Trò chơi trong các tiết học về đại lƣợng và đo đại lƣợng

Một phần của tài liệu SƯU TẦM VÀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 (Trang 36 - 39)

9. Cấu trúc đề tài

2.3. Trò chơi trong các tiết học về đại lƣợng và đo đại lƣợng

Trò chơi 1: “Đúng hay sai”.

a. Mục đích:

- Củng cố cách xem giờ đúng, rèn kỹ năng quan sát nhanh.

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị vào bảng phụ hoặc giấy khổ lớn các hình vẽ sau (nếu

định tổ chức chơi đồng đội), hoặc có thể chuẩn bị vào phiếu Photocopy cho cả lớp (nếu chơi cá nhân)

    

1 giờ 6 giờ 5 giờ 7 giờ 3 giờ

c. Cách chơi:

- Nếu chơi theo nhóm thì chọn 2 đội, mỗi đội 5 bạn chơi theo kiểu tiếp sức; còn chơi cá nhân thì GV phát phiếu cho cả lớp (chú ý úp phiếu), sau đó hô “bắt đầu” thì tất cả lật phiếu để quan sát hình vẽ và đọc chữ bên dƣới, nếu đúng thì ghi Đ, nếu sai thì ghi S vào ô trống:

- Đội (hoặc cá nhân) nào xong sớm nhất và đúng thì là ngƣời thắng cuộc.

Trò chơi 2: “Thợ chỉnh đồng hồ”

a. Mục đích:

- Củng cố về xem đồng hồ

b. Chuẩn bị:

- Mỗi học sinh chuẩn bị một mô hình đồng hồ (trong bộ đồ dùng học Toán 1)

c. Cách chơi:

- Cả lớp cùng chơi.

- Giáo viên hô, chẳng hạn: “6 giờ”, thì học sinh xoay kim ngắn và kim dài sao cho đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ, rồi giơ lên.

- Bạn nào làm sai sẽ bị “phạt”.

Trò chơi 3: “Giờ nào việc nấy”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về đọc giờ đúng và việc thực hiện theo thời gian biểu các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.

b. Chuẩn bị:

- Mỗi bạn chuẩn bị một tấm bảng có màu xanh, đỏ

c. Cách chơi:

- Giáo viên hoặc 1 bạn hô:+ “6 giờ sáng … thức dậy” + “9 giờ sáng … ăn cơm tối”

+ “7 giờ sáng … đi học”

-Cả lớp lắng nghe và giơ bảng mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ bị nhắc nhở, cả lớp đƣợc dịp cƣời vui. Chẳng hạn, với câu “9 giờ sáng … ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục nh- vậy nhiều lần và nhiều câu hỏi khác nhau.

Trò chơi 4: “Xem đồng hồ và kể chuyện theo tranh”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về xem đồng hồ, đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

- Rèn luyện khả năng xem tranh, quan sát, phân tích và so sánh

b. Chuẩn bị:

- 4 tấm bìa, có thể đánh đƣợc trên bảng, trên đó có các dòng phụ đề của các bức tranh “Buổi sáng: học ở trƣờng”; “Buổi trƣa: ăn cơm”; “Buổi chiều: học ở trƣờng”; “Buổi tối: nghỉ ở nhà”

c. Cách chơi:

- Hai nhóm, mỗi nhóm 4 bạn cùng chơi. Một bạn lên chọn một bức tranh nào đấy và trả lời bằng cách đính phụ đề tƣơng ứng cho bức tranh đó; chẳng hạn, đối với bức tranh thứ nhất thì đính phụ đề “Buổi sáng: học ở trƣờng”. Sau đó về chỗ. Giáo viên ghi điểm cho câu trả lời này. Bạn khác trong nhóm nhanh chóng chỉ vào bức tranh thứ hai và trả lời tiếp tục. Bạn nào trả lời đúng thì đƣợc ghi 1 điểm. Nhóm nào ghi đƣợc nhiều điểm hơn sẽ đƣợc khen thƣởng.

Trò chơi 5: “Xem lịch”.

a. Mục đích:

- Luyện tập về gọi tên các ngày trong tuần (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tƣ, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật).

b. Chuẩn bị:

- Treo lên bảng một tờ lịch tháng nào đó. - Một “Cỗ bài” có ghi các số từ 1 đến 31.

Chủ

Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tƣ Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 c. Cách chơi:

Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi bạn “bắt” một quân bài có ghi số. Đối chiếu với ngày ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày, tháng của ngày đƣợc chọn ra. Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì ghi đƣợc 1 điểm. Bạn nào ghi đƣợc nhiều điểm hơn sẽ đƣợc khen thƣởng.

Một phần của tài liệu SƯU TẦM VÀ VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)