Năm 2005 đánh dấu sự ra đời của Luật SHTT – đạo luật chuyên ngành thống nhất đầu tiên ở Việt Nam chứa đựng nguồn cơ bản điều chỉnh các quan hệ về SHTT. Luật SHTT được xây dựng trên nguyên tắc tạo ra một đạo luật thống nhất chuyên ngành về SHTT, quy định cụ thể để hạn chế các văn bản dưới luật và tạo điều kiện cho các chủ thể thi hành, trong đó bao quát được những vấn đề đặc thù của quan hệ pháp luật SHTT. Trong mối quan hệ với các đạo luật khác, Luật SHTT được xây dựng dựa trên tinh thần tránh chồng chéo, mâu thuẫn, những vấn đề đặc thù mà pháp luật chung không điều chỉnh hoặc khơng phù hợp thì được quy định cụ thể trong Luật SHTT. Sau khi ban hành Luật SHTT năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 2009), có 16 Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật SHTT được ban hành, trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và cơng nghệ phối hợp với các Bộ liên quan đã chủ trì xây dựng 19 Thơng tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật SHTT và các Nghị định nêu trên. Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật SHTT bao gồm các quy định về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như: Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 05/2013/TT-BKHCN đã hướng dẫn chi tiết hơn về hồ sơ và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN trong đó có hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngồi ra cịn có 34 văn bản pháp luật (từ Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư) điều chỉnh các lĩnh vực quản lý chuyên ngành khác cũng có một số quy định liên quan đến lĩnh vực SHTT [57]. Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT nói chung là tương đối đầy đủ, các quy định về chuyển quyền sử dụng các
70
đối tượng của quyền SHTT trong đó có nhãn hiệu cũng được hồn thiện dần đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.
Ngày 14.6.2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật SHTT (có hiệu lực vào 01.11.2019) để phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, có sự điều chỉnh liên quan đến quy định về các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đó là các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước về SHCN thì mới có giá trị pháp lý với bên thứ ba. Các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hiện nay trong Luật SHTT được quy định chung cùng với các quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (từ Điều 141 đến Điều 144 quy địnhvềchuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, từ Điều 148 và Điều 149 Luật SHTT quy định về hiệu lực của hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN và hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN).
Có thể nhận thấy rằng, pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN nói chung và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng đã đáp ứng một cách tương đối yêu cầu của thực tiễn. Các văn bản pháp luật được hoàn thiện dần theo thời gian, từng bước đáp ứng được với các văn bản pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, hệ thống pháp luật của Việt Nam về SHTT khơng ngừng được hồn thiện sau khi Luật SHTT ra đời vào năm 2005. Các ưu điểm của hệ thống văn bản pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:
Thứ nhất, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ để từng bước tạo điều kiện để các bên tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thuận lợi
Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không nằm trong một văn bản quy phạm pháp luật độc lập mà tập hợp của nhiều văn bản pháp luật của những ngành luật khác nhau, ở những thứ bậc khác nhau nhưng đã có sự đồng bộ, thống nhất nhất định. Xét ở cấp độ tổng quát, những vấn đề riêng, đặc thù của việc chuyển quyền sử dụng đối với đối tượng SHCN nói chung và chuyển quyền sử dụng nhãn
71
hiệu nói riêng được quy định trong Luật SHTT, cịn trình tự, thủ tục liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT hoặc các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các quy phạm pháp luật về nội dung và các quy phạm pháp luật về thủ tục về cơ bản là thống nhất với nhau, không chồng chéo và ít mâu thuẫn.
Tính đồng bộ và thống nhất của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cịn thể hiện ở sự thống nhất, tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Đối chiếu với những cam kết quốc tế mà chúng ta đang tham gia và đang có hiệu lực thi hành thì hiện tại pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của Việt Nam đang được thừa nhận là phù hợp với chuẩn mực phổ cập của thế giới.
Thứ hai, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cơ bản đảm bảo tính minh bạch và công khai trong xây dựng pháp luật
Đa phần các quy phạm pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể dễ dàng tiếp cận thơng qua rất nhiều các hình thức khác nhau như tra cứu qua hệ thống công báo, qua mạng internet, các tài liệu phổ biến, tuyên truyền của các cơ quan nhà nước... đã thể hiện sự công khai, minh bạch cần thiết và cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
Thứ ba, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền, người tiêu dùng và lợi ích tồn xã hội.
Các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã đảm bảo được sự bình đẳng và tự do giao kết hợp đồng của các bên chủ thể tham gia giao dịch, đã bảo vệ được quyền lợi của bên yếu thế hơn trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đó là bên được chuyển quyền (thể hiện ở những quy định về hợp đồng khơng có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên chuyển quyền). Mặt khác, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng vẫn đảm bảo được những chuẩn mực kinh doanh lành mạnh (thể hiện ở những quy định về xử lý vi phạm, tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu) từ đó bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của tồn xã hội.
72