhận xét: dựa vào bảng 10 chúng ta nhận thấy về mặt kiến thức tỉ lệ điểm giỏi, điểm khá của lớp thực nghiệm (lớp 1A5) đều cao hơn lớp đối chứng (lớp 1A6). Đồng thời, ở lớp thực nghiệm không có điểm trung bình, còn ở lớp đối chứng vẫn có điểm trung trung bình. Cụ thể nhƣ sau:

- Tỉ lệ điểm giỏi ở lớp thực nghiệm (lớp 1A5) đạt 63,8%, cao hơn điểm giỏi ở lớp đối chứng (lớp 1A6) là 13,8%.

- Ở lớp thực nghiệm (lớp 1A5) tỉ lệ điểm trung bình là 0%, trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình ở lớp đối chứng (lớp 1B) là 6,7%.

TIỂU KẾT

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn toán cho HS lớp 1 đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh kỹ năng thành thạo hơn và HS hứng thú hơn so với việc dạy học không sử dụng trò chơi.

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả sử dụng trò chơi “Ai ở trong ai” trong tiết dạy toán “ Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình” là hình thức tổ chức dạy học đã thực nghiệm thành công ở trƣờng tiểu học Quyết Thắng- thành phố Sơn La. Đa số HS đều rất hứng thú tham gia trò chơi khi GV vận dụng đan xen, phối hợp một cách hiệu quả trong tiết học. Điều đó chứng tỏ trò chơi toán học mang lại cho các em rất nhiều lợi ích, diễn ra một cách nhẹ nhàng, phù hợp với năng lực của các em. HS đƣợc học thông qua chơi, chơi thông qua việc học. Tổ chức dƣới hình thức trò chơi tạo nên một không khí sôi động hào hứng cho các em chơi và cả HS làm khán giả cổ vũ. Qua đó, các em yêu thích môn Toán hơn và việc học môn toán sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, các em rất tham gia trò chơi vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi, trình độ và sức khỏe của bản thân. Nếu các trò chơi này tiếp tục triển khai, mở rộng thì chắc chắn sẽ đƣợc sự hƣởng ứng, tham gia nhiệt tình của HS và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Nhƣ vậy, trò chơi toán học còn góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho HSTH. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phải tùy theo điều kiện, khả năng của HS từng trƣờng để tổ chức trò chơi sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau:

Trò chơi học tập có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh, là hình thức dạy học giúp HS làm quen và khám phá thế giới, phát triển tƣ duy. Trò chơi đƣợc đƣa vào dạy học môn toán ở các lớp đầu cấp tiểu học đã tạo hứng thú học tập ở các em, giúp các em lĩnh hội các tri thức toán học một cách nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn. Chính vì vậy, việc đƣa trò chơi vào dạy học toán là phù hợp và rất cần thiết với lứa HSTH đặc biệt là HS lớp 1.

Việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán cho HS lớp 1 một cách có hiệu quả đã nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nói chung và phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học toán nói riêng trong trƣờng tiểu học hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả của việc dạy toán cho HS lớp 1, khi tổ chức trò chơi học tập, ngƣời GV phải biết lựa chọn, thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung, mục tiêu của từng bài học, nắm bắt đƣợc các biện pháp, quy trình tổ chức trò chơi. Có nhƣ vậy mới duy trì đƣợc sự hứng thú chơi, nâng cao kĩ năng chơi, phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS.

So với nhiệm vụ đề ra, đề tài đã đạt đƣợc những kết quả sau:

+ Tìm hiểu đƣợc cơ sở lí luận và thực tiễn vấn đề trò chơi học tập trong dạy học toán ở tiểu học.

+ Sƣu tầm đƣợc 21 trò chơi toán 1 và nêu đƣợc quy trình tổ chức các trò chơi đó.

+ Thực nghiệm trò chơi “Ai ở trong ai” trong tiết dạy “ Điểm ở trong. Điểm ở ngoài một hình” để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Đề tài còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để. Tuy nhiên những kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu sẽ là tiền đề để tôi xây dựng những trò chơi hay hơn. Mặt khác, đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình Tiểu học.NXBGD,2002

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. NXBGD

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới –

NXBGD, 2004

4. Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm – 100 trò chơi học toán lớp 1 – NXBGD, 2004.

5. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – Toán 1 (SGV) NXBGD, tái bản lần thứ 5, năm 2007.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Bài 98: Điểm ở trong. Điểm ở ngoài một hình I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nhận biết bƣớc đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. - Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục và giải toán.

2. Kĩ năng

- Biết xác định, vẽ điểm ở trong, ở ngoài một hình. - Biết cộng, trừ các số tròn chục.

3.Thái độ

- HS yêu thích môn toán, hăng hái xây dựng bài. - Giáo dục cho HS tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Phiếu bài tập 1-SGK trang 133 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn Định

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Kiểm tra bài cũ

+ Tiết trƣớc em học bài gì?

+ 1 HS trả lời: “Giờ trƣớc chúng ta học bài “Luyện tập”.

+ Nhận xét bài làm của học sinh trong vở Bài tập toán. Sửa bài 4/ SGK - trang 132.

+ GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc lại bài toán. Sau đó hỏi:

Muốn giải bài toán này trƣớc hết em cần làm gì? (Đổi 1 chục chẵn = 10 cái bát) + 1 HS lên bảng sửa bài. Sau đó gọi 1 HS khác nhận xét, rồi GV chốt ý cách thực hiện và trình bày bài giải. Đánh giá và cho điểm HS.

Hoạt động dạy Hoạt động học

a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút)

+ Kết thúc trò chơi GV tuyên dƣơng đội chiến thắng.

- GV: Trong giờ học này cô sẽ giới thiệu với lớp chúng ta bài học mới “Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình”

- GV viết bảng

b) Hoạt động 2: Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình. - Mục tiêu: Giúp HS nhận biết

bƣớc đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

+ GV vẽ hình vuông hỏi: Đây là hình gì?

+ GV vẽ điểm A và nói: “Điểm A ở trong hình vuông”. Gọi 2,3 HS nhắc lại.

+ GV vẽ điểm N và nói: “ Điểm N ở ngoài hình vuông”. Gọi 2,3 HS nhắc lại.

- HS tham gia trò chơi

- HS viết tên bài vào vở

- HS trả lời: Đây là hình vuông.

- HS nhắc lại: Điểm A nằm trong hình vuông.

- HS nhắc lại: Điểm N nằm ngoài hình vuông.

+ GV vẽ hình tròn hỏi: Đây là hình gì?

+ GV vẽ điểm P (ngoài hình tròn) và hỏi: “ Điểm P ở trong hay ngoài hình tròn”.

+ GV gọi 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét câu trả lời của em rất là chính xác rồi đây.

- Tƣơng tự , GV vẽ điểm O (trong hình tròn) và hỏi: “ Điểm O nằm trong hay nằm ngoài hình tròn” - GV nhận xét câu trả lời của HS

và chốt ý đúng.

 GV kết luận: Vậy chúng ta nhận thấy với hình vuông điểm A nằm trong hình vuông và điểm N nằm ngoài hình vuông. Ở hình tròn, điểm P nằm ngoài hình tròn còn điểm O nằm trong hình tròn.

- Để giúp các em củng cố nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình chúng ta chuyển sang làm bài tập.

- HS trả lời: Đây là hình tròn

- HS trả lời: điểm P nằm ngoài hình tròn.

- 1 HS nhận xét

- HS trả lời: Điểm O nằm trong hình tròn.

c) Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: Sử dụng phiếu bài tập. (3 phút)

- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cho HS làm bài trong phiếu bài tập.

- Sau đó, GV gọi 1 HS chữa bài. - Gọi 1 HS nhận xét. Sau đó, GV

nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2:

- GV vẽ 1 hình vuông và 1 hình tròn lên bảng.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a và b

- Gọi 2 HS lên bảng vẽ. Mỗi HS thực hiện 1 phần bài tập.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dƣơng HS vẽ đúng.

Bài 3: Thực hiện cá nhân làm vào vở (3 phút)

- GV yêu cầu HS làm vào vở. - Gọi 2 HS đọc kết quả.

- GV nhận xét và chốt các kết quả đúng.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.

- 1 HS chữa bài.

- 1 HS đọc

b) Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông. Vẽ 4 điểm ở ngoài hình vuông. c) Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn

Vẽ 2 điểm ở ngoài hình tròn

- HS nhận xét.

- HS thực hiện bài tập vào vở - 2 HS đọc kết quả

4. Củng cố - Dặn dò

- GV hỏi: Bạn nào cho cô biết giờ học hôm nay lớp ta học bài gì nào? - HS trả lời: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

- GV tổng kết, nhận xét giờ học. Tuyên dƣơng HS tích cực trong giờ. - Nhắc HS về nhà làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.

Bài 4: (3 phút)

- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- GV hỏi đề bài cho chúng ta biết những gì? Yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Dƣới lớp HS làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS nhận xét.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

- 1 HS đọc đề bài SGK/ trang 134 - 1 HS trả lời đề bài cho biết:

Hoa có : 10 cái nhãn vở Mẹ mua cho : 20 cái nhãn vở Hỏi Hoa có tất cả: ? nhãn vở - 1 HS lên bảng làm bài Lời giải: Hoa có tất cả số nhãn vở là: 10 + 20= 30 (cái) Đáp số: 30 cái nhãn vở - 1 HS nhận xét

Phụ lục 2

Cách tiến hành trò chơi “ Ai ở trong ai”- Trò chơi 4 trong mục “ 2.4. TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT HỌC VỀ HÌNH HỌC” bài dạy 98 “Điểm ở trong. Điểm ở ngoài một hình” – SGK Toán 1.

* Tên trò chơi: “Ai ở trong ai”

* Mục tiêu: HS bƣớc đầu xác định đƣợc điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. *Chuẩn bị:

- Thời gian chơi: 5 phút

- Thời điểm: Tổ chức trò chơi trong hoạt động 1: giới thiệu bài

- GV chuẩn bị 1 vòng tròn to (bằng nhựa hoặc tre) đƣờng kính khoảng 1 m. - 2 HS làm ban giám khảo.

- 2 bộ biển chữ cái A,B,C học sinh đeo đƣợc. * Cách tiến hành:

- GV đặt 1 cái vòng tròn đó trên bục giảng và mời 2 nhóm HS tham gia (mỗi nhóm 3 HS). Mỗi nhóm đƣợc phát 1 bộ gồm 3 chứ cái: A,B,C. Mỗi bạn sẽ đeo 1 biển chữ cái và coi đó là 1 điểm.

- Hai nhóm đứng 2 bên hình tròn và xếp thành 1 hàng ngang để đợi hiệu lệnh của GV.

- GV hô, chẳng hạn: “ Điểm A ở trong hình tròn; điểm B,C ở ngoài hình tròn”. Các điểm ở từng nhóm sẽ thực hiện yêu cầu của GV. Nếu nhóm nào làm đúng đƣợc 1 điểm, sai không đƣợc điểm. Sau 5 lƣợt chơi, nhóm nào đƣợc nhiều điểm sẽ là đội thắng cuộc.

* Kết thúc trò chơi GV tuyên dƣơng HS tham gia chơi, khen thƣởng đội chiến thắng.

Phụ lục 3

BÀI KIỂM TRA: (15 Phút) Điểm: Môn: Toán (Lớp 1)

Họ và tên:……… Lớp : 1…

Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S

. M Điểm A nằm trong hình tam giác . P Điểm B nằm ngoài hình tam giác .A .C Điểm M năm ngoài hình tam giác . B . Q .D Điểm N nằm trong hình tam giác . N Điểm D nằm ngoài hình tam giác

Điểm P nằm trong hình tam giác Điểm Q nằm ngoài hình tam giác

Điểm A,B, N, P nằm trong hình tam giác Điểm D, Q nằm ngoài hình tam giác Câu 2: a) Vẽ 3 điểm ở ngoài hình chữ nhật Vẽ 2 điểm nằm trong hình chữ nhật b) Vẽ 2 điểm nằm trong hình tròn Vẽ 3 điểm ở ngoài hình tròn

Một phần của tài liệu SƯU TẦM VÀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)