Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM VÀ CẮT GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS (Trang 130 - 132)

- Chọn phương án vận chuyển trực tiếp trong điều kiện có thể để giảm các chi phí trong

6.3.3. Các giải pháp khác

- Giải pháp về tăng năng lực cho nhân lực quản lý nhà nước, lao động trong ngành logistics. Cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hơn nữa vai trị chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác về logistics có năng lực chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi, phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong thời gian tới là yếu tố quan trọng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên lựa chọn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề để tập trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đồng thời, thống nhất với các nước trong ASEAN khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tiến tới công nhận các văn bằng, chứng chỉ nghề về logistics nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistics trong nước nói riêng và khu vực nói chung.

- Các tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm hơn nữa trong việc phát huy tối đa lợi thế về địa kinh tế và liên kết vùng, kết hợp công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

- Đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới cần quán triệt quan điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng thêm phần giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, mặt khác cần thay đổi quan niệm “mua CIF, bán FOB” để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước tham gia nhiều hơn trong việc cung ứng dịch vụ logistics quốc tế.

KẾT LUẬN

Những biến động lớn trong kinh tế thế giới và sự sụt giảm nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu do các yếu tố bất lợi như dịch bệnh Covid-19, thiên tai, căng thẳng thương mại và các vấn đề địa chính trị và các rào cản thương mại đã khiến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Dịch bệnh đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại.

Bước sang năm 2021, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý tập trung vào một số hoạt động sau:

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 200/QĐ- TTg ngày 14/02/2017 và Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội.

- Các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thực chất, hiệu quả, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện tại, ưu tiên xây dựng hạ tầng kết nối mạng lưới giao thông vận tải theo hướng vận tải đa phương thức để khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng, thương mại hiện có.

- Đẩy nhanh q trình chuyển đổi số, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng cường thương mại điện tử, sàn giao dịch online, thanh toán online. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics, tận dụng cơ hội mang lại từ các FTA thế hệ mới, trong đó có EVFTA, CPTPP và RCEP; tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển logistics, đặc biệt là logistics ứng dụng công nghệ cao.

- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics, đẩy mạnh tuyên truyền về logistics cho các cấp, ngành và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

- Theo dõi chặt chẽ, bám sát những diễn biến của thị trường thế giới và tình hình dịch bệnh để có những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM VÀ CẮT GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)