Tăng cường khả năng giám sát

Một phần của tài liệu Nâng cao thanh khoản tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 76 - 78)

3.3 ột số k iM ến nghị iM đố iv ới Ngân hàng Nhà nước

3.3.5 Tăng cường khả năng giám sát

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua một lần nữa cho thấy vai trị vơ cùng quan trọng của công tác giám sát trong việc đảm bảo cho hoạt động ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng. Việc xây dựng được một hệ thống giám sát tốt,

62

tức là làm tốt ba chức năng chính là giám sát ổn định vĩ mơ, giám sát an tồn vi mơ và giám sát hành vi kinh doanh. Một mặt giúp đảm bảo an tồn và lành mạnh của các định chế tài chính, qua đó giúp hạn chế rủi ro hệ thống, mặt khác giúp đảm bảo tính cơng bằng và hiệu quả của thị trường tài chính, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của khách hàng và nhà đầu tư. Do đó, tăng cường phối hợp giám sát là một yêu cầu quan trọng để giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định.

Trong những năm vừa qua, mặc dù hoạt động giám sát NHNN đã có những bước tiến lớn như: đã thành lập được cơ quan chuyên biệt theo hướng tập trung hóa, ban hành được hệ thống văn bản pháp quy khá đồng bộ, phương thức giám sát đang từng bước tiến dần theo thông lệ quốc tế, các hoạt động giám sát ngày càng bám sát thị trường hơn, góp phần quan trọng trong việc ổn định và an tồn hệ thống ngân hàng… nhưng nhìn chung vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong quá trình quản lý, giám sát. Trong đó, nổi lên là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác giám sát. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ các NHTM và hoạt động bán chéo sản phẩm như: Bancassurance, nghiệp vụ cho vay chứng khoán… vốn đang ngày càng phát triển trên thị trường với nhiều sản phẩm rất linh hoạt. Đặc biệt, chưa có sự phân định hay văn bản quy định rõ ràng trong giám sát các NHTM hoạt động trong cả lĩnh vực ngân hàng và tài chính như bảo hiểm, chứng khốn….Cơng tác giám sát cũng chưa được thực hiện dựa trên cơ sở rủi ro mà mới chủ yếu dựa trên giám sát tuân thủ. Ngồi ra, cơng tác giám sát cịn có các bất cập lớn khác như: thiếu nguồn lực cần thiết về công nghệ thông tin, nhân lực, thông tin dữ liệu; các văn bản pháp quy chưa hồn thiện do cịn thiếu, hoặc hay bị điều chỉnh, thay đổi và các chế tài, việc cưỡng chế cũng chưa đủ mạnh. Thêm vào đó là vấn đề minh bạch hóa thơng tin cũng như sự chia sẻ thơng tin giữa NHNN và các NHTM cịn nhiều hạn chế, thơng tin cung cấp chưa đầy đủ, kịp thời và chính xác, dẫn đến việc đánh giá mức độ rủi ro còn nhiều chênh lệch so với thực tế. Để cải thiện tình hình trên, cơng tác giám sát có 6 vấn đề cần phải quan tâm như sau:

63

Thứ nhất, cần tăng cường công tác phối hợp chính sách và phối hợp giám sát của các cơ quan có trách nhiệm. Đặc biệt trong giám sát các tập đồn tài chính ngân hàng lớn, các tập đồn tài chính nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các NHTM Việt Nam đang hoạt động tại khu vực và tồn cầu.

Thứ hai, Việt Nam nên có một tổ chức chịu trách nhiệm cho rủi ro hệ thống, xử lý khủng hoảng và giám sát các NHTM.

Thứ ba, cần xây dựng một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hiệu quả và minh bạch, phối hợp tốt trong xử lý khủng hoảng. Liên quan đến vấn đề này, NHNN cần làm rõ hai vấn đề là phân loại ngân hàng trên cơ sở rủi ro để tính phí bảo hiểm hợp lý; Và tính tốn lại mức độ bồi thường bảo hiểm tiền gửi, vì mức 50 triệu hiện nay được áp dụng từ năm 1999 và dường như khơng cịn phù hợp.

Thứ tư, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực lãnh đạo tốt, cùng với công nghệ thông tin hiện đại để có thể giám sát ngân hàng hiệu quả.

Thứ năm, u cầu về tính minh bạch thơng tin và chế độ báo cáo từ các ngân hàng cũng như các cơ quan giám sát.

Và cuối cùng, cần có tính độc lập tương đối của cơ quan thanh tra giám sát, đồng thời tăng cường tính gắn kết giữa cơ quan thanh tra giám sát của NHNN với các hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ của các NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao thanh khoản tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w