Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp vềchuyển quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Trang 117 - 124)

nhãn hiệu

3.4.1. Thực tiễn tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là những bất đồng phát sinh giữa bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp này phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Việc thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải tuân theo những yêu cầu của việc thực hiện hợp đồng dân sự thông thường, tức là phải thực hiện đúng, đầy đủ các thoả thuận trong nội dung của hợp đồng về số lượng, chất lượng, chủng loại của đối tượng, về thời hạn, về phương thức và các thoả thuận khác); thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tính tin cậy lẫn nhau; khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụngnhãn hiệu không thể tránh khỏi những tranh chấp. Các tranh chấp thường phát sinh đó là:

(i) Các tranh chấp liên quan đến việc thanh toán

Trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng, các bên đã thoả thuận về giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền hoặc bên được chuyển quyền có thể nhận thấy mức giá thanh tốn khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và muốn thay đổi mức giá hoặc phương thức thanh tốn. Ví dụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu giữa bên chuyển quyền là bên nước ngoài và bên được chuyển quyền là bên Việt Nam. Khi thực hiện hợp đồng, bên được chuyển quyền cảm thấy mức phí định kỳ thanh tốn bằng ngoại tệ cao quá, nhất là khi đồng Việt Nam mất giá, lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại không như mong muốn. Khi đó việc thực hiện nghĩa vụ

114

thanh tốn sẽ bị trì hỗn và có thể dẫn đến tranh chấp giữa hai bên chủ thể về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán này.

(ii) Các tranh chấp liên quan đến phạm vi chuyển giao và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu

Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, các điều khoản về phạm vi chuyển giao và thời hạn chuyển giao quyền cũng hay dẫn đến các tranh chấp giữa các bên. Đối tượng vi phạm thường là bên được chuyển quyền.

Điều khoản về phạm vi chuyển quyền trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu quy định về giới hạn quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ. Tranh chấp xảy ra khi bên nhận quyền chỉ được phép gắn nhãn hiệu; chào bán hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ nhất định nhưng lại mở rộng việc sử dụng nhãn hiệu; chào bán hàng hoá, dịch vụ ra ngoài phạm vi cho phép. Ở hợp đồng chuyển quyền sử dụng thứ cấp, việc thực hiện điều khoản này dễ dàng bị vi phạm hơn do phạm vi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể bị thu hẹp hơn so với hợp đồng chuyển quyền sử dụng sơ cấp trước đó.

Ngồi ra, tranh chấp cũng xảy ra nếu bên được chuyển quyền vẫn thực hiện các quyền đối với nhãn hiệu khi thời hạn của hợp đồng đã chấm dứt, tức là khi đó quyền khơng cịn thuộc về bên được chuyển quyền một cách hợp pháp nữa.Điển hình là năm 2021, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa ra thơng báo về việc hiện nay có tồn tại một số đơn vị đang sử dụng nhãn hiệu VINACONEX nhưng không nằm trong hệ thống Vinaconex do Tổng công ty Vinaconex đã thực hiện tái cấu trúc và thoái vốn toàn bộ, tuy nhiên một số đơn vị vẫn còn được phép sử dụng nhãn hiệu VINACONEX trong thời gian chuyển tiếp theo quy định tại Hợp đồng li-xăng đã ký trước đây với Tổng công ty Vinaconex.

Vinaconex cho biết có 6 cơng ty đang sử dụng nhãn hiệu Vinaconex nhưng khơng có vốn góp của Vinaconex, khơng nằm trong hệ thống Vinaconex và theo đó Tổng cơng ty Vinaconex khơng có bất kỳ trách nhiệm nào đối với hoạt động của các đơn vị này bao gồm:

115

STT Tên đơn vị Tên viết tắt Thời hạn của hợp đồng

li-xăng (ngày ký kết – ngày hết hạn) 1. CTCP Vinaconex 21 Vinaconex 21 05/01/2015 – 31/12/2020 2. CTCP xây dựng số 3 Vinaconex 3 17/12/2014 – 18/8/2020 3. CTCP xây dựng số 7 Vinaconex 7 17/9/2014 – 31/12/2019 4. CTCP Vinaconex 39 Vinaconex 39 18/3/2009 – 18/3/2029 5. CTCP Vật tư ngành nước Vinaconex Viwapico 28/7/2014 – 31/12/2016 6. CTCP đầu tư xây dựng và phát

triển hạ tầng Vinaconex

Vinaconex hiện đang tiến hành đàm phán để thanh lý các hợp đồng li-xăng trước đây với các đơn vị không nằm trong hệ thống và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu Vinaconex trong thời gian tới [126].

(iii) Các tranh chấp liên quan đến vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Điểm quan trọng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là bên chuyển quyền có quyền kiểm sốt chất lượng hàng hố, dịch vụ gắn nhãn hiệu do bên được chuyển quyền sản xuất, lưu thông để đảm bảo không gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng xấu tới uy tín của nhãn hiệu được chuyển giao. Nếu bên được chuyển quyền vi phạm hợp đồng, không đảm bảo các cam kết về chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây nhầm lẫn cho khách hàng, ảnh hưởng xấu tới uy tín của nhãn hiệu thì tranh chấp sẽ xảy ra.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một loại trách nhiệm dân sự và phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Vì hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một một hợp đồng thương mại và một loại giao dịch dân sự, do đó, vì pháp luật chuyên ngành là pháp luật về SHTT không điều chỉnh vấn đề này thì theo nguyên tắc việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ do pháp luật chung điều chỉnh mà cụ thể là BLDS 2015.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi BLDS 2015 (từ Điều 360- Điều 363, Điều 411, Điều 413, Điều 418, Điều 419, Điều 424, Điều 425,

116

Điều 428). Theo đó, các hình thức trách nhiệm gồm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, huỷ hợp đồng, hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, tạm ngừng/tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng buộc các bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Pháp luật dân sự cũng khơng quy định mức phạt tối đa do đó khi các bên thoả thuận mức phạt vi phạm sẽ có thể cao hơn rất nhiều so với tổn thất thực tế ước tính. Nếu hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là hợp đồng thương mại thì pháp luật mới quy định mức trần của phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 Luật Thương mại 2005).

3.4.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có các tranh chấp xảy ra thì các bên tiến hành thương lượng. Nếu q trình thương lượng khơng thành thì các bên sẽ đưa tranh chấp ra Tồ án hoặc Trọng tài. Pháp luật về hợp đồng trong đó có hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khẳng định tính độc lập của điều khoản giải quyết tranh chấp đối với các điều khoản khác. Pháp luật Việt Nam trao quyền cho các bên trong việc “khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (Điểm d Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT). Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định trọng tài thương mại của Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại có thoả thuận trọng tài hợp lệ (Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 và Khoản 3 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT của Tồ án được xác định như sau:

- Nếu tranh chấp SHTT thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.

- Nếu tranh chấp SHTT thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng đương sự hoặc đối tượng SHTT ở nước ngoài, thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

117

- Nếu tranh chấp SHTT giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

Do đó, việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ là TAND cấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ tranh chấp. Trong thực tiễn xét xử cho thấy rất ít tranh chấp về quyền SHTT nói chung và tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng được giải quyết tại Toà án. Điều này chưa thực sự phản ánh đúng thực tiễn tranh chấp về quyền SHTT trong đời sống xã hội đang ngày càng đa dạng và phức tạp.

Theo số liệu thống kê của TAND tối cao, việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền SHTT từ năm 2000 đến năm 2005 (giai đoạn trước khi có Luật SHTT ra đời) của toàn ngành Toà án như sau: thụ lý 93 vụ án, đã giải quyết 61 vụ án, trong đó: đình chỉ, tạm đình chỉ 16 vụ án; hồ giải thành 12 vụ án; đưa ra xét xử 33 vụ án (bao gồm 11 vụ tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan, 22 vụ tranh chấp về quyền SHCN). Trong 22 vụ tranh chấp về quyền SHCN thì khơng có vụ nào liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Từ 01.7.2006 đến 30.9.2016, các TAND đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 168 vụ, trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp quyền SHCN (trong đó tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là 01 vụ); đã giải quyết 200/235 vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại có liên quan đến SHTT, giải quyết 24 vụ án hành chính trong lĩnh vực SHTT [127]. Số lượng các vụ xâm phạm quyền bị xử lý về hình sự cũng khơng nhiều: các Toà án đã thụ lý sơ thẩm 21 vụ với 33 bị cáo, đã xét xử 13 vụ với 22 bị cáo trong đó có 12 vụ với 20 bị cáo về tội xâm phạm quyền SHCN [128].

Trên thực tế, số lượng xử lý các tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không nhiều song vẫn cịn tồn tại việc Tồ án thụ lý và xử lý sai thẩm quyền. Cụ thể đó là trường hợp TAND quận Sơn Trà (Thành phố Đà Nẵng) đã thụ lý và giải quyết bằng bản án sơ thẩm số 06/2017 ngày 29/9/2017 trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu SEVENTEEN

118

SALOONvà vật dụng quán bar số 10/HĐKT/2016 ngày 28/3/2016. Nhãn hiệu SEVENTEEN SALOON được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 63021, cấp theo Quyết định số A5293/QĐ-ĐK ngày 25/5/2005 và được gia hạn đến ngày 08/12/2023 theo quyết định gia hạn số 51377/QĐ-SHTT ngày 16/9/2013. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể cho nhóm 41 (tổ chức biểu diễn nghệ thuật) và nhóm 43 (nhà hàng ăn uống) cho Cơng ty TNHH Viễn Tây có trụ sở tại số 121 Yersin, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 37 và điểm a khoản 3 Điều 38 Bộ luật

Tố tụng dân sự 2015 và điểm m khoản 3 mục I phần A của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP, tranh chấp

nói trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nguyên đơn (có trụ sở tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) khởi kiện tại Tòa án nơi thực hiện hợp đồng theo điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Do vậy Tòa án nhân dân quận Sơn Trà thụ lý giải quyết là không đúng thẩm quyền. Vì thế, TAND Thành phố Đà Nẵng đã ra bản án 02/2018/KDTM-PT ngày 26.01.2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, tuyên huỷ thư bảo lãnh đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm 06/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND cấp tỉnh (Toà kinh tế thuộc TAND Thành phố Đà Nẵng) giải quyết theo thẩm quyền [113].

Có thể nhận thấy rằng, pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng đã có các quy định tương đối đầy đủ về các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, mức phạt vi phạm hợp đồng (do thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật), cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Tuy vậy song việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua con đường Tồ án trong thực tiễn cịn chưa nhiều.

119

Kết luận chương 3

Chương 3 đã đánh giá thực trạng pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đã có những quy định khá cụ thể về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua các quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN tại Luật SHTT, NQTM tại Luật Thương mại và góp vốn tại Luật Doanh nghiệp song pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều quy định còn bị bỏ ngỏ và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Có thể nhận thấy rằng, thực tiễn chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu diễn ra rất sôi động từ trước và sau khi Luật SHTT ra đời đã cho thấy tiềm năng kinh tế từ việc khai thác giá trị của quyền sử dụng của nhãn hiệu song vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của hoạt động này. Với sự tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam để thực hiện những cam kết khi tham gia Hiệp định này. Trước hết, đó là sự thay đổi hệ thống pháp luật để phù hợp hơn với các quy định của pháp luật quốc tế và học tập các kinh nghiệm pháp luật nước ngồi để có được những sự hồn thiện hơn trong các quy định pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn.

Với việc phân tích những quy định pháp luật và nêu ra thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên thực tế sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện những quy định pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong chương tiếp theo để việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đạt hiệu quả hơn nữa, góp phần thúc đẩy việc khai thác giá trị kinh tế của nhãn hiệu thông qua hoạt động chuyển quyền sử dụng trong thời gian tới.

120

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)