Giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 82 - 96)

trong khu cơng nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ nhất, cơ quan nhà nước cần hướng tới việc xây dựng mạng lưới nhân viên và cộng tác viên để xác định các hành vi vi phạm đúng thời điểm, kịp thời.32

Mạng lưới nhân viên và cộng tác viên góp sức cùng nhau để củng cố bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường đặc biệt là hướng tới việc đảm bảo trách nhiệm BVMT trong các KCN. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hành động kiên quyết chống lại các hành vi vi phạm, đồng thời xây dựng quan hệ đối tác và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong các KCN nói chung. Đặc biệt khi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động trong KCN, các cơ quan nhà nước có liên quan phải nghiêm ngặt và triển khai, lắp đặt tại các KCN mà trước đây chưa có hệ thống giám sát tự động. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dứt khốt từ chối cấp phép cho các KCN chưa đi vào hoạt động.

31 Nhóm tác giả, Bài viết: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách BVMT trong các KCN và khu kinh tế. Truy cập từ https://monre.gov.vn/Pages/danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-chinh-sach-bvmt-trong-cac-khu-cong-nghiep-va-khu-kinh- te.aspx, ngày truy cập 20/6/2020.

32 Nhóm tác giả, Bài viết Đánh giá tình hình thực hiện chính sách BVMT trong các KCN và khu kinh tế. Truy cập từ

https://monre.gov.vn/Pages/danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-chinh-sach-bvmt-trong-cac-khu-cong-nghiep-va-khu-kinh- te.aspx, ngày 20/6/2022

Nhà nước cần xây dựng hệ thống các quy trình cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng cảnh sát môi trường, thanh tra, chi cục môi trường địa phương và các chế tài xử lý vi phạm liên quan đến trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN. Cơ quan ban ngành có liên quan cần phải quán triệt, phổ biến Luật BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm chấp hành Luật BVMT của người dân, nâng cao trách nhiệm BVMT của các thủ thể trong và ngoài KCN.

Thứ hai, xây dựng các chương trình, dự án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý mơi trường nói chung và mơi trường KCN nói riêng.

Theo tác giả nên tập trung hơn nữa việc xây dựng các chương trình, dự án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường bền vững, bài bản và có hệ thống, kết hợp với việc trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để giám sát ô nhiễm, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm như GIS, SCADA ... Tiêu biểu hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào BVMT đang đem lại hiệu quả rõ rệt. Thực tế cho thấy việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào BVMT hỗ trợ quản lý mơi trường tốt hơn giúp giảm 4% lượng khí thải nhà kính trên tồn thế giới vào năm 2020 bên cạnh việc thúc đẩy GDP toàn cầu. Đồng thời khai thác và sử dụng dữ liệu từ các trạm quan trắc tự động lắp đặt trong KCN theo quy định. Có cơ chế chia sẻ dữ liệu, vận hành trang thiết bị và hệ thống tài nguyên cho các cơ sở quản lý, đào tạo và nghiên cứu môi trường của địa phương, các doanh nghiệp trong các KCN một cách hiệu quả.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp trong KCN trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án.

Việc đẩy mạnh công tác thường xuyên tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp góp phần nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm sốt ơ nhiễm, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các cơ quan nhà nước phải kiên quyết từ chối tiếp nhận, cấp phép đầu tư đối với các dự án cơng nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao.

Các cơ quan nhà nước cũng có thể áp dụng sử dụng các chỉ thị sinh học (đặc biệt tại các khu vực nguồn tiếp nhận nước thải), các phương pháp đánh giá nhanh,

kết hợp với các phương pháp quan trắc truyền thống. Ngoài các chỉ tiêu liên quan đến nước thải, phải quan tâm đến việc xử lý mùi hôi, tiếng ồn, bùn thải và chất thải rắn từ nhà máy xử lý thải trong KCN.

Thứ tư, chú trọng các phương án hỗ trợ lãi suất vay có kỳ hạn cho các doanh nghiệp có chương trình đổi mới cơng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT tại KCN

Cơ quan nhà nước cũng cần tiến hành lên và thực hiện các phương án hỗ trợ lãi suất vay có kỳ hạn cho các doanh nghiệp có chương trình đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT tại KCN. Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và sử dụng công nghệ hiện đại; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn. Thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất. Dành một phần ngân sách để hỗ trợ nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ mới. Thực hiện các biện pháp hạn chế sử dụng thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất lạc hậu, có cơng nghệ lạc hậu, hạn chế hết sức có thể các tác động xấu đến mơi trường.

Thứ năm, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng phát triển của các mơ hình KCN.

Cơ quan nhà nước cần tăng cường các phương thức huy động vốn đầu tư, vốn viện trợ quốc tế để thực hiện các giải pháp phát triển KCN bền vững, trong đó trọng tâm là nhân rộng mơ hình KCN sinh thái.

Từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đi trước, tác giả nhận thấy sự phát triển nhanh của sản xuất cơng nghiệp và bùng nổ các KCN địi hỏi mơ hình KCN mới theo tiêu chuẩn tiên tiến về phát thải, xử lý chất thải và ô nhiễm không gian xanh, khuyến khích cơng nghệ tái chế, tái sử dụng năng lượng và chất thải. Vì vậy, KCN sinh thái là một hướng đi tốt để hướng tới một nền sản xuất quan tâm đến môi trường, xã hội và hướng đến đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo hiểu biết của tác giả thì KCN sinh thái là một mạng lưới các cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ cùng nằm trong khu vực. Các doanh

nghiệp thành viên cùng cộng sự với nhau tìm cách cải thiện hoạt động kinh tế, môi trường và xã hội bằng cách làm quản lý các vấn đề về tài ngun và mơi trường.

Bài học về mơ hình KCN sinh thái giống như một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế cùng với sự BVMT một cách thân thiện nhất được rút ra từ các bài học về sự phát triển và môi trường trên thế giới. Trên thế giới, nhiều nước đã thành cơng với mơ hình này mà hiệu quả về nhiều mặt. Theo “Cẩm nang phát triển KCN sinh thái cho các nước đang phát triển Châu Á” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để xây dựng KCN theo hướng KCN sinh thái (KCNST) bao gồm: Hài hòa với thiên nhiên; hệ thống năng lượng; quản lý các dòng vật chất và chất thải; cấp thoát nước; quản lý hiệu quả KCN sinh thái; xây dựng / cải tạo; hòa nhập vào cộng đồng địa phương. 33

Lợi ích KCN sinh thái hướng đến giúp các doanh nghiệp trong KCN tiết kiệm điện, nước và nhiên liệu, sử dụng hóa chất và giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi triển khai mơ hình này sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh và cải thiện trách nhiệm với môi trường và xã hội, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tác giả nhận thấy mơ hình phát triển KCN sinh thái mới này sẽ giúp nước ta trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, thu hút nguồn lực từ tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đầu tư của khu vực tư nhân, và cho phép Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển chất lượng cao, và bền vững.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật về trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp trong KCN ở cả cấp trung ương và địa phương

Theo đó, tác giả đề xuất ở cấp trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tư cách là cơ quan quản lý quốc gia về mơi trường, chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị các tài liệu tuyên truyền và phổ biến pháp luật về môi trường trong KCN và cần phối hợp với các bộ liên quan như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức có liên quan của MTTQ Việt Nam, các bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến về môi trường và ơ nhiễm mơi

33 Nhóm tác giả, bài viết Khu CN sinh thái: Gắn chặt lợi ích kinh tế và BVMT. Truy cập từ

https://www.thiennhien.net/2017/01/25/khu-cn-sinh-thai-gan-chat-loi-ich-kinh-te-va-bao-ve-moi-truong/, ngày truy cập

trường nhằm nâng cao nhận thức về BVMT nói chung và kiến thức về BVMT trong KCN nói riêng cho cán bộ địa phương cấp dưới.

Còn tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và của từng đối tượng, địa bàn thông qua chuyên đề lồng ghép trong các hội nghị, tập huấn khóa học, cập nhật kiến thức pháp luật mới phù hợp với kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.3.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệptrong khu công nghiệp trong khu công nghiệp

Thứ nhất, cần chú trọng việc xây dựng các nội quy quy định cụ thể về nước thải, khí thải và chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong KCN.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường theo quy định và thực tiễn áp dụng, chủ đầu tư dự án KCN xây dựng các nội quy quy định cụ thể về nước thải, khí thải và chất thải rắn để áp dụng cho các khách hàng trong KCN nhằm nâng cao trách nhiệm BVMT trong q trình hoạt động của KCN.

Ngồi ra, chủ đầu tư cần quan tâm tới thiết kế các nhà máy có thiết kế thơng gió để đảm bảo khơng khí lưu thơng tự nhiên, hệ thống hút bụi cục bộ nơi phát sinh khí bụi, trang bị khẩu trang cho cơng nhân. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải trong q trình sản xuất có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp xử lý, giảm thiểu theo đúng nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN phải đảm bảo tuân thủ các quy định về xử lý trước nước thải.

Trên thực tế nhiều KCN có lượng nước thải quá lớn nên khó quản lý và có tác động tiêu cực trong thực tiễn quản lý và vận hành KCN. Vấn đề nhức nhối này khiến các nhà đầu tư dự án KCN lo sợ khi phải chọn vị trí đặt nhà máy cho nhà máy KCN. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các KCN là phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn của nhà nước. Ngoài ra, trong hệ thống cống rãnh lưu thông nên lắp thêm giếng thăm dò để cho

phép tiếp cận và lấy mẫu, giám sát lưu lượng và chất lượng nước thải từ các nhà máy trong KCN. Các chủ đầu tư dự án KCN cần có thỏa thuận rõ ràng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN về chất lượng nước của nguồn nước đầu vào cơ sở xử lý nước thải và các biện pháp xác minh và xử lý khi xảy ra sự cố.

Thứ ba, các doanh nghiệp trong KCN cần nâng cao trách nhiệm báo cáo kết quả quan trắc môi trường trong KCN.

Các doanh nghiệp định kỳ cần phải báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý môi trường địa phương và gửi báo cáo cho ban quản lý hạ tầng KCN. Thực hiện kiểm tra định kỳ 2 lần/ năm đối với tồn bộ hệ thống thốt nước và xử lý nước thải của các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin và đưa ra các giải pháp xử lý thiết thực. Hoạt động này nhằm thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp với việc BVMT trong KCN trong quá trình hoạt động.

Nhà máy xử lý nước thải trong KCN luôn cần phải trang bị nguồn điện dự phòng. Trạm phải được thiết kế, xây dựng và vận hành với đầy đủ các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục sự cố. Quản lý, giám sát chặt chẽ, phát hiện, can thiệp tại chỗ và nhanh chóng thơng báo cho các đơn vị chức năng (chi cục BVMT, cảnh sát môi trường, …) để phối hợp xử lý kịp thời các sự cố.

Thứ tư, thường xuyên trau dồi kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc xử lý chất thải trong KCN

Các doanh nghiệp luôn cần hướng tới việc thiết kế, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tiên tiến, thân thiện với môi trường và bền vững; áp dụng các biện pháp như lựa chọn vị trí, bố trí cơng trình hợp lý, các biện pháp thay thế clo để khử trùng nước thải sau xử lý; đặc biệt quan tâm đến việc xử lý và thải bỏ bùn, tái sử dụng, tuần hoàn nước thải, sử dụng nhiệt và các dòng năng lượng khác trong các nhà máy xử lý nước thải và trong các KCN; chú trọng mức đầu tư cho các phịng thí nghiệm hỗ trợ vận hành và kiểm sốt xử lý nước thải; chú trọng cơng tác chuẩn bị, đào tạo và bố trí nguồn nhân lực cho việc tiếp nhận và vận hành các nhà máy xử lý nước thải...

Thứ năm, chú trọng đến nguồn lực con người trong việc quản lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải và kiểm sốt mơi trường.

Các chủ đầu tư KCN đều phải có và nâng cao hơn nữa bộ phận mơi trường hoặc có nhân viên chuyên trách với chuyên môn phù hợp để quản lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải và kiểm sốt mơi trường. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN cũng cần có tổ chức bộ phận chun trách hoặc nhân sự có trình độ phù hợp về BVMT tùy theo quy mô hoạt động và các vấn đề mơi trường phát sinh.

Qua q trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, để BVMT tại các cơ sở phát thải lớn, đặc biệt là các KCN, các quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển trên thế giới đặc biệt quan tâm và ban hành các quy định pháp luật về mơ hình nhân lực và chun mơn về BVMT. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến việc thể chế hóa mơ hình cán bộ chun trách BVMT:

Hiện nay, Luật BVMT năm 2020 quy định các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ phát sinh lượng chất thải lớn phải có cán bộ BVMT được đào tạo về lĩnh vực môi trường hoặc trong lĩnh vực chun mơn phù hợp; có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận. Đồng thời, dự thảo Nghị định hướng dẫn pháp luật về BVMT năm 2020 cũng quy định một số loại hình sản xuất, doanh nghiệp, dịch vụ phát sinh chất thải lớn và tổ chức cán bộ chuyên trách BVMT. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các quy định này, cần nghiên cứu và quy định cụ thể một số nội dung về trách nhiệm, quyền hạn, cũng như yêu cầu về năng lực đối với các bộ phận/ nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w