Một quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn đưa khu công

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 30 - 81)

1.3. Một số nội dung cơ bản pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường

1.3.3. Một quy định pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn đưa khu công

vào hoạt động

Giai đoạn đưa KCN đi vào hoạt động được xem là giai đoạn quan trọng của KCN, là giai đoạn cá nhân, tổ chức bỏ vốn đầu tư dự án KCN thu hồi vốn bằng cách cho thuê lại hạ tầng trong KCN, đây cũng được xem là giai đoạn vấn đề BVMT và trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhất bởi khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sẽ chính thức có sự xả thải ra môi trường.

Tác giả thu thập được một số trách nhiệm BVMT mà doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp trong các KCN ở Ukraine phải tuân thủ trong quá trình vận hành doanh nghiệp, vận hành KCN theo Luật Ukraine số 2697 (Jurgis Kazimieras Staniškis, 2016, USA) bao gồm:

- Tuân thủ luật pháp về môi trường: kiểm tra môi trường của nhà nước đối với các cơ sở mới, giám sát và đánh giá các hoạt động so với các tiêu chuẩn luật định, việc giới thiệu công nghệ thân thiện với môi trường.

- Xây dựng một hệ thống quản lý hành động hiệu quả: một chiến lược đã được phát triển trong lĩnh vực BVMT, thực hiện các quyết định về công nghệ và tổ chức có hệ thống để giảm thiểu tác động tiêu cực của sản phẩm, sản xuất và hoạt động, đánh giá và phân tích thường xuyên tác động của q trình cơng nghệ và sản phẩm đến mơi trường và sức khỏe con người;

- Đào tạo hoặc giáo dục môi trường cho nhân viên, thông báo cho khách hàng, cổ đông và cơng chúng nói chung về các mục tiêu và kết quả của môi trường doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực BVMT, giám sát sự xuất hiện trên thị

trường công nghệ, sản phẩm và giải pháp mơi trường mới; tài chính và các loại hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và các sáng kiến công về pháp luật.

- Sử dụng các công cụ để quản lý môi trường tại các KCN như:

+ Đánh giá tác động môi trường, bao gồm đánh giá môi trường chiến lược, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế (Shulyak, 2018)

+ Kiểm tốn mơi trường cho phép phát hiện sớm các vi phạm môi trường (Zinchuk và Levkivsky, 2019);

+ Bảo hiểm môi trường: một sự kiện được bảo hiểm cung cấp bồi thường cho môi trường thiệt hại (Zakharina và cộng sự, 2020);

+ Chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn quốc tế của ISO 14000);

+ Thực hiện quản lý môi trường, tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011 - kiểm toán chất lượng hệ thống quản lý và/hoặc hệ thống quản lý môi trường; tiêu chuẩn quốc gia về tài nguyên bảo tồn và BVMT) (Kuzhda và cộng sự, 2019);

+ Tiếp thị môi trường: thúc đẩy đổi mới sinh thái (Plakhotnikova và Bulakh, 2019); Chương 124 Anatoliy V. Kostruba.

- Quy định công nghệ: giới thiệu năng lượng tiết kiệm và không gây hại môi trường;

- Thực hiện trách nhiệm báo cáo xã hội liên quan đến thành phần môi trường. Cịn đối với Đạo luật Mơi trường trở thành luật vào năm 2021 của Vương quốc Anh, đóng vai trị là khn khổ BVMT tại KCN nói riêng của Vương quốc Anh với một số chế định liên quan như 6:

- Yêu cầu doanh nghiệp tn thủ luật phát thải vào khơng khí;

- Lưu trữ chất thải một cách an toàn và bảo mật, đảm bảo chất thải được xử lý thích hợp, đảm bảo chất thải được thu gom bởi một tổ chức có thẩm quyền (chẳng hạn như chính quyền địa phương của doanh nghiệp hoặc nhà thầu chất thải tư nhân được cấp phép) và hoàn thành phiếu chuyển hoặc phiếu ký gửi chất thải khi chất thải được bàn giao.

6 Nhóm tác giả, Bài viết: Laws for Industrial Pollution Protection: HUSCAP, Truy cập từ trang web: eprints.lib.hokudai.ac.jp, ngày 20/6/2022

- Quản lý chất thải kinh doanh của doanh nghiệp để tái chế bằng cách tách giấy, thẻ, nhựa, kim loại và thủy tinh trước khi thu gom. Hầu hết các cơ sở kinh doanh thực phẩm cũng cần phân loại rác thực phẩm để tái chế.

- Đảm bảo doanh nghiệp không gây ra phiền tối theo luật định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ai đó hoặc làm phiền hàng xóm của doanh nghiệp. Điều này bao gồm những thứ như tạo ra tiếng ồn, khói, hơi, khí, bụi, mùi, ơ nhiễm ánh sáng hoặc tích tụ rác.

- Xin phép cơng ty cấp nước của doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp cho phép nước thải thương mại như hóa chất thải, chất tẩy rửa, nước làm mát hoặc làm sạch đi vào hệ thống thoát nước.

- Đăng ký với cơ sở dữ liệu về chất thải bao bì quốc gia hoặc tham gia chương trình tuân thủ đã được phê duyệt nếu doanh nghiệp xử lý hơn 50 tấn bao bì và có doanh thu hơn 2 triệu bảng Anh. Sau đó, doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng rằng doanh nghiệp đang thu hồi và tái chế một lượng chất thải bao bì nhất định.

- Đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các hạn chế về lưu trữ và sử dụng các chất độc hại. Đảm bảo rằng bất kỳ chất thải nguy hại nào mà doanh nghiệp của doanh nghiệp sản xuất đều được phân loại và mơ tả chính xác, đồng thời được xử lý hoặc thu hồi tại một cơ sở được ủy quyền thích hợp.

- Thông báo cho cơ quan thực thi liên quan và thực hiện các bước để ngăn ngừa thiệt hại nếu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra mối đe dọa sắp xảy ra đối với môi trường. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra thiệt hại thực tế về mơi trường thì doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục để sửa chữa thiệt hại.

- Ngoài ra cịn có các quy tắc mơi trường cụ thể bao gồm nhiều loại hình kinh doanh - từ xây dựng và điện tử đến dệt may và sản xuất hóa chất. Doanh nghiệp có thể kiểm tra luật mơi trường nào áp dụng cho doanh nghiệp của mình trên trang web NetRegs.

Ngồi ra, đối với trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong giai đoạn vận hành KCN, theo quy định về chất thải (Scotland, 2012) yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải tách các dạng chất thải thương mại để tái chế. Nếu doanh nghiệp của doanh nghiệp chế biến, chuẩn bị hoặc phân phối thực phẩm và tạo ra hơn 50kg rác

thực phẩm mỗi tuần, doanh nghiệp cũng phải phân loại rác thải thực phẩm trừ khi doanh nghiệp của doanh nghiệp hoạt động ở một khu vực nông thôn được chỉ định. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm ở các khu vực ngồi nơng thơn sản xuất trên 5kg rác thực phẩm mỗi tuần sẽ phải tuân thủ các quy định từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Ở những nơi có dịch vụ thu gom rác thải thực phẩm, từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, việc thải bỏ rác thải thực phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp vào cống hoặc cống rãnh công cộng.

Thông qua những quy định pháp luật của một số nước về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp tại KCN nói trên, tác giả có thể khẳng định hệ thống các quy phạm pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong BVMT KCN các nước hiện tại tương đối đầy đủ và có nhiều điểm chung. Các quy định đã hướng tới BVMT KCN ngay từ khâu lập quy hoạch KCN cho tới khi triển khai xây dựng KCN và khi KCN đã đi vào hoạt động, đây được coi là xu hướng trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I luận văn tập trung đi vào các vấn đề pháp lý về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN. Từ đó tác giả phân tích làm rõ khái niệm pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN. Ngoài ra, tác giả đã khái quát về lịch sử hình thành trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong các KCN đồng thời khái quát các vấn đề pháp lý cơ bản về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong các KCN.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Dựa theo các kiến thức lý luận và quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN đã trình bày ở Chương I, tại Chương II này tác giả sẽ lựa chọn mơ hình tiếp cận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN theo tiến trình 03 giai đoạn của việc xây dựng, hồn thiện, phát triển của KCN.

Dựa vào đặc điểm của pháp luật Việt Nam, tác giả nhận thấy trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN được phân chia cho 2 nhóm chủ thể doanh nghiệp trong KCN: một là chủ đầu tư dự án KCN – được hiểu là doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất và sau đó bỏ vốn để triển khai đầu tư, xây dựng dự án KCN, và hai là doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN – được hiểu là các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh thực hiện thuê đất trong KCN của chủ đầu tư dự án KCN để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KCN.

Trong đó, đối với chủ đầu tư dự án KCN thì trách nhiệm BVMT được thực hiện trải dài trong cả 03 giai đoạn xây dựng, hoàn thiện, phát triển của KCN, trong khi đó doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN thì trách nhiệm BVMT chỉ tập trung ở giai đoạn cuối cùng khi KCN đi vào hoạt động. Cụ thể tác giả sẽ phân tích dưới đây:

2.1.1. Quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án khu công nghiệp

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án KCN là giai đoạn đầu tiên, khởi sự hình thành một KCN. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại giai đoạn này chủ đầu tư dự án KCN phải thực hiện nhiều hạng mục công việc khác nhau theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014.

Liên quan đến trách nhiệm BVMT tại giai đoạn này, tác giả nhận định trách nhiệm thuộc về của chủ đầu tư dự án KCN với nhóm trách nhiệm chính trong việc thực hiện báo cáo và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đây là nghĩa vụ mà chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện, quyết định đến việc dự án đầu tư xây dựng KCN có được chấp thuận chủ trương đầu tư hay không.

Đầu tiên, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án KCN trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo Luật BVMT năm 2020, báo cáo đánh giá tác động môi trường là q trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xem là công cụ quản lý mơi trường với tính chất ngăn ngừa, giúp chủ đầu tư chọn phương án tối ưu để khi dự án KCN được triển khai có thể hạn chế đến mức tối đa tác động khơng tốt đến môi trường.

Đối với công tác báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy định trách nhiệm thực hiện của các chủ đầu tư dự án KCN đã được phát triển và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, tạo sự thơng thống cho mơi trường đầu tư nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của công tác BVMT. Dựa trên các quy định, chính sách đã được xây dựng và ban hành, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án KCN trong công tác thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể tại các quy định của Luật BVMT năm 2020, Luật đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (với tên gọi khác là báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật BVMT năm 2020) là một tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kể cả dự án đó do nhà đầu tư đề xuất hay dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập.

Theo quy định của Luật BVMT hiện hành thì việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư dự án KCN là một nghĩa vụ bắt buộc với đa số KCN, thực hiện theo quy định tại Mục 3, từ Điều 30 đến Điều 38 Luật BVMT năm 2020. Theo đó chủ đầu tư phải xác định dự án KCN mình đang triển khai có thuộc

đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không và phải tuân thủ hình thức đánh giá theo quy định Điều 31 Luật BVMT năm 2020. Việc đánh giá tác động môi trường chủ dự án đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thơng qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.

Ngồi ra, chủ đầu tư dự án KCN phải có trách nhiệm tuân thủ nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung cơ bản tại Khoản 1 Điều 32 Luật BVMT năm 2020 và Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thơng tư 02/2022/TT-BTNMT.

Trong q trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư dự án KCN phải thực hiện việc tham vấn theo quy định Điều 33 Luật BVMT năm 2020 và Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP liên quan đến chủ thể và cách thức tham vấn, ý kiến của các chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động mơi trường được pháp luật khuyến khích chủ đầu tư tham vấn.

Sau khi hoàn thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư dự án KCN phải nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định Điều 34 Luật BVMT năm 2020.

Thứ hai, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án KCN sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Pháp luật hiện hành cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, theo đó căn cứ Điều 37 Luật BVMT năm 2020 chủ đầu tư có những trách nhiệm như: sửa đổi, bổ sung, tuân thủ đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường đã được duyệt.

Từ những phân tích trên tác giả nhận thấy pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ và tổng thể các quy định pháp luật để hướng dẫn và phân rõ trách nhiệm của chủ đầu tư dự án KCN trong việc lập, trình phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường và trách nhiệm sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Từ đó tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để chủ đầu tư dự án KCN thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2.1.2. Quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án khu công nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 và hiểu biết của tác giả, giai đoạn triển khai xây dựng KCN đòi hỏi chủ đầu tư phải thực hiện nhiều cơng việc liên quan đến q trình đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Liên quan đến trách nhiệm BVMT tại giai đoạn triển khai xây dựng KCN, thì phần lớn trách nhiệm BVMT vẫn thuộc về chủ đầu tư dự án KCN. Qua việc xem xét tổng thể văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tác giả nhận thấy chủ đầu tư có 06 trách nhiệm chính về BVMT trong giai đoạn triển khai xây dựng KCN, cụ thể như sau:

Đầu tiên, là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án KCN liên quan đến việc quy hoạch phân khu tại KCN phù hợp với các yêu cầu về BVMT.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 30 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w